GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2017

Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng tương đối khả quan trong những tháng cuối của năm 2016 do đồng yên mất giá mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump và kinh tế toàn cầu cải thiện đã thúc đẩy niềm tin của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất về triển vọng kinh tế của Nhật Bản, theo đó tình hình sản xuất, niềm tin tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu ghi nhận mức sụt giảm thấp nhất hơn 1 năm qua. Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng trong các quyết định chi tiêu vốn của họ, mặc dù mức lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay khá cao.



NHẬT BẢN TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH RÚT KHỎI TPP CỦA MỸ: ẢNH HƯỞNG KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI PHÓ (Phần 3)

Sau khi Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố Mỹ sẽ rời khỏi TPP, có 3 kịch bản cần phải tính đến. Thứ nhất, Mỹ hoàn toàn từ bỏ TPP, Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại. Bằng việc thúc đẩy RCEP, kế hoạch được Trung Quốc hậu thuẫn mà mới đây một số quốc gia bao gồm cả Chile và Peru đang tìm cách tham gia, nếu thành công nước này sẽ nắm được một vị trí vững chắc để dẫn dắt một khu vực thương mại tự do rộng lớn với nhiều tham vọng hơn. Thứ hai là sẽ có một TPP mà không cần đến Mỹ. Mặc dù TPP mất đi sức hấp dẫn khi thiếu thị trường Mỹ, nhưng bằng cách tiếp tục thúc đẩy TPP, Nhật Bản và 10 nước còn lại sẽ tự trang bị lợi thế cho bản thân trong đàm phán FTA song phương với Mỹ và hiệp định khu vực với Trung Quốc. Thứ ba là các bên sẽ chờ đến khi Mỹ thay đổi cách nhìn. Một số quốc gia châu Á – TBD dường như vẫn hy vọng khi tuyên bố của Trump vẫn chưa chính thức. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng nếu như Nhật Bản và các nước khác có thể giữ cho TPP tiếp tục, Mỹ có thể sẽ quay lại vào một thời điểm khác.

 

 



KINH TẾ NHẬT BẢN 2017: THAY ĐỔI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Các nhà kinh tế Nhật Bản mới đây đã đưa ra nhận định rằng ngoại trừ một số yếu tố chưa được làm rõ về tình hình kinh tế toàn cầu như chính sách thương mại tài chính của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump; kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2017 sau sự sụt giảm của đồng yên và các chính sách của chính phủ nhằm kích thích khản năng tiêu dùng còn hạn chế. Năm 2017 cũng được dự đoán sẽ là một năm khá lạc quan cho nền kinh tế Nhật Bản do chính phủ đã ban hành các biện pháp giúp thúc đẩy tiêu dùng.



NHẬT BẢN TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH RÚT KHỎI TPP CỦA MỸ: ẢNH HƯỞNG KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI PHÓ (Phần 2)

Sau hơn 5 năm đàm phán, tháng 2/2016 TPP đã được ký kết bởi 12 nước thành viên. Tuy nhiên để TPP có hiệu lực còn cần sự chấp thuận của quốc hội các nước. Thế nhưng tại Mỹ, ý kiến phản đối trong Quốc hội chiếm đa số. Và số phận TPP trở nên bị đe dọa hơn bao giờ hết khi ông Trump giành chiến thắng trước ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và tuyên bố sẽ rút khỏi TPP. Theo nguyên tắc, nếu TPP không có đủ sự chấp thuận của cả 12 quốc gia, thì tổng GDP của các thành viên còn lại cũng phải đạt “trên 85% ". Với tỷ lệ phần trăm GDP của Hoa Kỳ là "60, 4%", Nhật Bản là "17, 7%", có thể nói nếu không có một trong hai nước Mỹ và Nhật thì TPP sẽ không thể có hiệu lực.



NHẬT BẢN TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH RÚT KHỎI TPP CỦA MỸ: ẢNH HƯỞNG KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI PHÓ (phần 1)

Ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi TPP bởi đây là “thảm họa tiềm tàng” đối với nước Mỹ[1]. Quyết định này lập tức trở thành tâm điểm chú ý bởi những ảnh hưởng to lớn. Cùng với Mỹ, Nhật Bản là nền kinh tế lớn có vị trí quan trọng trong TPP. Ngoài phương diện chính trị, kinh tế Nhật cũng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ bởi động thái này.



CHỈ SỐ CPI NHẬT BẢN TỤT GIẢM 9 THÁNG LIÊN TIẾP

Ngày 27/12, chính phủ Nhật Bản công bố các số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) nước này đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo 0,3% được đưa ra trước đó; đây là tháng tụt giảm thứ 9 liên tiếp của chỉ số CPI cho thấy người dân Nhật Bản ngày càng có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn là tiêu dùng dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 21 năm trở lại đây. Các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) như các chính sách nới lỏng tiền tệ hay các khoản chi tiêu công dường như vẫn không phát huy tác dụng.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2016

Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng tương đối khả quan trong quý 4/2016 do sự suy yếu của đồng yên sau chiến thắng của ông Donald Trump và kinh tế toàn cầu được cải thiện. Đồng yên Nhật (JPY) đã bị mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ kể từ sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra ngày 08/11/2016, và đặc biệt, sau quyết định tăng lãi suất chuẩn của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) tại cuộc họp ngày 13-14 tháng 12/2016.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2016

Kinh tế Nhật Bản đã lấy lại đà tăng trưởng trong quý 3/2016 bất chấp sự tăng giá của đồng yên và mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một năm qua. Theo báo cáo của Văn phòng nội các Nhật Bản công bố ngày 3/11/2016 cho thấy GDP của nước này tăng 2,2% trong quý 3/2016 so với quý trước, tiếp theo sau sự gia tăng 0,7% trong quý 2/2016,  vượt xa mức dự báo tăng 0,8% của các nhà phân tích thị trường. Về tốc độ tăng trưởng hàng năm, GDP tăng 0,9% trong quý 3/2016 (Q2: tăng 0,6% so với năm trước).  Trong khi khu vực bên ngoài là động lực chính đóng góp vào sự tăng trưởng, nhu cầu trong nước vẫn còn yếu, bên cạnh đó nhiều người vẫn hoài nghi về tính bền vững của nền kinh tế.



KINH TẾ HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG – HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM (Phần cuối)

Trong hợp tác kinh tế quốc tế, từ quan điểm làm thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế (công nghiệp hóa), hỗ trợ cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp, cho vấn đề đảm bảo an ninh… của nước tài trợ thường dễ được chính sách hóa, hơn nữa những các hoạt động nhằm lợi ích ngắn hạn thường cũng dễ được thúc đẩy. Ngoài ra, trong hợp tác truyền thống tại châu Á, "Viện trợ của Nhật Bản coi trọng vào cơ sở hạ tầng, nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực đã thúc đẩy việc đưa vào sử dụng kỹ thuật công nghệ, đóng góp to lớn cho quá trình phát triển công nghiệp tại các nước châu Á theo mô hình đàn ngỗng bay”.



KINH TẾ HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG – HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM (Phần 3)

Vấn đề nhiễm môi trường cũng có thể xảy ra do sự thất bại của chính phủ. Hoặc là do chính phủ đã lựa chọn các chính sách sai lầm, hoặc đã thực thi không đúng các chính sách của mình, do chủ nghĩa quan liêu, tham nhũng, hay ý chí mục đích của các công ty gây ô nhiễm đã được phản ánh trong các chính sách, chính phủ không bảo đảm tính hệ thống, niềm tin đối với chính phủ bị mất đi làm ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của các chủ thể đối với chính sách và hệ thống pháp luật của chính phủ, thuế thu giảm sút làm yếu nền tảng tài chính… đều có thể xem là những thất bại của chính phủ.



1 ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
12 Floor, VASS Building, No. 1 Lieu Giai St., Ba Dinh, Hanoi, Vietnam.
Tel.: 84-4-62730474 Fax.: 84-4-62730478
E-mail: cjs@inas.gov.vn