GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI HỢP TÁC CÁ NHÂN TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN

Như chúng ta đã biết, vốn xã hội là viên gạch được cấu thành từ lòng tin và tính chất có qua có lại, qua đó các mối quan hệ được thiết lập và duy trì. Nhật Bản là một quốc gia khá giàu vốn xã hội, điều này được minh chứng bằng tỉ lệ lòng tin xã hội cao (đứng thứ 10 thế giới) và tỉ lệ tham gia hội đoàn cao (theo điều tra của Nhật Bản, trên 50% người Nhật đang tham gia vào mạng lưới tổ chức xã hội địa phương như hội phố và các hội tự trị khác). Mạng lưới quan hệ, hay nói cách khác, vốn xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống ở Nhật Bản.



Bài học từ việc phát triển cộng đồng ở Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có tính cộng đồng cao, nhưng trải qua quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã nhiều lần đứng trước nguy cơ mất cộng đồng. Thực tế đã chứng minh kiểu cộng đồng truyền thống - cộng đồng địa lý vốn tồn tại từ xa xưa, chủ yếu dựa vào mối quan hệ khăng khít giữa hàng xóm, láng giềng khó có thể tồn tại trong xã hội hiện đại, nơi mà tiêu chuẩn về sự riêng tư, cá nhân được đặt lên hàng đầu. Cùng với dòng chảy của thời gian, chức năng của cộng đồng truyền thống cũng dần dần bị bào mòn và mất đi, có những chức năng vốn dĩ do cộng đồng truyền thống đảm nhiệm, nay được trao cho “chính quyền” hoặc “doanh nghiệp”. Mặc dù trải qua các giai đoạn lịch sử, tính cộng đồng ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi, có mức độ “đậm”, “nhạt” khác nhau, có những mô hình cộng đồng bị suy thoái, song không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cộng đồng đối với đời sống xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì vậy mà sự tồn tại của cộng đồng đã được nhìn nhận lại ở Nhật Bản vào những năm 1970, sau khi quốc gia này trải qua thời kỳ phát triển kinh tế cao độ.



ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC (PHẦN 2)

Nhìn chung, những gián đoạn do dịch bệnh và quá trình sử dụng công nghệ thông tin bắt buộc trong thời gian Covid 19 lây lan đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giáo dục, mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh trong quá trình học tập và rộng lớn hơn là liên kết giáo dục giữa các quốc gia.



GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN

Đối với các vấn đề nổi lên hàng đầu trong đại dịch Covid-19 như thực tập sinh, du học sinh bị mất việc, mất sinh kế, không được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động, bị ép về nước mà không rõ lý do dẫn đến vi phạm pháp luật, bỏ trốn…, chính phủ Nhật Bản đã từng bước có những giải pháp chính sách.



ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid 19 đã tạo ra cú sốc lớn trên toàn cầu, trong đó giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất. Tại hai quốc gia có nền giáo dục phát triển là Hàn Quốc và Nhật Bản, đại dịch đã thúc đẩy hơn quá trình phát triển công nghệ kỹ thuật số trong việc dạy và học, bên cạnh đó cũng gây ra nhiều thay đổi đáng kể trên quy mô lớn như văn hóa sử dụng công nghệ thông tin, mối tương tác giữa giáo viên - học sinh - phụ huynh, chênh lệch giáo dục giữa các môi trường giáo dục và sự thay đổi lựa chọn môi trường giáo dục…v…v.



MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Có thể nói, trong đại dịch COVID-19, nhiều vấn đề liên quan đến người lao động nước ngoài nảy sinh tại Nhật Bản, phần nào đã phơi bày những điểm bất cập trong chính sách đối với lao động nước ngoài của quốc gia này. Mặc dù không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng của chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ cho người lao động trong đại dịch, nhưng những bất cập xảy ra cho thấy có những nguyên nhân thuộc về vấn đề mang tính cơ cấu, cần phải được từng bước giải quyết bởi hai phía, quốc gia xuất khẩu lao động và quốc gia tiếp nhận lao động.



Tự do tôn giáo qua những lần bổ sung, sửa đổi chính sách tôn giáo của Nhật Bản (phần 2)

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc thể hiện quyền tự do tôn giáo trong trong chính sách tôn giáo của mỗi nước cần được hiểu trong bối cảnh cụ thể. Không những thế, ở bất kỳ một quốc gia nào, các hoạt động tôn giáo tự do đều không được xâm phạm đến lợi ích an ninh, trật tự xã hội và phải tuân thủ sự điều chỉnh của pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách tôn giáo của Nhật Bản từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay nhằm góp phần hiểu thêm về chủ đề nêu trên.



Tự do tôn giáo qua những lần bổ sung, sửa đổi chính sách tôn giáo của Nhật Bản (phần 1)

Có thể thấy chính sách tôn giáo của Nhật Bản ngày nay là sự tiếp tục và hoàn thiện các nguyên tắc chính sách tự do tôn giáo được hình thành trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội Hoa Kỳ với danh nghĩa đại diện cho Lực lượng quân Đồng Minh từ 8/1945 đến 4/1952 đặt nền móng cho một nhà nước Nhật Bản mới tự do, dân chủ theo mô hình phương Tây. Nguyên tắc tự do tôn giáo và “chính giáo phân li” (phân tách giữa chính trị và tôn giáo) theo tinh thần tự do tôn giáo kiểu Mỹ đã được quán triệt rất sâu sắc trong các văn bản chính sách được định hình trong thời kỳ này. Tuy nhiên, thực tế phát triển của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội Nhật Bản và sự điều chỉnh chính sách tôn giáo của Nhật Bản từ đó đến nay đã cho thấy việc áp dụng nguyên tắc tự do tôn giáo, nguyên tắc tách biệt giữa chính trị và tôn giáo, giữa nhà nước và giáo hội luôn dựa trên điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối nước ở mỗi giai đoạn phát triển.



VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG KHÔNG CHÍNH THỨC Ở NHẬT BẢN

Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản được biết tới như một xã hội “trăm triệu người trung lưu”. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, khi đó sự chênh lệch về kinh tế ở Nhật Bản khá nhỏ, giống các nước Bắc Âu. Trong các cuộc điều tra dư luận do chính phủ thực hiện, khoảng 90% số người được hỏi cảm thấy họ đang ở mức sống trung bình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thập kỷ rưỡi từ cuối những năm 1950 đã giúp mức sống nâng cao đáng kể, và phần lớn người Nhật tự xếp mình thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy vậy, càng về sau, sự chênh lệch ở Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Theo hệ số Gini[1], Nhật Bản đã đạt được hệ số này thấp nhất vào năm 1980 với 0,349; nhưng sau đó lại tăng dần lên 0,498 vào năm 2001 và 0,559 vào năm 2016.



TỶ LỆ SINH CỦA NHẬT BẢN ĐANG Ở MỨC THẤP KỶ LỤC

Dân số Nhật Bản bắt đầu giảm vào năm 2011. Tỷ lệ sinh của quốc gia này ở mức thấp nhất kể từ năm 1899, với số trẻ được sinh ra mỗi năm ít hơn năm trước. Năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp cả nước có dưới 1 triệu trẻ em ra đời và tỷ lệ sinh chỉ ở mức 1,45 ca sinh trên một phụ nữ.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 28
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn