GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN KHÔNG ỔN ĐỊNH

Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng lây nhiễm Covid-19. Nhìn lại diễn biến kinh tế thời gian đã qua, sau khi tình trạng khẩn cấp đầu tiên được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2020, nền kinh tế chuyển sang phục hồi và tăng trưởng GDP trong cả quý 3, quý 4 năm 2020. Tuy nhiên, với việc kích hoạt các hoạt động kinh tế như vậy, tình trạng lây nhiễm đã tái diễn, nhưng chính phủ Nhật Bản do dự thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm như tạm dừng chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Go To” vì nền kinh tế, Nhật Bản rơi vào tình cảnh buộc phải ban hành lại tuyên bố khẩn cấp đã được đưa ra vào đầu năm 2021.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 5 NĂM 2021

Giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã giảm 0,4% vào tháng 4 năm 2021, sau khi giảm 0,2% trong tháng trước. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp giá tiêu dùng giảm vì đại dịch Covid-19 đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình. Chi phí tiếp tục giảm cho giao thông & liên lạc (-2,3% so với -0,4%); chi phí nhiên liệu, ánh sáng và nước (-2,8% so với -4,8%); chăm sóc y tế (-0,3% so với -0,4%). Ngược lại, chi phí nhà ở tăng (0,8% so với 0,6%), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (2,9% so với 2,5%), giải trí (1,1% so với 0,4%), giáo dục (0,8% so với -2,2%).



KINH TẾ NHẬT BẢN QUÝ 2 ẢM ĐẠM

Theo dự báo ban đầu ngày 9 tháng 3, tăng trưởng GDP thực tế là -5,1% trong quý 1 và +4,8%  trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước. Sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp thứ ba, GDP thực tế trong quý 2 có thể bị âm trong quý thứ hai liên tiếp, thay vì phục hồi theo hình chữ V. Triển vọng kinh tế sẽ được điều chỉnh giảm sau khi xem xét kỹ lưỡng nội dung của yêu cầu tuyên bố và tác động. Theo Mizuho Securities, ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ khiến GDP năm của Nhật Bản giảm khoảng 400 tỷ yên, khoảng 0,1 %. Viện nghiên cứu Daiwa ước tính GDP giảm khoảng 300 tỷ yên trong giai đoạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tương đương khoảng 600 tỷ yên 1 tháng. Chuyên gia viện nghiên cứu Nomura cho rằng kiểm soát lây nhiễm đòi hỏi các biện pháp khá mạnh, và bên cạnh mở rộng phạm vi quy định, yêu cầu cấp thiết là chính phủ sẽ mở rộng phạm vi hỗ trợ tài chính



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 4 NĂM 2021

Thặng dư thương mại của Nhật Bản đã tăng vọt lên 663,72 tỷ Yên vào tháng 3 năm 2021 từ mức 7,49 tỷ Yên trong cùng kỳ năm ngoái và dễ dàng vượt qua kỳ vọng của thị trường là 490 tỷ Yên. Đây là mức thặng dư lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2020 do xuất khẩu có xu hướng tăng nhiều hơn nhập khẩu[3]. Xuất khẩu từ Nhật Bản đã tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7,38 tỷ Yên vào tháng 3 năm 2021, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng là 11,6%. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2017.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2021

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã tăng nhẹ lên 46,3 điểm vào tháng 2 năm 2021, tăng 0,5 điểm so với báo cáo từ tháng trước  là 45,8 điểm (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Tuy nhiên, kết quả mới nhất đã đánh dấu tháng thứ 13 liên tiếp suy giảm trong lĩnh vực dịch vụ khi các hạn chế liên tục nhằm chống lại đại dịch đè nặng lên hoạt động. Hoạt động kinh doanh mới tiếp tục giảm, trong khi việc làm tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2020. Trong khi đó, các công ty sử dụng công suất dự phòng để giảm thêm hoạt động kinh doanh tồn đọng trong tháng thứ mười lăm liên tiếp.



ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI NHẬT BẢN NỔI BẬT THÁNG 3

Tình trạng khẩn cấp được ban bố, sau đó kéo dài trên một số khu vực, nên tiêu dùng cá nhân chủ yếu cho dịch vụ dự kiến sẽ giảm mạnh trong quý 1, và không thể tránh khỏi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế sẽ chuyển sang âm so với quý trước. Ngành dịch vụ cá nhân như giải trí, du lịch, giao thông, nhà hàng, khách sạn,… và ngành bán lẻ như siêu thị, trung tâm mua sắm, nhu cầu bị kìm hãm nên thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, nhiều cửa hàng đóng cửa, thu hẹp kinh doanh, đề nghị thôi việc, hạn chế tuyển sinh viên,… Văn phòng nội các Nhật Bản dự đoán GDP quý 1 năm 2021 giảm 1% so với quý trước đó.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2021

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã thu hẹp xuống còn 323,9 tỷ Yên vào tháng 1 năm 2021 từ mức 1.315 tỷ Yên trong cùng tháng một năm trước đó và so với kỳ vọng của thị trường là khoảng chênh lệch 600 tỷ Yên[2]. Xuất khẩu từ Nhật Bản tăng 6,4% so với cùng kỳ lên 5,78 nghìn tỷ Yên vào tháng 1 năm 2021, so với kỳ vọng của thị trường là tăng 2.0%.  Đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm 2021 trong bối cảnh doanh số bán thiết bị điện ở mức cao (13,2%), máy móc (18,7%) và hàng hóa sản xuất (6,0%). Mặt khác, xuất khẩu thiết bị vận tải giảm 8,7%. Trong số các đối tác thương mại lớn, các lô hàng xuất khẩu đến Trung Quốc (37,5%), Hàn Quốc (15,5%) và Đài Loan (21,7%).



KINH TẾ NHẬT BẢN PHỤC HỒI CHẬM?

Theo triển vọng kinh tế toàn cầu do IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) công bố vào ngày 26 tháng 1 năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 sẽ là + 5,5%. Mỹ tăng 5,1%, Châu Âu (Eurozone) tăng 4,2%, Vương quốc Anh tăng 4,5%, Trung Quốc tăng 8,1%, nhưng Nhật Bản chỉ tăng 3,1%. Hơn nữa, mức suy giảm trong năm 2020 là -4,8%, ít hơn một chút so với châu Âu (- 6,8%), các quốc gia đã bị phong tỏa nghiêm trọng, nhưng tồi tệ hơn đáng kể so với Mỹ (-3,5%).



ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2021

Trong bối cảnh lây lan Covid-19, mà theo kế hoạch chỉ còn 6 tháng nữa sẽ tổ chức Olympic Tokyo. Ban tổ chức và Uỷ ban Olympic Quốc tế đang đứng trước thử thách là tổ chức Thế vận hội sao cho đảm bảo an toàn cho các vận động viên và những người khác, đồng thời có được sự ủng hộ của công chúng. Thực tế, số người cho rằng nên tổ chức Olympic đang giảm đi, trong khi ý kiến nên dừng hoặc hoãn tăng lên. Theo điều tra dư luận xã hội Nhật Bản, 77% ý kiến cho rằng nên dừng hoặc hoãn Olympic Tokyo 2021.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2021

Nhiều nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nhật Bản, vốn đã phải hứng chịu hậu quả từ đại dịch Covid-19, sẽ trở lại con đường phục hồi trong 2021. Theo ước tính của 35 nhà kinh tế khu vực tư nhân do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản tổng hợp, nền kinh tế sẽ tăng 3,42% trong năm tài chính 2021. Các nhà kinh tế cho rằng chi tiêu cá nhân sẽ tăng lên khi các hạn chế kinh tế dần dần giảm bớt và xuất khẩu cũng sẽ tăng, bao gồm các linh kiện điện tử sang Trung Quốc và ô tô sang Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng dự báo cho năm tài chính tiếp theo là cao nhất so với các số liệu thống kê vào năm 1995.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 42
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn