GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


NHẬT BẢN CẢI TỔ NỘI CÁC

Ngày 3/8/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành cải tổ Nội các nhằm giành lại sự ủng hộ của người dân. Nội các mới gồm Thủ tướng Abe và 19 Bộ trưởng, trong đó có 5 người lưu nhiệm, 6 người lần đầu tiên tham gia, 7 người trước đây từng là thành viên. Tuổi trung bình của Thủ tướng và 19 thành viên Nội các là 61,6 tuổi, cao hơn một chút so với 60,8 tuổi của Nội các cách đây 1 năm.



BỘ TRƯỞNG PHÒNG VỆ NHẬT BẢN INADA TOMOMI TỪ CHỨC

Ngày 28/7, Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Inada Tomomi đã từ chức sau các vụ bê bối trong thời gian vừa qua. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo chấp nhận quyết định từ chức của Bộ trưởng Phòng vệ Inada Tomomi, và cho biết cần nghiêm túc nhìn nhận những chỉ trích mạnh mẽ của công chúng đối với các bộ trưởng mà ông bổ nhiệm, đồng thời chân thành xin lỗi người dân. Ngoại trưởng Kishida Fumio sẽ kiêm chức Bộ trưởng Phòng vệ thay bà Inada cho tới khi diễn ra cuộc cải tổ nội các vào đầu tháng 8 tới.



TỈ LỆ ỦNG HỘ NỘI CÁC THỦ TƯỚNG SHINZO ABE GIẢM MẠNH

Từ ngày 3 đến 7 tháng 7, NHK tiến hành khảo sát qua điện thoại ngẫu nhiên đối với 2.253 người, từ 18 tuổi trở lên. Có 1.233 người đã trả lời khảo sát, tương đương 55%. Kết quả cho thấy tỷ lệ ủng hộ nội các của ông Abe đã giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ khi nội các thứ 2 của ông được thành lập. Đây là lần đầu tiên trong khoảng 2 năm tỷ lệ không ủng hộ đã vượt quá tỷ lệ ủng hộ. So với tháng 6, tỉ lệ ủng hộ trong tháng 7 giảm 13 điểm xuống 35%, trong khi tỉ lệ không ủng hộ tăng 12 điểm lên 48%.



VẤN ĐỀ THOÁI VỊ CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO

Từ trước đến nay, chính phủ Nhật Bản vẫn dựa trên quan điểm là ngôi vị được kế tục ổn định, truyền từ đời này sang đời khác, không thừa nhận việc thoái vị khi còn sống. Tuy nhiên, lần này Nhật Hoảng bày tỏ mong muốn, phải thay đổi nhận thức từ trước đến nay, chấp nhận bằng cách thức như thế nào, giải quyết như thế nào cho hợp lý là vấn đề không đơn giản. Nhưng nếu vì mong muốn của Nhật Hoàng mà chính phủ ngay lập tức thay đổi chế độ nhà vua thì có thể ảnh hưởng đến nội chính cũng như khả năng vi Hiến. Đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp.



XUNG QUANH DIỄN ĐÀN MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG

Diễn đàn quốc tế “Một vành đai một con đường” diễn ra trong hai ngày 14,15 tháng 5 là hội nghị cấp cao quốc tế quan trọng nhất do Trung Quốc tổ chức tiếp sau Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2014 và Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hàng châu năm 2016. Ngày 17/1, khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ đăng cai Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Một vành đai một con đường” tại Bắc Kinh.



THAM VỌNG SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE

Thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng về việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản. Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Yomiuri Shimbun vào thứ 4 (26/4/2017), ông Abe đã nói chuyện chi tiết về tầm nhìn của mình và thời hạn sửa đổi hiến pháp. Ông cũng đã gửi một thông điệp video, trong đó ông nêu rõ quyết tâm của mình về sửa đổi Hiến pháp tại một cuộc họp của Nippon Kaigi.



KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC VÀ QUAN HỆ NHẬT-HÀN

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9/5, nhà lãnh đạo theo quan điểm tự do Moon Jae-in đã chính thức trở thành Tổng thống Hàn Quốc thứ 19 và bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm. Ông Moon Jae-in là một luật sư về nhân quyền, từng đảm nhiệm chức Chánh văn phòng nội các dưới thời cựu tổng thống Roh Moo-Hyun. Tân Tổng thống sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước và những vấn đề quốc tế nóng như quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên.



QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố kế hoạch sửa đổi Hiến pháp và muốn bản Hiến pháp mới có hiệu lực vào năm 2020. Ông muốn sự tồn tại của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phải được ghi cụ thể trong Hiến pháp, chấm dứt mọi tranh luận hoài nghi về tính hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ.



CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO VÀ HOÀNG HẬU

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu lần đầu tiên tới thăm Việt Nam từ ngày 28-2 đến 5-3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Nhật Hoàng bày tỏ mong muốn thoái vị vào tháng 8 năm 2016. Việt Nam là quốc gia thứ 28 mà Nhật Hoàng và Hoàng Hậu tới thăm sau khi lên ngôi, và là quốc gia thứ 51 nếu tính cả những nước mà hai vị đã tới thăm khi còn là Thái tử và Công nương.



BỀN VỮNG TRONG QUAN HỆ NHẬT – MỸ

Trong hai tháng đầu năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã liên tiếp thực hiện một loạt chuyến công du tới các nước, trong đó gần đây nhất là chuyến thăm Mỹ. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh chuyến công du này của ông Abe, nhà bình luận ngoại giao kỳ cựu của Nhật Bản Okamoto Yukio cho biết rằng việc Mỹ trong tuyên bố chung cam kết “bảo vệ Nhật Bản bằng năng lực quân sự hạt nhân” có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến nay Washington tuyên bố một cách rõ ràng về việc bảo vệ hạt nhân đối với Nhật Bản.



1 ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 17
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn