GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


LÀN SÓNG LÂY LAN COVID-19 THỨ 3 VÀ TÁC ĐỘNG

Do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, chính phủ Nhật Bản đã dừng chiến dịch kích cầu du lịch nội địa "Go To Travel" trên phạm vi toàn quốc từ ngày 28/12 đến ngày 11/1/2021. Có vẻ như những tác động của yêu cầu tự kiềm chế sau sự lây lan Covid-19 tăng trở lại và việc tạm dừng "Chiến dịch du lịch Go To" đã xuất hiện. Tiêu dùng trong nửa đầu tháng 12 dự kiến sẽ giảm so với tháng 11 đối với cả hàng hóa và dịch vụ.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2020

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua gói kích thích kinh tế trị giá hơn 700 tỷ USD vào ngày 8/12/2020 để giúp giảm thiểu tác động của đại COVID-19 đối với nền kinh tế. Đây là gói kích thích kinh tế đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Suga lên nắm quyền vào giữa tháng 9 vừa qua, nâng tổng số tiền Chính phủ Nhật Bản đã chi cho các biện pháp kích thích liên quan đến dịch COVID-19 vào khoảng 3.000 tỷ USD. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đe dọa tiếp tục hãm phanh con tàu kinh tế lớn thứ ba thế giới, gói kích thích được kỳ vọng là liều thuốc bổ, tiếp sức cho nền kinh tế Nhật Bản sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay[1]. Niềm tin kinh doanh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản trong tháng 12 đã tăng lên -10 điểm đây được xem như là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế Nhật Bản.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2020

Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi mạnh hơn dự báo sau cú giảm kỷ lục trong đại dịch Covid-19, nhờ các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại, thương mại bật tăng mạnh mẽ, và các biện pháp kích cầu của Chính phủ thúc đẩy người dân tăng chi tiêu. Nếu chỉ so GDP của quý 3 so với quý 2, kinh tế Nhật đạt mức tăng 5% trong quý 3, cao hơn mức dự báo tăng 4,4% của giới phân tích. Đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý đầu tiên trong năm 2020, khi hoạt động và nhu cầu đang tăng trở lại sau những thiệt hại nghiêm trọng do Covid 19 gây ra. Tiêu dùng tư nhân trong quý 4 đã tăng lên 4,7% so với mức -8,1% trong quý 2, trong khi chi tiêu vốn giảm với tốc độ nhẹ hơn là -3,4%. Ngoài ra, nhu cầu vốn lưu động ròng từ bên ngoài đã cộng thêm 2,9 điểm phần trăm vào GDP khi xuất khẩu tăng lần đầu tiên trong 3 quý (7% so với -17,4%) trong khi nhập khẩu giảm (-9,8% so với 2,2%).



ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI NHẬT BẢN NỔI BẬT TRONG THÁNG 11

Tốc độ tăng trưởng GDP thực của quý 3 là 21,4% (tăng 5% so với kỳ trước đó), vượt mức dự báo của thị trường (theo khảo sát nhanh, tăng 18,9% so với cùng kỳ). Với sự lây lan Covid-19, sự tăng trưởng mạnh trong quý tháng 7-9 trái ngược với quý 2 vốn giảm 28,8% do hoạt động kinh tế bị kìm chế mạnh. Tuy nhiên, GDP thực tế trong quý 3 chỉ tăng 24 nghìn tỷ yên so với quý trước tính theo năm và chỉ hơn một nửa mức giảm trong quý 2.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2020

Nền kinh tế Nhật Bản trong quý 3 đã được cải thiện hơn so với thời kỳ khủng hoảng đại dịch covid 19 trong quý 2 năm 2020. Niềm tin kinh doanh được cải thiện tăng nhẹ lên, niềm tin tiêu dùng cũng tăng, cho thấy sự lạc quan của người dân trong việc nhận thức về cơ hội việc làm, sinh kế tổng thể, mức độ sẵn sàng sử dụng hàng hóa lâu bền và tăng trưởng thu nhập. Tuy nhiên, PMI cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 9.



KINH TẾ NHẬT BẢN PHỤC HỒI CHẬM

Kinh tế Nhật Bản chạm đáy trong tháng 5. Dự đoán GDP thực quý tháng 7-9/2020 tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế, tiêu dùng cho ăn nhà hàng, dịch vụ khách sạn còn hạn chế, số người nhiễm Covid-19 từ tháng 7 tăng trở lại, nên xu hướng hạn chế vẫn còn mạnh, hoạt động kinh tế chậm trở lại bình thường. GDP tháng 7-9 tăng, song chỉ trở lại khoảng 40% so với sự sụt giảm của quý tháng 4-6, khả năng sự phục hồi sau đó chậm.



ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN

Trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu của Nhật Bản giảm gần 15% so với cùng thời kỳ này năm ngoái, trong khi đó, nhập khẩu giảm khoảng 21%. Xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm khoảng 20% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng 5%, tăng trong 2 tháng liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang khôi phục sau đại dịch.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2020

Nền kinh tế Nhật Bản trong Q2 đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid tàn phá. Tiêu dùng tư nhân giảm 28,2%; đầu tư vào khu dân cư giảm 2% và đầu tư phi dân cư giảm 17,5%. Ngoài ra, tiêu dùng của chính phủ giảm 2,3% mặc dù đầu tư công tăng 4,6%. Xuất khẩu giảm 56% và nhập khẩu giảm 1,9%. Trong khi việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 5 là dấu hiệu khởi sắc cho sự phục hồi kinh tế trong quý 3. Tuy nhiên, PMI cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn giảm trong tháng 8.



TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐỐI VỚI NHẬT BẢN VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ NHẬT-ANH (phần 2)

Việc Anh lựa chọn Nhật Bản làm đối tác để tăng tốc sau Brexit không chỉ đơn thuần xuất phát từ ý tưởng tìm kiếm cơ hội kinh tế, mà còn ở khía cạnh an ninh, không chỉ ở lục địa châu Âu mà trên phạm vi toàn cầu. Về phía Nhật Bản, một quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, giữ vai trò của một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, là thủ phủ giao dịch dầu mỏ quốc tế, có khả năng kiểm soát lớn phí bảo hiểm toàn cầu, sở hữu năng lực hạt nhân và năng lực tình báo hàng đầu thế giới, có quan hệ đồng minh đặc biệt với Mỹ… như Anh chính là đối tác rất quan trọng trong việc định hình môi trường an ninh châu Á.



TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐỐI VỚI NHẬT BẢN VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ NHẬT-ANH (Phần 1)

Cuối tháng 01/2020, Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Không chỉ gây xáo trộn quan hệ Anh EU, động thái này còn tạo nên không ít hệ lụy cho các bên liên quan khác, kể cả với một quốc gia nằm ngoài châu Âu như Nhật Bản. Tại Nhật Bản, những vấn đề liên quan đến Brexit thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý. Hội nhập là xu thế tất yếu và mang lại nhiều lợi ích, vậy tại sao Anh vẫn muốn ra khỏi EU và ảnh hưởng của quyết định này là gì?



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 42
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn