GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


VÀI NÉT VỀ DÂN SỐ NHẬT BẢN THỜI KỲ TRƯỚC THẬP NIÊN 1990 (Phần 1)

Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn, nhưng cũng có tốc độ già hóa dân số nhanh và tỉ lệ người già cao nhất trên thế giới. Nếu như dân số Nhật Bản đầu thời Minh Trị (1868-1912) là 35 triệu người, thì đến những năm đầu chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) đã tăng gấp đôi, lên 70 triệu người. Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hệ thống phúc lợi xã hội đảm bảo, đời sống dân sinh được cải thiện, mức tăng trưởng dân số của Nhật Bản đạt tốc độ trên 1%/năm, và cán mốc 100 triệu người vào năm 1967. Bước vào những năm 1970, tốc độ gia tăng dân số chững dần, ở mức 0,5%/năm, trong khi dân số người già tăng lên, Nhật Bản bắt đầu bước vào xã hội già hóa.



NHẬT BẢN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊM NGẶT ĐỂ HẠN CHẾ THỰC TẬP SINH BỎ TRỐN

Ngày 12/11/2019, Cục Quản lý cư trú và xuất nhập cảnh (ISA) Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự bỏ trốn của các công dân nước ngoài làm việc theo Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật do Chính phủ tài trợ. ISA sẽ cấm các công ty và tổ chức tham gia vào chương trình này tiếp nhận thực tập sinh mới nếu bị phát hiện vi phạm các điều kiện của chương trình và có số lượng lớn thực tập sinh bỏ trốn. ISA cũng sẽ chia sẻ thông tin với các tổ chức và nhà môi giới ở nước ngoài để ngăn chặn các nhà môi giới lừa đảo áp đặt các điều kiện mà vi phạm quyền của thực tập sinh. Để bảo vệ các thực tập sinh tham gia chương trình này và ngăn ngừa họ bỏ trốn, ISA đang xem xét việc công bố công khai danh tính của các công ty tuyển dụng có thực tập sinh bỏ trốn. Nhật Bản cũng sẽ xem xét việc tiết lộ danh tính các công ty tuyển dụng bất hợp pháp thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn.



ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

Xã hội Nhật Bản thời hậu chiến đã trải qua những biến đổi to lớn về kinh tế và xã hội,  cùng với đó mối quan hệ giữa giữa nam giới và nữ giới cũng thay đổi đáng kể. Nhật Bản thời kỳ trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là một xã hội gia trưởng, trong đó nữ giới phải chịu sự phân biệt đối xử so với nam giới, tuy nhiên thời kỳ hậu chiến, đặc biệt kể từ sau khi Hiến pháp Nhật Bản được thực thi năm 1947, tuyên bố rằng bình đẳng giới và quyền con người phải được duy trì và bảo đảm, sự thay đổi về địa vị nữ giới ngày càng trở nên rõ ràng hơn.



BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NHẬT BẢN

Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới, là quốc gia trong “top” đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số phát triển con người (HDI)… nhưng một nghịch lý là chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI (Gender related development index) và chỉ số vai trò của giới GEM (the Gender Empowerment Measure - thường được dùng để đo sự đóng góp của nam giới và nữ giới trong lĩnh vực hoạt động chính trị và kinh tế) ở Nhật Bản lại thấp hơn nhiều so với các chỉ số trên. Tại Nhật Bản phụ nữ luôn bị coi là tầng lớp thứ 2, điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Nhật Bản, mặc dù ở Nhật quyền bình đẳng nam nữ đã được quy định trong bản Hiến pháp được ban hành ngày 3 tháng 11 năm 1946. Đặc biệt gia đình Nhật Bản là nơi sự phân biệt, kỳ thị giới diễn ra khá rõ nét. Việc tuyệt đối hóa quyền uy của người chồng và sự phục tùng một cách vô điều kiện của người vợ là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh và gia tăng tình trạng bạo lực gia đình, coi thường, hạ thấp vị trí vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình.



MẠNG LƯỚI HỢP TÁC TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG GION VÀ ONBASHIRA Ở NHẬT BẢN (Phần 1)

Văn hóa là các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo bởi một xã hội hoặc một nhóm xã hội, nó đặc trưng cho xã hội và nhóm xã hội ấy. Chính vì vậy, văn hóa không thể được phát triển và trao truyền bởi những cá nhân đơn lẻ, mà bởi các mạng lưới xã hội. Trong mạng lưới ấy, có sự phân công công việc giữa các thành viên, cùng nhau đóng góp sức người, sức của, chia nhau trách nhiệm để cùng duy trì “cỗ máy tài sản văn hóa”. Ở Nhật Bản, có những lễ hội có lịch sử hơn 1000 năm, vẫn được bảo tồn, gìn giữ và tổ chức cho đến ngày nay với vẹn nguyên các giá trị truyền thống.



HIKIKOMORI – VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN

Một cuộc thăm dò của chính phủ công bố ngày 29/3/2019 cho thấy có khoảng 613.000 người Nhật Bản từ 40-64 tuổi đã bị xếp vào loại sống ẩn dật, tự giấu mình trong nhà và không muốn làm việc. Số lượng hikikomori trong nhóm tuổi từ 40-64 cao hơn trong nhóm tuổi từ 15-39 (với 541.000 người). Tổng số người đang sống ẩn dật ở Nhật Bản được cho là hơn 1 triệu người. Vào thời gian đầu xuất hiện, đa phần những hikikomori còn khá trẻ với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 21. Tuy nhiên theo những khảo sát gần đây, độ tuổi trung bình của những hikikomori tại Nhật Bản ngày càng cao.



SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC (phần 2)

Người Nhật Bản trước những năm 1990 đã tham gia tích cực vào các hội đoàn tự trị địa phương, chiếm tỉ lệ trên dưới 60% dân số, song con số này vào những năm 2000 giảm dần, mối quan hệ mang tính địa lý đang được thay thế bằng các mối quan hệ phi địa lý như mạng internet và các tổ chức xã hội hoạt động qua mạng. Nếu như vào những năm 1980, tỉ lệ tham gia hội tự trị, hội phố, hội thôn, làng lên đến trên 65% thì từ năm 2000 giảm xuống còn 50%, năm 2007 còn 40,4%. Đồng thời, tỉ lệ tham gia các tổ chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên cũng giảm từ 17,1% vào năm 1972 xuống còn 13,1% vào đầu những năm 1990, đến năm 2007 chỉ còn 6,6%.



SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC (phần 1)

Putnam trong cuốn “Triết học của chủ nghĩa dân chủ” (1993) đã định nghĩa về vốn xã hội như sau: “Vốn xã hội là đặc trưng của hệ thống xã hội” như “lòng tin”, “các cam kết” và “mạng lưới” có thể cải thiện được hiệu quả của xã hội bằng cách làm cho các hành động hợp tác trở nên dễ dàng hơn”. Vào năm 2000, Putnam tiếp tục xuất bản cuốn sách “Chơi bowling một mình” lừng danh, trở thành cuốn sách bán chạy nhất, trong đó ông đề cập đến vốn xã hội như sau: “Vốn xã hội biểu thị mối quan hệ giữa các cá nhân, có nghĩa nó là “mạng lưới mang tính xã hội”, trong đó, các quy tắc về “lòng tin” và “cam kết” nảy sinh từ nó. Về điểm này, vốn xã hội có quan hệ mật thiết với cái gọi là “đạo đức công dân”.



NHẬT BẢN MỞ RỘNG CÁNH CỬA CHO LAO ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Bức tranh dân số tương lai của Nhật Bản đang thiếu hụt những gam màu tươi sáng nhất, đó là những người trẻ tuổi. Theo Chính phủ Nhật Bản, hơn một phần tư số dân nước này (tương đương 26,7%) ở độ tuổi từ 65 trở lên. "Xứ sở mặt trời mọc" còn đối mặt tình trạng số dân giảm do tỷ lệ sinh đẻ thấp. Số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 13-4 vừa qua cho thấy, số dân nước này đã giảm 227 nghìn người, xuống còn 126,7 triệu người vào tháng 10-2017, giảm 0,18% so cùng kỳ năm trước đó. Trong đó, có 40 trong tổng số 47 tỉnh của Nhật Bản có tỷ lệ dân số giảm.



XÃ HỘI NHẬT BẢN SIÊU GIÀ HÓA VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Năm 1950, Nhật Bản chưa phải là nước có tỉ lệ người già trên tổng dân số cao, thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu như Italy, Đức, Anh, Pháp. Song đến năm 2015, tỉ lệ này của Nhật Bản cao nhất thế giới. Mặt khác, theo thống kê năm 2016 số lượng trẻ em sinh ra ít hơn số lượng người già tử vong khiến tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 29
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn