GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NHẬT BẢN (Phần 1)

Tháng 3/2016, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã đề ra 3 phương châm lớn về đường hướng cải cách để các trường đại học tham khảo, đó là: “Phương châm xét tốt nghiệp và cấp bằng” (Diploma policy), “Phương châm sửa đổi chương trình đào tạo” (Curriculum policy), “Phương châm tiếp  nhận sinh viên” (Admission policy). Ngoài ra, Bộ giáo dục còn chủ chương hoàn thiện “chức năng đảm bảo chất lượng nội bộ”, coi chức năng đảm bảo chất lượng nội bộ như một chu trình tự cải cách của các trường đại học.



THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NHẬT BẢN

Hiện nay, Nhật Bản đang trở thành một xã hội già hóa dân số, ít trẻ em, đối mặt với nguy cơ giảm sút năng lực toàn xã hội, giảm sút khả năng cạnh tranh toàn cầu và xa hơn nữa là nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế đứng thứ tư trên Thế giới này. Hơn bao giờ hết, Chính phủ và người dân Nhật Bản đều ý thức được rằng: để duy trì một xã hội phát triển bền vững, cần phải đảm bảo nguồn nhân lực, tức là nguồn lao động cần thiết duy trì tăng trưởng kinh tế. “Chiến lược hồi sinh giáo dục nhằm hồi sinh Nhật Bản” được thực hiện với mục tiêu “nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng phát triển đất nước vượt bậc trong tương lai, phát huy các thế mạnh của quốc gia, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc thắng thế trong cạnh tranh quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề ở quy mô toàn cầu, xây dựng uy tín quốc gia trong cộng đồng quốc tế”.



BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG VIỆC Ở NHẬT BẢN

Từ xa xưa, xã hội Nhật Bản lấy nam giới làm trung tâm, cách thức làm việc kiểu Nhật được mô phỏng theo hình ảnh của lao động nam đã kết hôn với một người nội trợ toàn thời gian. Bù lại cho việc làm suốt đời và lương theo thâm niên từ các công ty của họ, lao động nam cung cấp một phong cách làm việc "linh hoạt" phù hợp với lợi ích của công ty, bao gồm cả thời gian làm việc dài, làm thêm giờ đột xuất, làm việc trong ngày nghỉ, đi công tác và điều chuyển. Điều này cho phép các công ty sử dụng hiệu quả một số giới hạn các nhân viên thường xuyên và đảm bảo việc thuê mướn và sa thải tới mức tối thiểu. Yếu tố làm nên phong cách làm việc này của những người đàn ông là văn hóa phân chia vai trò theo giới, mà ở đó phụ nữ phải đảm nhận tất cả các công việc nhà và nhiệm vụ chăm sóc con cái.



NHẬT BẢN QUYẾT TÂM THỰC HIỆN TINH THẦN HIỆP ĐỊNH PA-RI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nhật Bản là một trong các quốc gia tiên tiến được kỳ vọng thể hiện rõ mục tiêu và đi đầu trong thực hiện biện pháp mang tầm quốc tế chống sự ấm lên của toàn cầu. Năm 2015, trước khi Hội nghị COP21 diễn ra tại Pháp, Nhật Bản xác định đến năm 2030 giảm 26% lượng khí thải CO2 so với năm 2013. Để đạt được mục tiêu này, toàn xã hội cần có sự phối hợp, đặc biệt nhưng nơi như gia đình công sở phải có biện pháp giảm 40% lượng CO2. Bên cạnh việc giảm lượng CO2 như mục tiêu đề ra cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế.



NHẬT BẢN MỞ RỘNG VAI TRÒ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong những năm tới đấy, tỉ lệ người già Nhật Bản càng tăng nhanh hơn nữa bởi   thế hệ Danka (thế hệ sinh ra trong cuộc bùng nổ dân số lần thứ nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, tức khoảng 1948-1952) sẽ bước vào lứa tuổi 70. Đây là lứa tuổi cần đến sự chăm sóc điều dưỡng và buộc Nhật Bản cần chuẩn bị nguồn nhân lực lao động đáp ứng thực tế này.



NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TOÀN CẦU HÓA Ở NHẬT BẢN

Phương hướng tới đây của Nhật Bản là duy trì được sức mạnh kinh tế và các ngành sản xuất, đồng thời duy trì sự cân bằng trong phát triển, đảm bảo cho nhân dân hạnh phúc, ấm no về mặt đời sống vật chất và giàu có về tinh thần, hướng tới mô hình xã hội phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, Nhật Bản cần phải chứng tỏ mình là nước tiên tiến đi đầu trong việc giải quyết vấn đề ít trẻ em, trở thành một quốc gia đáng tin cậy và đáng sống trên thế giới, và để làm được điều này, cần thay đổi hệ thống xã hội sao cho thích nghi với thời đại toàn cầu hóa, cải cách một hệ thống xã hội có khả năng chi viện, hỗ trợ suốt đời.



KHÁI NIỆM NHÂN LỰC TOÀN CẦU HÓA Ở NHẬT BẢN (Phần 2)

Nguồn nhân lực toàn cầu hóa là nguồn nhân lực mang đậm bản sắc dân tộc Nhật Bản, nhưng có thể “cộng sinh, cộng tồn” trong xã hội hiện đại, nơi mà việc chung sống và cạnh tranh diễn ra cùng lúc trên phạm vi toàn Thế giới; Có chuyên môn cao và được đào tạo với cái nhìn rộng lớn, có năng lực giao tiếp và điều chỉnh mình, nhằm xây dựng mối quan hệ vượt qua mọi biên giới về ngôn ngữ khác biệt, văn hóa khác biệt và các giá trị quan khác biệt; Có năng lực xây dựng các giá trị quan mới cũng như điều chỉnh bản thân để phù hợp với nó, có tinh thần cống hiến hết mình cho thế hệ tương lai.



KHÁI NIỆM NHÂN LỰC TOÀN CẦU HÓA Ở NHẬT BẢN (Phần 1)

“Toàn cầu hóa” đã trở thành một từ khóa trong xã hội hiện đại. Ngay từ những năm 1990, đôi khi toàn cầu hóa được nhắc đến như bối cảnh của xã hội Nhật Bản trong thế kỷ tiếp theo. Nhưng “Toàn cầu hóa” chỉ thực sự trở thành một từ khóa mang tầm “chiến lược quốc gia” và sử dụng rộng rãi khi được công bố trong Quyết định của Nội các Nhật Bản về “Chiến lược tái chấn hưng Nhật Bản – JAPAN is BACK” (Nhân lực toàn cầu hóa dẫn đầu Thế giới) vào tháng 6/2013. Tháng 3/2014, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục Nhật Bản Shitamura trong tài liệu phát tại Hội nghị trung ương về giáo dục đã đưa ra các biện pháp cụ thể của Bộ này nhằm “Tăng cường nguồn nhân lực ứng phó với toàn cầu hóa” trong “Chiến lược tái sinh giáo dục nhằm tái sinh đất nước Nhật Bản” .



HAI VẤN ĐỀ TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN

Cơ cấu nguồn năng lượng đến năm 2030 của Nhật Bản xác định cụ thể là than 26%, khí thiên nhiên 27%, dầu lửa 3%, năng lượng hạt nhân 21%, năng lượng tái tạo 23%. So với năm 2013, tỉ lệ năng lượng tái tạo tăng hơn hai lần, phù hợp với xu hướng mà Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định trong báo cáo trung hạn công bố năm 2014 rằng thế giới bước vào kỷ nguyên của năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo đã có vị thế xứng đáng trong tổ hợp năng lượng toàn cầu. Nhiên liệu hóa thạch tỉ lệ ít hơn hiện tại, năng lượng hạt nhân giảm so với thời điểm trước khi xảy ra thảm họa. Có thể nhận thấy trong tương lai có 2 vấn đề đặt ra đối với đất nước xứ sở Hoa anh đào là điện hạt nhân và nhiệt điện than.



CÔNG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ Ở NHẬT BẢN

Nhiều người già ở Nhật Bản hiện nay gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân hoặc do bị bệnh và tuổi cao sức yếu nên không tự mình chăm sóc được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Nhóm này luôn cần phải có sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội Nhật Bản hiện nay, những công việc trợ giúp chăm sóc người già như vậy được định hình với tên gọi là “Kaigo” hay hộ lý điều dưỡng. Trên thực tế khái niệm “Kaigo”, chăm sóc người già, vẫn xa lạ với người dân Việt Nam và được gọi là công việc hộ lý điều dưỡng.



1 ... 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ... 27
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn