GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2018

Trong cuộc họp hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vào ngày 9 tháng 3, các thành viên hội đồng đã quyết định bỏ phiếu 8 trên 1 để duy trì chính sách tiền tệ không thay đổi, đây là một quyết định phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích thị trường. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục chương trình kích cầu được gọi là khung "Khắc phục tiền tệ định lượng và định lượng với kiểm soát đường cong lợi nhuận" cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2,%.



NHẬT BẢN GHI NHẬN THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRONG THÁNG 2

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 đã tăng 1,8%  so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 6,463 tỷ Yên, ghi nhận 15 tháng liên tiếp tăng trưởng của chỉ số này.Trong đó, thiết bị vận tải tăng 11,4%, xe máy tăng 17,9% trong khi máy móc giảm 0,6% và thiết bị điện giảm 3,1%. Với các đối tác thương mại lớn của Nhật Bản, xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng 11,5%, xuất khẩu sang Mỹ tăng 4,3%. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Châu Á giảm 3,2%, xuống còn 3,38 nghìn tỷ Yên, đánh dấu lần giảm đầu tiên của chỉ số này sau 16 tháng tăng trưởng liên tiếp.



VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CPTPP (Phần 2)

Nhật Bản đã trở thành nước nắm quyền chủ đạo thúc đẩy các cuộc đàm phán về CPTPP sau khi Mỹ rút đi. Ngay từ đầu Nhật Bản đã nhấn mạnh việc sớm hiệu lực hóa hiệp định bằng cách điều chỉnh văn kiện gốc, kể cả trong trường hợp nếu 11 quốc gia thất bại trong việc giải quyết những khác biệt, giải pháp về một hiệp định mới với số lượng thành viên ít hơn vẫn sẽ tiếp tục được triển khai. Ngày 2/5/2017, tại Toronto (Canada) các nước TPP11 đã cùng nhau nối lại cuộc đàm phán đầu tiên về một hiệp định mới không bao gồm Mỹ, khi đó Nhật Bản đã đưa ra mục tiêu hoàn tất TPP11 tại APEC Đà Nẵng tháng 11/2017.



CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA BOJ VÀ MỤC TIÊU LẠM PHÁT 2%

Theo chính sách được thông qua trong năm 2016, BOJ định hướng lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm khoảng 0%. Một số nhà phân tích yêu cầu BOJ tăng lãi suất trước khi lạm phát đạt tới 2%, lập luận rằng mức đó quá cao so với mục tiêu của một quốc gia đã phải chịu hai thập kỷ giảm phát. Thống đốc Kuroda cho biết BOJ có thể bàn bạc về một chiến lược nhằm chấm dứt chính sách siêu nới lỏng của mình và thông báo rộng rãi kế hoạch này vào thời điểm thích hợp chứ không phải ngay lúc nào bới hiện tại  lạm phát vẫn còn xa mục tiêu của BOJ.



QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN NHẬT BẢN

Ngay từ thế kỷ 19, hệ thống tiết kiệm bưu điện của Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, với tư cách như một nơi thu thập tiền tiết kiệm trong nước và cung cấp dịch vụ tài chính cho người có thu nhập trung bình và người nghèo, đồng thời là phương tiện để xây dựng nguồn vốn của quốc gia. Hình thức gửi tiết kiệm thông qua bưu điện được giới thiệu lần đầu vào năm 1875 đã không được xã hội đón nhận bởi thời kỳ này chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng, nhận thức của giới quý tộc phong kiến vào cuối thời Edo của thế kỷ 19. Thời điểm đó ở Nhật Bản, tại thành phố cũng như nông thôn, không có bất kỳ ngân hàng tiết kiệm hoặc ngân hàng thương mại nào để tiết kiệm cá nhân. Các hộ gia đình thường tiết kiệm bằng tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị để dùng khi có việc khẩn cấp hay các sự kiện đặc biệt. Vào thế kỷ 19, người dân gặp nhiều khó khăn để đi đến các ngân hàng và các ngân hàng vẫn chưa có hệ thống bảo vệ hiện đại về tiền gửi. Từ đó đặt ra yêu cầu cần thiết có một hệ thống ngân hàng tại chính các bưu điện.



VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CPTPP (phần 1)

CPTPP ước tính là sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế lớn hơn cho các nước thành viên thông qua thúc đẩy tự do hóa hơn nữa dòng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia, bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ. Liên quan đến quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các nước thành viên có thể sử dụng linh hoạt đầu vào từ những nước thành viên khác để giành ưu đãi về thuế, điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa mạng lưới sản xuất khu vực – một kết quả khó có thể kỳ vọng ở những thỏa thuận thương mại song phương. CPTPP ra đời ngoài thúc đẩy mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đẩy mạnh thương mại nội khối, cũng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân.



TIỀN ẢO (BITCOIN) VÀ QUẢN LÝ TIỀN ẢO Ở NHẬT BẢN

Bitcoin (BTC) là đồng tiền ảo hay tiền số ra đời đầu tiên gồm hai từ ghép là "bit" - đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ nhị phân, và "coin" nghĩa là "tiền" theo tiếng Anh. Giới chuyên môn cho rằng tiền ảo (virtual curency) hay tiền số (cryptocurrency) Bitcoin đầu tiên thành hình trong hệ thống vào ngày 3-1-2009. Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn giao dịch MtGox (Nhật Bản) vào tháng 6-2010 và đến năm 2013 được sử dụng để giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Theo một nguồn tin khác, Bitcoin bắt đầu được Satoshi Nakamoto thiết kế từ năm 2007 khi ông tin rằng có thể thiết kế được một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2018

Các dự báo được đưa ra trong tháng 2/2018 cho thấy một sự lạc quan về nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2018. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong năm 2018 được dự báo sẽ tăng 1,8% sau khi được điều chỉnh theo giá cố định. Mức dự báo này cao hơn so với dự báo 1,4% vào tháng 7/2017. Theo báo cáo về triển vọng kinh tế được thông qua tại cuộc họp Nội các Nhật Bản, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong năm tài chính 2018, tính đến hết tháng 3 năm 2019, sẽ được dẫn dắt bởi các nhu cầu nội địa như đầu tư tư nhân và chi tiêu cá nhân.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2018

Nhật Bản đang trải qua giai đoạn hồi phục nền kinh tế dài thứ hai từ thời kỳ sau Thế chiến II, các nhà kinh tế hy vọng giai đoạn này sẽ ổn định trong năm 2018 do nhu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ trong và ngoài nước. Theo một số nhà kinh tế, nhân tố chủ chốt đằng sau lợi nhuận trong năm 2018 là các công ty có thể dự trữ tiền mặt tích cực hơn để tăng lương và thực hiện các khoản đầu tư để vượt qua những hạn chế về năng lực và nâng cao năng suất.



NHẬT BẢN SAU 5 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ABENOMICS: THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI

Sau 5 năm kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền, nền kinh tế Nhật Bản đã trở nên mạnh hơn, nhưng vẫn còn cách xa so với cuộc cách mạng mà ông cam kết sẽ mang lại. Chính sách tiền tệ táo bạo đã khắc phục tình trạng giảm phát của các thập kỷ trước và đồng yên yếu đi đang đẩy mạnh xuất khẩu, lợi nhuận của công ty và thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, Nhật Bản đã thành công trong việc làm cho đồng yên hạ giá và nâng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhờ đó, sức tiêu thụ đã tăng trở lại, lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, thu nhập của các doanh nghiệp cũng tăng trưởng nhanh chóng, giúp nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi khó khăn.



1 ... 9 10 11 12 13 14 15 16 17 ... 42
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn