GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 4 NĂM 2023

Chi tiêu hộ gia đình ở Nhật Bản theo giá trị thực tế đã tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2 năm 2023, thấp hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 4,3%. Đây cũng là tháng đầu tiên chi tiêu cá nhân tang kể từ tháng 10 năm ngoái. Chi tiêu tăng nhiều nhất cho nhà ở (2,2% so với -12,1% trong tháng 1), giao thông và liên lạc (4,0% so với -1,0%), chăm sóc y tế (1,1% so với -7,1%). Trong khi đó, chi tiêu cho quần áo và giày dép cũng tăng (10,4% so với 5,1%), phí nhiên liệu, ánh sáng & nước (13,2% so với 5,3%) và văn hó & giải trí (10,8% so với 18,6%). Mặc khác, chi tiêu vẫn tiếp tục giảm cho đồ nội thất & đồ dung gia đình (-1,4% so với -9,1%) và giáo dục (-15,(% so với -9,6%).(1)



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2023

Mức thâm hụt thương mại đã tăng mạnh lên 897,7 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 2 năm 2023 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ mười chín liên tiếp và kéo dài nhất kể từ năm 2015, làm tăng thêm mối lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.654,7 tỷ Yên vào tháng 2 năm 2023, thấp hơn so với ước tính của thị trường là 7,1%. Đây là tháng tăng trưởng thứ 24 liên tiếp về số lượng vận chuyển nhưng tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2 năm 2021.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2023

Mức thâm hụt thương mại đã tăng mạnh lên 3.496,6 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 1 năm 2023 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ mười tám liên tiếp và kéo dài nhất kể từ năm 2015, làm tăng thêm mối lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6.551,2 tỷ Yên vào tháng 1 năm 2023, cao hơn so với ước tính của thị trường là 0,8%. Đây là tháng tăng trưởng thứ 23 liên tiếp về số lượng vận chuyển nhưng tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2 năm 2021.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2023

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã tăng lên 0,5% trong tháng 1 năm 2023, mức tăng chưa từng thấy kể từ tháng 7 năm 2015 và đạt đến giới hạn biên độ lãi suất ở mức +/- 0,5%, khi các nhà đầu tư hi vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ cần phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo. Giá tiêu dùng cốt lõi ở Tokyo đã tăng 4% so với cùng kỳ trong tháng 12 năm 2022, cao hơn dự báo là 3,8% và gấp đôi mức mục tiêu của ngân hàng trung ương là 2%. BoJ đã gây sốc cho thị trường vào ngày 20 tháng 12 khi tăng giới hạn trên của biên độ đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 0,25% lên 0,5%, làm dấy lên đồn đoán về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ từ tháng 4 khi Kuroda, người đứng đầu  BoJ sẽ nghỉ hưu.



KINH TẾ NHẬT BẢN 2023: DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GDP ĐẠT 1,5%

Theo dự báo triển vọng kinh tế của Chính phủ Nhật Bản do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 22/12/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm tài chính 2023 dự kiến sẽ đạt 1,5%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản trong năm tài chính 2023 (bắt đầu từ tháng 4-2023 và kết thúc vào tháng 3-2024) đã được điều chỉnh tăng, theo đó GDP thực tế tăng 1,5% so với năm 2022 lên khoảng 558,5 nghìn tỷ yên, cao hơn so với mức tăng trưởng 1,1% được dự báo vào tháng 7/2022. Tăng trưởng GDP danh nghĩa dự tính cũng sẽ đạt 2,1% tương đương khoảng 571,9 nghìn tỷ yên.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2022

Bài viết tổng hợp các thông tin nổi bật về tình hình kinh tế Nhật Bản trong tháng 12 như: Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại; Chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất giảm; Lạm phát nàh sản xuất vượt quá dự báo; Đồng Yên Nhật tăng trở lại; PMI tổng hợp của Nhật Bản thấp nhất trong 9 tháng....



TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CÁC CÔNG TY CHẾ TẠO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM (Phần 1)

Cho đến nửa đầu 2021, do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, không ít công ty chế tạo Nhật Bản đã cân nhắc đến việc rời hoạt động từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 tại Đông Nam Á diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, chuỗi cung ứng tại các nước Đông Nam Á đã bị gián đoạn nghiêm trọng, hoạt động của các công ty này đã bị ảnh hưởng rất lớn. Bài viết đề cập đến những tác động của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam đối với sản xuất, thương mại và đầu tư của các công ty chế tạo Nhật Bản, cũng như những giải pháp cấp bách mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm từng bước "sống chung với Covid-19".



TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN CÁC CÔNG TY CHẾ TẠO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM (Phần 2)

Từ 18 giờ ngày 30/9/2021, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã quay trở lại như bình thường và các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt như hạn chế ra ngoài được nới lỏng, các công ty đã tiếp tục quay lại hoạt động sản xuất. Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HEPZA) vào ngày 19/10, tính đến thời điểm đó đã có hơn 1.300 công ty, nhà máy mở cửa trở lại, đạt hơn 92%. Riêng khu công nghệ cao thành phố Thủ Đức đã có 85 doanh nghiệp hoạt động trở lại, đạt 100%. TP. Hà Nội đã nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội từ 6 giờ ngày 14/10/2021. Điều này cho thấy Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong cách thức phòng chống dịch, chuyển từ chiến lược zero-Covid sang trạng thái bình thường mới. Ngành công nghiệp chế tạo bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong quý III năm 2021 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại trong tháng 10 và tăng trưởng trở lại vào tháng 11/2021.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2022

1. Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 9,1%

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 9,1% so với cùng kỳ vào tháng 10 năm 2022 chậm lại so với mức tăng 10,2% của tháng 9, do giá hàng hóa cao và đồng yên yếu tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào cho các công ty. Tuy nhiên, các chỉ số của tháng 10 là mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2022 đã phản ánh xu hướng giảm của lạm phát toàn cầu. Áp lực tăng giá đến từ gần như tất cả các mặt hàng linh kiện, với mức tăng đáng chú ý ở: điện, năng lượng, khí đốt và nước (43,2%), khoáng sản (27,5%), sắt thép (22,4%), sản phẩm kim loại (13%) và bột giấy, giấy & các sản phẩm liên quan (9,5%). Trên cơ sở hàng tháng, giá sản xuất tăng 0,6% trong tháng 10, chậm lại so với mức tăng 1% được điều chỉnh tăng trong tháng 9.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2022

Chỉ số tâm lý Tankan của Reuters đối với các nhà sản xuất tại Nhật Bản đã giảm xuống 5 điểm vào tháng 10 năm 2022, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng do chi phí đầu vào tăng cao và đồng yên yếu đã làm suy giảm tâm trạng của các nhà sản xuất Nhật Bản. Các nhà sản xuất từ các lĩnh vực khác nhau tham gia cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng nguyên liệu thô và chi phí năng lượng tăng cao mà không thể chuyển cho khách hàng, đồng tiền yếu hơn và rủi ro địa chính trị là một số yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng của họ. Có những lo ngại về việc lợi nhuận giảm do chi phí nhập khẩu bởi đồng yên yếu thúc đẩy do nguyên liệu thô và chi phí năng lượng tăng. Khách hàng đang thận trọng về việc tăng vốn đầu tư do mâu thuẫn Mỹ-Trung và cuộc khủng hoảng Ukraine. (1)



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 41
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn