GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


ĐÁNH GIÁ CUỘC BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN 2016

Ngày 10/7/2016, cuộc bầu cử Thượng viện 2016 đã kết thúc với thắng lợi của liên minh cầm quyền. Kết quả này phản ánh sự ủng hộ của người dân Nhật Bản, là nền tảng để chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe củng cố quyền lực và tiếp tục thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt là liên minh cầm quyền và các đảng nhỏ có tư tưởng sửa đổi Hiến pháp giành đủ số ghế đảm bảo điều kiện cần thiết để bước đầu tiến tới thực hiện việc sửa đổi. Lần bầu cử này đánh dấu sự thay đổi lịch sử khi hạ tuổi bỏ phiếu từ 20 xuống 18, mở rộng cơ hội đối thoại chính trị cho giới trẻ Nhật Bản. Ở một khía cạnh khác, bầu cử Thượng viện lần này góp phần nâng cao tư tưởng phát huy năng lực phụ nữ vốn đang được đẩy mạnh trong xã hội của đất nước mặt trời mọc hiện nay.



LIÊN MINH ĐẢNG CẦM QUYỀN NHẬT BẢN CHIẾM QUÁ BÁN TRONG BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN

Liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do và Công minh đã đạt được mục tiêu đề ra là giành được 70 ghế vượt mốc quá bán 61 ghế tại cuộc bầu cử lần này. Phe có tư tưởng sửa đổi Hiến pháp gồm 4 đảng Tự do Dân chủ, Công minh, Hội Duy tân Osaka và Vì tấm lòng Nhật Bản có số ghế không bầu lại lần này là 84 ghế. Kết quả lần này 4 đảng giành 77 ghế nên phe sửa đổi Hiến pháp có 161. Số ghế không bầu lại của Đảng Dân chủ Tự do là 65, lần này giành được 56 ghế, tổng cộng là 121 ghế, nên đảng Dân chủ Tự do chưa thể một mình chiếm quá bán trong Thượng viện.



TRỌNG TÂM BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN

Tại Nhật Bản, chiến dịch vận động bầu cử Thượng viện lần thứ 24 chính thức đã bắt đầu từ ngày 22/6, hướng tới cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 10/7 tới đây. Các nhà lãnh đạo đang đi khắp nước để vận động cử tri ủng hộ. Số lượng ghế không phải bầu lại trong đợt này của liên minh cầm quyền giữa Tự do Dân chủ và Komeito là 76 ghế, nếu lần bầu cử này họ giành được 46 ghế thì sẽ duy trì được quá bán (122 ghế) trong Thượng viện. Nếu đảng Tự do dân chủ giành được 57 ghế, họ sẽ một mình chiếm quá bán số ghế sau 27 năm. Đối với Thủ tướng Abe, ranh giới để chiến thắng là 61 ghế, con số quá bán trong cuộc bầu lại lần này.



XUNG QUANH BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN NGÀY 10/7

Theo điều tra của NHK, tỉ lệ người ủng hộ Nội các Abe là 47%, tỉ lệ không ủng hộ là 36%. Trong 3 ngày từ 24 tháng 6, NHK đã tiến hành điều tra toàn quốc với 3189 đối tượng cả nam và nữ qua Internet, trong đó 2044 người tương đương 64% đã trả lời. Về bầu cử vào ngày 10 tháng 7 tới đây, 59% trả lời chắc chắn sẽ đi bầu, 4% sẽ không đi, 25% có ý định đi và 7% nói rằng chưa rõ có đi hay không. Ngoài ra 4% nói rằng họ sẽ đi bầu trước ngày diễn ra bầu cử. Như vậy, có khoảng 63% sẽ đi bầu cử, bằng với con số điều tra lần bầu cử thượng viện 3 năm trước đây.



GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRONG CHUYẾN THĂM HIROSHIMA CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA

71 năm đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Harry S. Truman quyết định ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, chưa có ai trong số 11 Tổng thống của Mỹ đặt chân đến thành phố này khi còn tại nhiệm. Những người tiền nhiệm của ông Obama đều có những lý do để né tránh Hiroshima. Không ai muốn bị các cử tri Mỹ xem là người đã xin lỗi cho hành động ném bom, bên cạnh đó là mối lo ngại chuyến thăm sẽ chọc giận các nước từng bị Nhật Bản xâm lược như Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác. Tuy nhiên, ông Obama lại có cách tiếp cận khác hẳn những suy nghĩ thông thường ấy nên chuyến viếng thăm Hiroshima vào ngày 27/5 của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thu hút sự chú ý đặc biệt của toàn thế giới.



BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG MỸ OBAMA TRONG CHUYẾN THĂM HIROSHIMA

Ngày 27/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên có chuyến thăm lịch sử đến Hiroshima và đặt vòng hoa tưởng niệm tại nơi quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống thành phố Nhật Bản này vào cuối Chiến tranh Thế giới II. Chuyến thăm đã mở ra hy vọng tiếp tục tăng cường liên minh vững chắc giữa Washington và Tokyo, đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi các nước nỗ lực xây dựng một thế giới phi hạt nhân. Trước khi đặt vòng hoa, ông Obama đã đến thăm một viện bảo tàng, nơi trưng bày đầy ám ảnh hình ảnh về các nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử. Họ bị bỏng nặng, quần áo rách nát. Thậm chí nhiều bức ảnh còn cho thấy một số nạn nhân bị tan chảy xác thịt ở chân sau khi dính phải bom. Mục tiêu chuyến thăm này là thể hiện quyết tâm ngăn chặn vũ khí hạt nhân, điều từng giúp ông đoạt giải Nobel Hòa bình 7 năm trước.



HỘI NGHỊ G7 ISE-SHIMA KẾT THÚC TỐT ĐẸP

Với tư cách là quốc gia chủ trì Hội nghị G7 tại Ise-Shima, Nhật Bản đã mời Việt Nam tham dự, chứng tỏ Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược ngoại giao của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi nhậm chức khoảng hơn 1 tháng đã tham dự Hội nghị G7 và gặp gỡ song phương với Thủ tướng Shinzo Abe, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài. Thành công của Hội nghị G7 lần này góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.



XUNG QUANH HỘI NGHỊ G7 TẠI ISE-SHIMA NHẬT BẢN

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Italia (G7) tại Ise-Shima thuộc tỉnh Mie miền Trung Nhật Bản sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 5 năm 2016. Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.



TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA SẼ THĂM HIROSHIMA

Hiroshima và Nagasaki, những thành phố bị Mỹ ném bom nguyên tử năm 1945 là những cái tên khi nhắc đến luôn gây nhức nhối trong quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản. Theo thông báo của Nhà trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định sẽ đến thăm Hiroshima vào ngày 27/5, sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G7) tại Ise-Shima, Nhật Bản.



TUYÊN BỐ VỀ AN NINH HÀNG HẢI CỦA HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG G7 VÀ PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC

Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới - G7 ngày 11/4 vừa qua đã dành một phần nội dung trong “Tuyên bố Hiroshima” để bàn về an ninh hàng hải bên cạnh “Tuyên bố chung Hội nghị” nhằm lên án các hành vi khiêu khích tại Biển Đông của Trung Quốc. Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 với chủ nhà là Nhật Bản đã bày tỏ thái độ quyết liệt trong vấn đề an ninh trên biển, đặc biệt trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai khu vực mà Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp với các nước như Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.



1 ... 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ... 16
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn