GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG GIẰNG XÉ QUANH QUYẾT ĐỊNH NÊN PHÁ BỎ HAY LƯU GIỮ TÀN TÍCH CỦA THẢM HỌA THÁNG 3 NĂM 2011 (phần 2)

Đăng ngày: 29-03-2016, 10:21

Có những người thấy "không thoải mái khi tòa nhà luôn hiện diện trước mắt"

Vốn dĩ Otsuchi là nơi có thiên nhiên rất phong phú. Ở đây có cả núi và cả biển. Nếu bạn lên ngọn đồi cao ở công viên Kokubushiroyama, bạn có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn này cùng với bờ biển trải dài. Cuối tháng hai vừa rồi, phóng viên đã cũng ông Yamazaki Goro (65 tuổi) tới thăm công viên Kokubushiroyama. Ông Yamazaki là ủy viên hội đồng nhân dân của Otsuchi. Ông ủng hộ quan điểm phá bỏ khu nhà thị chính cũ. Là một ủy viên hội đồng nhân dân, thực ra ông chỉ được phép chọn một trong hai phương án là hoặc tán thành hoặc phản đối, chứ không thể đưa ra một giải pháp trung gian.

"Gần khu nhà thị chính cũ có những chung cư đang xây dựng. Trong tương lai sẽ có những tòa nhà khác tiếp tục mọc lên. Người sống trong những chung cư ấy rõ ràng sẽ không thoải mái khi khu nhà thị chính cũ luôn hiện diện trước mắt họ. Ngoài ra, dân số Otsuchi sẽ ngày một giảm cùng sự phát triển của đô thị, nhưng chi phí bảo tồn cho di tích thì cần chi trả mãi…".

Ngoài vấn đề tài chính, điều làm ông Yamazaki lo lắng hơn cả "tương lai" của thị trấn này. Ông mong mỏi thị trấn Otsuchi sẽ nhanh chóng được tái thiết để phục hồi lại một cách thực sự.

NHỮNG GIẰNG XÉ QUANH QUYẾT ĐỊNH NÊN PHÁ BỎ HAY LƯU GIỮ TÀN TÍCH CỦA THẢM HỌA THÁNG 3 NĂM 2011 (phần 2)

Theo các tài xế taxi "có những khách hàng là cư dân thị trấn không muốn đi con đường chạy qua khu nhà thị chính cũ" (Ảnh: Karibe Taro)

Những du khách đến đây liệu có thấu hiểu được nỗi “mất mát”

Không chỉ riêng Otsuchi , những "tàn tích sau thảm họa" còn hiện diện tại khắp nơi trên các khu vực ven biển Đông Bắc Nhật Bản. Những  cuộc tranh luận về việc nên bảo tồn hay phá bỏ xuất phát từ các ý kiến như " đây là những địa điểm tuyên truyền cho việc phòng chống thiên tai", hay "chứng tích để lại cho các thế hệ sau"… cũng đang được khơi dậy mạnh mẽ. Một số địa điểm đã được quyết định bảo tồn gồm có Khách sạn du lịch Taro (たろう観光ホテル) thành phố Miyako cùng thuộc tỉnh Iwate, đây địa điểm bảo tồn số 1 với kinh phí của nhà nước. Ngoài ra Trường tiểu học Okawa cũ tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, nơi từng có 84 em học sinh bị thiệt mạng cũng là một tàn tích của thảm họa kép đang ở trong cuộc tranh luận về việc có cần thiết phải lưu giữ bảo tồn hay không.

Tàn tích của thảm họa kép cũng không chỉ có các công trình xây dựng. Ngoài ra còn có những đoàn tàu, những con tàu biển bị sóng thần tấn công, đưa sâu vào tận trong đất liền… Đã có không ít những tàn tích từng bị hủy bỏ bởi chúng gợi nên những ký ức quá đau lòng, hoặc đã trở nên nguy hiểm.

NHỮNG GIẰNG XÉ QUANH QUYẾT ĐỊNH NÊN PHÁ BỎ HAY LƯU GIỮ TÀN TÍCH CỦA THẢM HỌA THÁNG 3 NĂM 2011 (phần 2)

Học sinh trung học Otsuchi. Quan điểm của thế hệ trẻ cũng rất đa dạng (Ảnh: Karibe Taro)

Số phận khu nhà thị chính cũ của Otsuchi sẽ được quyết thế nào khi quan điểm của cư dân đối lập nhau như vậy. Cuối bài viết chúng tôi muốn trích lại ý kiến của ông Teruo Shirogane (66 tuổi), người ủng hộ ý kiến nên "phá bỏ". Về phần mình, tới giờ ông Shirogane vẫn chưa thể biết mẹ đẻ, vợ, con gái ở đâu. Trong 5 năm qua, bản thân ông Shirogane vẫn trú ngụ trong khu nhà tạm.

"Khách du lịch đến đây xem khu nhà thị chính cũ bằng xe buýt du lịch. Nếu họ đến để viếng thì đã tốt, đằng này những chàng trai cô gái trẻ ấy, họ đến đây trong tâm trạng của những người đi du lịch, cười tạo dáng để chụp ảnh. Cả gia đình tôi vẫn còn mất tích. Những người đến đây du lịch không thể nào thấu hiểu nỗi đau này. Bởi vậy theo tôi nhất định không nên giữ lại khu nhà".

Vào ngày diễn ra thảm họa cách đây 5 năm, ông Shirogane đang đi làm. Vợ và con gái ông ở nhà chăm sóc mẹ của ông, người đang phải nằm liệt giường.

NHỮNG GIẰNG XÉ QUANH QUYẾT ĐỊNH NÊN PHÁ BỎ HAY LƯU GIỮ TÀN TÍCH CỦA THẢM HỌA THÁNG 3 NĂM 2011 (phần 2)

Cảng cá đối diện vịnh Otsuchi. Biển cả mang đến đến hạnh phúc và cả khổ đau cho con người (Ảnh: Karibe Taro)

"Hẳn mẹ tôi đã bảo con dâu và cháu mình chạy trốn. Nhưng cả vợ và con gái tôi đều không nỡ bỏ mặc bà cụ. Có lẽ vợ và con gái tôi nghĩ rằng, dù chạy thoát và sống sót thì cũng sẽ sống trong dằn vặt cả đời vì đã bỏ bà cụ ở lại một mình”.

"Khi tôi quay trở về thì ngôi nhà của chúng tôi chỉ còn là một đống đổ nát lớn. Tôi đã sốc đến mức không thể bước đi nổi. 5 năm trời trôi qua với tôi vừa dài lê thê lại vừa chỉ như mới hôm qua. Tôi không thể tìm thấy gì của người thân, bởi vậy cũng không thể tổ chức tang lễ cho họ được”.

NHỮNG GIẰNG XÉ QUANH QUYẾT ĐỊNH NÊN PHÁ BỎ HAY LƯU GIỮ TÀN TÍCH CỦA THẢM HỌA THÁNG 3 NĂM 2011 (phần 2)

Tòa nhà thị chính cũ cần bảo tồn hay phá bỏ, quyết định này vẫn đang giao động (Ảnh: Karibe Taro)

"Họ là gia đình thân thiết của tôi. Nếu được sinh ra một lần nữa, nếu có thể bắt đầu lại, tôi cũng vẫn muốn một gia đình như của mình, với vợ và con gái tôi. Tôi muốn đưa được vợ con về nhà càng sớm càng tốt, cho dù họ chỉ còn lại xương cốt đi nữa. Nếu không làm được như vậy, tôi không thể sống một cách thanh thản”.

Với ông Shirogane, có những lý do khiến ý nghĩa của việc phá bỏ còn lớn hơn cả vấn đề của khu nhà thị chính cũ. Và có lẽ không ít nạn nhân khác của thảm họa động đất sóng thần cũng nghĩ như vậy./.

 

Nguồn: Ortus Japan, Inc.

Theo Yahoo! News Japan http://news.yahoo.co.jp/feature/121

Người dịch: Đỗ Thị Ánh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (CJS), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


Tin tức khác

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...
PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...

Bài viết này sử dụng dữ liệu thu được từ "Khảo sát về vốn xã hội và COVID-19 tại Nhật Bản và Nga" được thực hiện t ...

MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN
MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN

Giáo dục STEAM là một phương pháp học tập sử dụng Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học làm điểm tru ...

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...
PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...

Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu so sánh vốn xã hội của Nhật Bản và Nga trong đại dịch COVID-19 từ quan điểm của ...

BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?
BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?

Ngày 10/04/2023, Hội đồng chuyên gia chính phủ Nhật Bản với sự chủ trì của ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch Cơ quan Hợp ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn