GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN

Chính phủ Nhật Bản, ngay từ thời Minh Trị đã sớm ban hành các thông báo về bảo tồn cổ vật và thư tịch cổ. “Thông báo (bố cáo) về phương pháp bảo tồn cổ vật”, “Thông báo về bảo tồn thư tịch cổ, nhạc cụ lễ hội và cổ vật” (31 cổ vật) sớm nhất ra đời ngày 23/05/1872 (năm Minh Trị thứ 4). Đến ngày 05/06/1898 (năm Minh Trị thứ 30), “Bố cáo luật bảo tồn đền chùa cổ”, bảo tồn các tòa nhà cổ, đền chùa, miếu mạo với tư cách là báu vật quốc gia đã được ban hành. Năm 1947 (năm Chiêu Hòa thứ 22), lần đầu tiên sau chiến tranh, các cỗ kiệu Naginata-hoko và Tsuki-boko đã được phục chế và hoạt động lại trong lễ tuần hành kiệu yama-hoko ở Shijo, Kyoto. Lễ đón thần (shinkosai), lễ tiễn thần (kankosai) cũng được tổ chức lại. Năm 1950 (Năm Chiêu Hòa thứ 25), Hiệp hội tuần hành kiệu yama-hoko của lễ hội Gion ra đời.



VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN

Quy chế tổ chức lễ hội Gion ra đời đầu tiên vào thời trung thế (năm Thiên Chính 19, năm 1591), có tên là “Chế độ kỳ đĩnh” (奇町制度) quy định các phố đóng góp gạo và tiền, sau đó, vào thời Minh Trị (năm Minh Trị thứ 5, 1872) chế độ này bị bãi bỏ, thay vào đó là chế độ quyên góp tiền bạc từ đệ tử của đền Yasaka (phần lớn là cư dân sống ở các phố cổ quanh đền), gọi là “Tổ chức hiệp toán” (協賛組織), cùng sẻ chia gánh nặng tài chính để tổ chức lễ hội. Ngoài các phố cổ, còn có một số làng lân cận khu vực Kyoto cũng có lịch sử phục vụ lâu dài cho lễ hội như cung cấp bánh gạo, làm bùa xua đuổi bệnh tật “chimaki” (粽)) thiết kế riêng cho từng phố kiệu.



VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI HỢP TÁC CÁ NHÂN TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN

Như chúng ta đã biết, vốn xã hội là viên gạch được cấu thành từ lòng tin và tính chất có qua có lại, qua đó các mối quan hệ được thiết lập và duy trì. Nhật Bản là một quốc gia khá giàu vốn xã hội, điều này được minh chứng bằng tỉ lệ lòng tin xã hội cao (đứng thứ 10 thế giới) và tỉ lệ tham gia hội đoàn cao (theo điều tra của Nhật Bản, trên 50% người Nhật đang tham gia vào mạng lưới tổ chức xã hội địa phương như hội phố và các hội tự trị khác). Mạng lưới quan hệ, hay nói cách khác, vốn xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống ở Nhật Bản.



ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN – VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ “CHÀO”, “KHEN”, “XIN LỖI” VÀ “TỪ CHỐI” (PHẦN 1)

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những quy tắc ngôn ngữ và quy tắc ứng xử riêng được quy định bởi thói quen tư duy, ứng xử của dân tộc ấy. Giao tiếp liên văn hóa là những người thuộc cộng đồng văn hóa này giao tiếp trực tiếp với những người thuộc cộng đồng văn hóa khác, từ đó những khác biệt về văn hóa giữa họ có thể làm nảy sinh xung đột, tạo ra những cú sốc văn hóa khiến giao tiếp bị ngưng trệ. Chính vì vậy việc tìm hiểu đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc, so sánh đối chiếu với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt nhằm tránh xung đột trong giao tiếp là rất cần thiết. Bài viết này sẽ tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của các hành vi chào, khen, xin lỗi và từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Việt, đồng thời cũng thử làm rõ các chiến lược mà người Nhật Bản và người Việt Nam thực hiện các hành vi này cùng những đặc điểm văn hóa ngầm ẩn chi phối chúng.



BÌNH CHỌN CHỮ HÁN CỦA NĂM – MỘT NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc bình chọn một chữ Hán tiêu biểu, mô tả tình hình và xu thế nổi bật của một năm đã trở nên quen thuộc với khá nhiều người. Bắt đầu từ năm 1995, Hiệp hội Đánh giá Năng lực chữ Hán của Nhật Bản đã mở cuộc bình chọn chữ Hán tiêu biểu của năm, thời gian bình chọn từ 1/11 tới 5/12 hàng năm. Chữ Hán nhận được nhiều bình chọn nhất sẽ trở thành chữ Hán đại diện cho tình hình xã hội trong năm. Lễ công bố chữ Hán của năm diễn ra tại chùa Kiyomizu ở quận Higashiyama, thành phố Kyoto, phủ Kyoto vào ngày 12 tháng 12. Thầy trụ trì Mori Seihan của ngôi chùa sẽ chấp bút viết chữ Hán theo nghệ thuật thư pháp trên một tờ giấy Washi – một loại giấy truyền thống của Nhật Bản có chiều dài 1,5m và chiều ngang 1,3m bằng cây bút lông khổng lồ, sau đó bức thư pháp sẽ được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng tới hết tháng 12 tại đây.



CÁC XU HƯỚNG VÀ HẠN CHẾ TRONG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NHẬT BẢN TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 (Phần 2)

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, hầu hết các chính phủ trên thế giới đã tạm thời đóng cửa các trường học. Giáo dục tại nhà hiện là lựa chọn tất yếu cho các bậc phụ huynh vì nội dung học tập có thể truy cập từ xa thông qua các công nghệ giáo dục (EdTechs). Có thể thấy rằng, đại dịch COVID-19 đang mang đến cho hệ thống giáo dục một cơ hội mới để tiếp nhận các EdTech mới. Trong những năm gần đây, đã có sự đổi mới nhanh chóng trong EdTechs. EdTech hiện tại chủ yếu là sử dụng các thiết bị CNTT mới và số hóa sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.



CÁC XU HƯỚNG VÀ HẠN CHẾ TRONG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NHẬT BẢN TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 (Phần 1)

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, hầu hết các chính phủ trên toàn cầu đã quyết định tạm thời đóng cửa các cơ sở giáo dục. Khi Nhật Bản đóng cửa tất cả các trường học vào tháng 3 năm 2020, nhiều cuộc thảo luận về cách quản lý dịch vụ giáo dục (trong và sau đại dịch) đã diễn ra. Theo truyền thống, năm học của Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4 (năm học của nhiều quốc gia khác bắt đầu vào tháng 9). Có ý kiến ​​cho rằng năm học của Nhật Bản cũng nên bắt đầu vào tháng 9 như một biện pháp đồng bộ để quản lý giáo dục. Ngoài ra, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã triển khai hệ thống hỗ trợ tài chính cho giáo dục đại học vào tháng 4 năm 2020, bao gồm giảm học phí, miễn giảm và cung cấp học bổng.



ĐOÀN KỊCH TAKARAZUKA – MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢN

Nhắc tới văn hóa Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ tới Kimono, hoa anh đào (Sakura), các cô gái Geisha kiều diễm, nền ẩm thực đặc sắc…  Nhưng không phải người ngoại quốc nào cũng biết tới đoàn kịch Takarazuka với toàn diễn viên nữ- vốn có lịch sử hơn 100 năm. Ở Nhật Bản, Takarazuka (thường được nhắc với tên Takarazuka Revue) được đông đảo công chúng yêu thích, các ngôi sao của đoàn kịch đều trở thành những diễn viên phim truyền hình và điện ảnh nổi tiếng sau khi rời đoàn. Sức hút của Takarazuka lớn tới mức không khó để bắt gặp hình ảnh người hâm mộ xếp hàng dài chờ tới giờ được vào xem kịch ở bên ngoài nhà hát. Ngay cả những người Nhật không quan tâm tới kịch nghệ, khi được hỏi họ biết gì về Takarazuka, họ cũng có thể nói sơ qua vài điểm nổi bật như “Đoàn kịch toàn diễn viên nữ”, “Đoàn kịch diễn vở Hoa hồng Versailles”, “Nhảy theo hàng”… Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử phát triển của Takarazuka.



GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG SOKA GAKKAI TRÊN THẾ GIỚI

Soka Gakkai (創価学会- Sáng giá Học hội) khởi nguồn vào năm 1930, khi hai ông Makiguchi Tsunesaburo (1871-1944) và Toda Josei (1900-1958) sáng lập ra “Soka Kyoiku Gakkai” (創価教育学会- Học hội giáo dục Sáng Giá). Hai ông đưa ra “Học thuyết giáo dục Soka” (創価教育学説) với mục đích cải cách giáo dục dựa vào triết lý giáo dục của Makiguchi, nhằm xây dựng xã hội và con người theo hướng Phật pháp. Trong Chiến tranh Thế giới  II, Makiguchi và Toda không theo tư tưởng lấy Thần đạo Quốc gia làm trung tâm nên bị bắt giam vào năm 1943, Makiguchi đã mất trong thời gian ngồi tù. Tháng 7 năm 1945, Toda được phóng thích, ông quyết tâm gây dựng lại tổ chức, đổi tên thành “Soka Gakkai” với ý nghĩa là Học hội Sáng (tạo) Giá (trị), trở thành Hội trưởng đời thứ hai sau Makiguchi, đẩy mạnh hoạt động truyền giáo Shakubuku (折伏-Chiết phục) [1] . Nhờ vậy, cùng với việc được công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo tại Nhật Bản năm 1952, số lượng tín đồ Soka Gakkai đã đạt tới 765.000 hộ gia đình [2] vào năm 1957.



Công chúa Nhật Bản kết hôn, từ bỏ tước hiệu hoàng gia

Ngày 26/10/2021, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản thông báo Công chúa Mako, con gái lớn của Thái tử Akishino (em trai Nhật hoàng Naruhito) và Công nương Kiko sẽ chính thức kết hôn cùng hôn phu Kei Komuro. Công chúa Mako trở thành người phụ nữ thứ 9 trong hoàng gia Nhật Bản kết hôn với hôn phu là thường dân và phải từ bỏ địa vị hoàng gia bởi theo Luật Hoàng gia, thành viên nữ phải từ bỏ danh vị hoàng tộc sau khi kết hôn với thường dân.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 19
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn