GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 7 NĂM 2019

Nền kinh tế Nhật Bản trong tháng 7/2019 vẫn tiếp tục có những tín hiệu không mấy khả quan. Thâm hụt thương mại vẫn tiếp tục gia tăng do bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như sự tăng trưởng chậm lại của EU. Niềm tin người tiêu dùng tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7/2019 điều này không có tác dụng tốt cho sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng và khiến Thủ tướng Abe gặp khó khăn trong chính sách mới về thuế bán hàng gây tranh cãi vào tháng 10 tới. Chỉ số lạm phát giữ ổn định ở mức 0,7% vẫn dưới mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản đặt ra.



CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC

Ngày 4/7, Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao quan trọng trong sản xuất các linh kiện bán dẫn và màn hình, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu). Đây là những vật liệu chính để tạo ra màn hình OLED trên TV, điện thoại thông minh và bán dẫn. Các công ty công nghệ lớn ở Hàn Quốc như Sumsung, LG... phụ thuộc đến hơn 90% các loại vật liệu này của Nhật. Đáp lại lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật, Hàn Quốc dọa trả đũa bằng việc hạn chế xuất khẩu màn hình OLED sang Nhật Bản. Hàn Quốc nắm giữ tới 90-95% thị phần màn hình OLED toàn cầu.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2019

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã tăng tốc trong quý 1 năm 2019 bởi sự giảm mạnh của nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong khi xuất khẩu và nhu cầu trong nước cũng đều suy giảm từ quý 4 năm 2018. Sang quý 2 năm 2019, niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong trong ba năm vào tháng 4/2019, điều này là một điểm không tốt cho việc chi tiêu của hộ gia đình trong tương lai.



NHỮNG TỒN TẠI ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆP SÁNG TẠO NHẬT BẢN (Phần 2)

Ngoài việc vấp phải những vấn đề cạnh tranh gay gắt thì công nghiệp sáng tạo Nhật Bản cũng giống như nhiều ngành công nghiệp sáng tạo trên toàn cầu còn phải đối mặt với vấn nạn vô cùng nhức nối là nạn xâm phạm bản quyền và sao chép bất hợp pháp. Do đặc thù của các sản phẩm sáng tạo có sự chênh lệch rất lớn giữa chi phí sản xuất và tái sản xuất, nên sự sinh tồn và phát triển của công nghiệp này phụ thuộc hoàn toàn vào việc có thể bảo vệ sản phẩm nguyên bản hay không. Cụ thể, sản phẩm công nghiệp sáng tạo là kết quả của hai quá trình chính bao gồm sáng tạo và nhân bản hay còn gọi là sản xuất và tái sản xuất. Quá trình sáng tạo (sản xuất) bản chất cần vận dụng rất nhiều chất xám cũng như kết hợp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm gốc…



NHỮNG TỒN TẠI ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆP SÁNG TẠO NHẬT BẢN (Phần 1)

Vào cuối thập niên 1980, Nhật Bản rơi vào vòng xoáy suy thoái kinh tế vô cùng tồi tệ với tốc độ tăng trưởng giảm kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng qua từng năm. Đây được cho là hệ quả tất yếu sau khi nền kinh tế bong bóng nước này xẹp xuống, đặt sức nặng vô hình lên các tổ chức tài chính, làm giảm động lực chi tiêu và khiến tâm lý doanh nghiệp trở nên e dè hơn bao giờ hết. Kinh tế đi xuống khiến lĩnh vực công nghiệp truyền thống có những phân cấp đặc thù rõ rệt. Trong khi những thành phố lớn như Tokyo vẫn là vườn ươm cho sự đổi mới và tiên phong trong phát triển kinh tế, quy tụ các ngành nghề đa dạng đòi hỏi chuyên môn cao; thì các thành phố nhỏ, nơi chủ yếu có các khu công nghiệp nhà xưởng, lại dần mất đi chức năng cơ bản của mình trong sản xuất do các ngành công nghiệp giảm sản lượng cũng như cần hạ thấp chi phí đầu vào sản xuất và không đủ khả năng chi trả cho nhân công lao động địa phương.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 5 NĂM 2019

Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ giảm tốc trong năm 2019 vì nhu cầu toàn cầu sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài của Nhật Bản và việc tăng thuế bán hàng trong tháng 10 năm 2019 tới sẽ khiến chi tiêu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vào cuối tháng 3/2019, quốc hội Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách kỷ lục 101 nghìn tỷ JPY (920 tỷ USD) cho năm tài chính 2019 giúp làm tăng chi tiêu cho phúc lợi, công trình công cộng và quốc phòng. Ngân sách cũng phân bổ các nguồn lực để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc tăng thuế bán hàng theo kế hoạch vào tháng 10.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 4 NĂM 2019

Kinh tế Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2019 khi nhu cầu xuất khẩu chậm lại, thị trường tài chính bất ổn và thách thức lớn nhất là tăng thuế tiêu thụ. Việc tăng thuế tiêu thụ từ ngày 1-10-2019 (từ 8% lên 10%) có thể làm giảm đà tăng này. Việc tăng thuế giá trị gia tăng trước đó cũng đã khiến chi tiêu của các hộ gia đình giảm mạnh, khiến cho hoạt động kinh tế trở nên khó khăn. Trong khi đó, xuất khẩu của Nhật Bản lại giảm do nhu cầu giảm đối với các linh kiện sử dụng trong điện thoại thông minh như chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng, thậm chí có thể giảm hơn nữa do đồng yên tăng mạnh, khiến các sản phẩm của Nhật Bản giảm sức cạnh tranh ở nước ngoài.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2019

Theo FocusEconomics dự kiến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vẫn còn yếu trong quý I năm 2019. Nguyên nhân là do sự bất ổn thương mại toàn cầu và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc. Điều này đã làm suy yếu các hoạt động sản xuất, như được phản ánh bởi PMI đã chạm mức thấp gần ba năm vào tháng 2. Hơn nữa, sự thiếu tiến bộ trong chiến lược tăng lương của Thủ tướng Shinzo Abe đang dần làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng, khiến tiêu dùng tư nhân yếu.



KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2018: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT, TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Phần 2)

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục được dẫn dắt chủ yếu bởi nhu cầu nội địa như đầu tư tư nhân và tiêu dùng cá nhân. Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 3,0% mặc dù nhu cầu về điện thoại thông minh ở khu vực Châu Á có dấu hiệu chậm lại và tình hình căng thẳng thương mại vẫn còn gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra giá tiêu dung gồm năng lượng và thực phẩm tươi có khả năng sẽ tăng 1,1% thấp hơn mức dự báo trước đó là 1,5%. Theo dự báo này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản năm 2019 sẽ đạt khoảng 566.100 tỷ yên, tiến gần tới mục tiêu 600.000 tỷ yên vào năm 2020 theo chương trình cải cách Abenomics.



KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2018: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT, TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Phần 1)

Năm 2018, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải. Xuất khẩu giữ ở mức ổn định nhờ vào những dấu hiệu suy yếu trong mâu thuẫn thương mại Trung – Mỹ. Đầu tư nhà ở cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất cực thấp. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng do già hóa dân số gia tăng và tỷ lệ sinh giảm dẫn đến việc duy trì tăng trưởng việc làm gặp nhiều khó khăn vẫn còn là những thách thức lớn đối với Nhật Bản. Từ những khó khăn đó Thủ tướng Shinzo Abe đã cho phép người nước ngoài không có kỹ năng vào làm việc trong 14 lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, chăm sóc người già…. trong tối đa 5 năm. Người nước ngoài có tay nghề thì có thể di cư cùng gia đình và ở lại Nhật Bản vô thời hạn.



1 ... 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 42
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn