GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2017

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 17/12/2017, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 16,2% trong tháng 11/2017 so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp sau mức tăng 14% trong tháng 10/2017. Nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, đặc biệt đối với các sản phẩm xe hơi và thiết bị sản xuất, là động lực chính thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2017. Tăng trưởng nhập khẩu giảm từ 18,9% trong tháng 10/2017 xuống 17,2% trong tháng 11/2017. Thặng dư thương mại đã giảm từ 146 tỷ Yên trong tháng 11 năm 2016 xuống còn 113 tỷ Yên vào tháng 11 năm 2017.



PHÁT TRIỂN CỤM LIÊN KẾT NGÀNH Ở NHẬT BẢN

Từ những năm đầu của thời kỳ Minh Trị (Meiji) cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đến tận những năm 1970, sự phát triển của Nhật Bản luôn là dẫn chứng cho rất nhiều nước đang phát triển với mục tiêu đạt được là trở thành một nước phát triển trên thế giới, cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chủ yếu nhờ chuyển giao công nghệ. Sau thời kỳ này, nhu cầu tiềm năng về phát triển công nghệ cao ở Nhật Bản đã chuyển sang thành tập trung vào các nhu cầu trong nước.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2017

Kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý 3/2017 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong hơn 15 năm của nước này với 7 quý tăng trưởng liên tiếp. Theo báo cáo của Văn phòng nội các Nhật Bản, GDP của nước này tăng 1,4% trong Q3/2017 so với quý trước, giảm so với mức tăng trưởng 2,2% của Q2/2017. So với cùng kỳ năm trước, GDP tăng 1,7% trong Q3/2017 (so với Q2/2017: tăng 1,4 %), mức tăng cao nhất trong hai năm.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2017

Theo số liệu mới nhất của Văn phòng nội các Nhật Bản, tăng trưởng GDP quý 2/2017 của nước này đã được điều chỉnh giảm xuống 2,5%, thấp hơn đáng kể so với con số 4,0% được báo cáo trong ước tính sơ bộ, nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm trong lĩnh vực đầu tư phi dân cư. Tuy nhiên, đây vẫn là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ quý 1 năm 2015 và cho thấy nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Dữ liệu mới nhất cho thấy tăng trưởng lành mạnh đang được duy trì trong quý 3/2017. Đơn hàng máy móc phục hồi, xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong gần bốn năm vào tháng 8/2017, niềm tin tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, và tâm lý doanh nghiệp đạt mức cao kỷ lục trong Q3/2017.



THƯƠNG MẠI NHẬT BẢN ĐẠT THẶNG DƯ TRONG THÁNG 6 và 8/2017

Gần đây, bức tranh thương mại của Tokyo đã được cải thiện, mặc dù phần lớn là nhờ vào việc giảm giá trị nhập khẩu năng lượng. Trong năm tài chính 2016, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 4,01 nghìn tỷ yên. Đây là năm đạt thặng dư hàng năm đầu tiên trên cơ sở năm tài chính kể từ năm 2011, khi thảm họa hạt nhân ở Fukushima khiến nước này phải nhập khẩu nhiều năng lượng hơn.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2017

Kinh tế Nhật Bản Quý II/2017 tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm qua, nhờ niềm tin tiêu dùng mạnh mẽ và đầu tư tăng trưởng năng động. Tiêu dùng cá nhân tăng tốc do lương trung bình tăng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận chi tiêu hộ gia đình sẽ bền vững, vì tăng trưởng thu nhập còn hạn chế.



THÁCH THỨC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản có nền tảng công nghiệp vững mạnh với truyền thống lâu đời, với những nghành mũi nhọn như công nghệ thông tin, truyền thông, quy trình sản xuất, ô tô và máy móc công nghiệp, tự động hoá và công nghệ robot, linh kiện điện tử và các sản phẩm cuối cùng. Để tham gia vào công nghiệp 4.0, Nhật Bản có các công ty như Fujitsu hay Hitachi đóng vai trò Big Data và các doanh nghiệp chuyên về giải pháp kinh doanh - từ nông nghiệp đến sản xuất và dịch vụ. Nền tảng này cho phép Nhật Bản có cơ hội phát triển công nghiệp 4.0 nếu Nhật Bản thành công trong việc kết hợp phương pháp tiếp cận nền tảng Mỹ và xu hướng sản xuất của Đức. Thách thức phía trước là không chỉ các công nghệ sản xuất sẽ thay đổi mạnh mẽ mà còn cả môi trường kinh doanh, phương thức kinh doanh, văn hóa quản trị…



CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - CƠ HỘI CHO NHẬT BẢN

Chính phủ Nhật Bản sớm nhận thức rằng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn để Nhật Bản có thêm sức cạnh tranh mới, thoát khỏi hai thập kỷ kinh tế phát triển chậm chạp. Để giải quyết những thách thức này chính phủ Nhật Bản từng bước đưa ra và triển khai các chính sách để thúc đẩy công nghiệp hóa 4.0. Năm 2013, Nhật Bản đã công bố “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, trong đó tập trung thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa” và “toàn cầu hóa”. Công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường là trọng tâm được ưu tiên thúc đẩy trong chiến lược. Đến năm 2015, “Chiến lược cách mạng hóa robot” được đưa ra, bao gồm 3 trụ cột: Nhật Bản trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo robot của thế giới; Nhật Bản dẫn đầu thế giới về sử dụng robot trong xã hội; Trình diễn với thế giới những sáng kiến robot Nhật Bản bằng cách dẫn đầu thời đại robot mới với ứng dụng IoT.



THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRONG THÁNG 7/2017 CỦA NHẬT BẢN ĐẠT 418,8 tỷ YÊN

Theo số liệu Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 17/8/2017 cho thấy thặng dư thương mại hàng hóa của Nhật Bản đã đạt đến 418,77 tỉ yên (tương đương 3,8 tỷ USD) trong tháng 7 vừa qua nhờ tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu, nhưng lại bị giảm so với một năm trước trong nhập khẩu năng lượng. Cũng theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính nước này, thặng dư thương mại tháng 7 của Nhật Bản đã sụt giảm 17,0% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 13,4% lên 6.949,9 tỷ yên, tăng trong tháng thứ tám liên tiếp.



TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ 2/2017 CỦA NHẬT BẢN TĂNG

Theo dữ liệu của Chính phủ công bố ngày 14/8 vừa qua cho thấy, trong quý 2 năm 2017 nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hơn hai năm qua khi cả chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu vốn đã đạt mức tăng nhanh nhất trong vòng hơn 3 năm. Tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,0% trong giai đoạn tháng 4 - tháng 6, cao hơn dự báo tăng trưởng trung bình 2,5% hàng năm và đạt mức tăng lớn nhất theo quý kể từ cuối tháng 3 năm 2015. So với quý trước, nền kinh tế tăng trưởng 1,0%, trong khi dự báo tăng trưởng trung bình là 0,6%. GDP hàng năm của quý trước tăng 1,5%, trong khi GDP thực tế theo quý đã tăng 0,4% so với dự báo là 0,3%. Tăng trưởng kinh tế được dự báo ​​sẽ tiếp tục trong những quý tới.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
12 Floor, VASS Building, No. 1 Lieu Giai St., Ba Dinh, Hanoi, Vietnam.
Tel.: 84-4-62730474 Fax.: 84-4-62730478
E-mail: cjs@inas.gov.vn