GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHƯƠNG CHÂM SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN TRONG TƯƠNG LAI

Đăng ngày: 1-08-2016, 12:01

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên năng lượng nên chú trọng đến đảm bảo năng lượng và các vấn đề liên quan như “đảm bảo môi trường”, “hiệu quả kinh tế”, “cung cấp ổn định”. Để đảm bảo năng lượng, điều cần thiết là duy trì ổn định nhiều nguồn năng lượng, cơ cấu nguồn năng lượng có sự cân bằng hay còn được gọi là đa dạng năng lượng[1].

Các loại năng lượng con người thường hay sử dụng gồm: điện, gas, xăng, dầu, năng lượng mặt trời…  Có thể phân năng lượng thành 2 loại chính như sau:

Năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng vô tận như sức gió (phong năng), năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, sức thủy triều và năng lượng thuỷ điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, rất thân thiện với môi trường.

Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt dần theo thời gian.

Có nhiều nguồn năng lượng nhưng không có năng lượng hoàn hảo, nguồn năng lượng nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng là phát huy những điểm tích cực, lưu ý đến mặt tiêu cực, sử dụng hợp lý giữa các nguồn năng lượng.

Đặc trưng chủ yếu của nguồn năng lượng

PHƯƠNG CHÂM SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN TRONG TƯƠNG LAI

PHƯƠNG CHÂM SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN TRONG TƯƠNG LAI

Nguồn:「電気事業連合会原子力2014[コンセンサス]」

http://www.tepco.co.jp/electricity/energy_situation/bestmix.html

Năm 2015, Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn cung cấp năng lượng dài hạn”. Trong đó, bốn phương châm cơ bản của bản kế hoạch cung cấp năng lượng tầm nhìn dài hạn là tính an toàn, nguồn cung ổn định, hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường[2].

Tính an toàn

Sau thảm họa sóng thần ngày 11/3/2011, sự tin tưởng vào năng lượng hạt nhân giảm sút. Mặt khác, Nhật Bản nâng cao ý thức ứng phó với thảm họa thiên nhiên, về sử dụng năng lượng gió, cung cấp nhiên liệu ngoài dầu lửa, khí tự nhiên. Từ đó, qui chuẩn đảm bảo an toàn trong sử dụng năng lượng hạt nhân vốn được xem là cao nhất thế giới tiếp tục được nâng cao hơn nữa, đồng thời tiếp tục phát triển nhân lực kỹ thuật cần thiết nhằm đảm bảo mức độ an toàn. Tính an toàn trong sử dụng nguồn năng lượng dầu mỏ, khí tự nhiên cũng được lưu ý.

Nguồn cung ổn định

Vấn đề quan trọng là đảm bảo nguồn cung đa dạng đảm bảo sự ổn định không chỉ khi bình thường mà khi xảy ra nguy cấp. Trong đó, nâng cao tỉ lệ năng lượng tự cung là mục tiêu dài hạn của Nhật Bản. Ngoài ra, sau thảm họa sóng thần, nguồn điện hạt nhân tạm ngừng sử dụng, tỉ lệ năng lượng tự cung giảm xuống mức 6%, thấp thứ 2 trong số 34 nước OECD. So sánh với các quốc gia khác (xem bảng dưới đây), Nhật Bản ở mức quá thấp. Trong tương lai, Nhật Bản hướng tới nâng tỉ lệ tự cung năng lượng sẽ cao hơn thời điểm trước khi xảy ra sóng thần lên mức 25%.

Bảng: Tỉ lệ tự cung cấp năng lượng của một số quốc gia (đơn vị %)[3]

PHƯƠNG CHÂM SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA NHẬT BẢN TRONG TƯƠNG LAI

Nguồn: IEA “Energy balances of OECD countries 2014”, “Energy balances of  NON - OECD countries 2014”

Hiệu quả kinh tế

Sau thảm họa sóng thần, khoản chi trả tiền điện dùng cho gia đình cũng như trong ngành công nghiệp tăng nhanh, rất nhiều ý kiến phàn nàn xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất mà trước hết là các công ty qui mô vừa và nhỏ. Để đảm bảo tuyển dụng lao động và cuộc sống người dân, kiểm soát giá điện là vấn đề được quan tâm, đồng thời cần đảm bảo sự ổn định ở tầm trung và dài hạn.

Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế đang có những dấu hiệu khởi sắc, điều quan trọng là đảm bảo sức cạnh tranh trong ngành sản xuất, đưa kinh tế Nhật Bản thực sự đi vào quĩ đạo, cần xây dựng cơ cấu nguồn năng lượng thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ Nhật Bản cố gắng cải cách hệ thống năng lượng, giảm hết mức có thể giá cung cấp năng lượng, mặt khác giảm mức độ phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân như trước khi xảy ra sóng thần, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo. Song điều này kéo theo sự gia tăng nhiều chi phí, nên hiện tại, mục tiêu hướng tới của Nhật Bản là cắt giảm chi phí cho điện lực.

Đảm bảo môi trường

Sau thảm họa sóng thần năm 2011, nguồn năng lượng hạt nhân tạm ngừng sử dụng, thay vào đó là nguồn nhiệt năng, kéo theo sự gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trước thực tế đó, đòi hỏi Nhật Bản phải thực hiên tích cực hơn nữa các biện pháp chống sự ấm lên toàn cầu.

Năm 2015, Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 diễn ra tại Paris, thủ đô nước Pháp, đã chính thức thông qua Bản Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhật Bản là một trong các quốc gia tiên tiến được kỳ vọng thể hiện rõ mục tiêu và đi đầu trong thực hiện biện pháp mang tầm quốc tế chống sự ấm lên của toàn cầu. Trên cơ sở đó, Nhật Bản đưa ra Tầm nhìn dài hạn cung cấp năng lượng đóng góp vào dẫn dắt thế giới, nêu cao mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Xung quanh vấn đề ứng phó với sự ấm lên của toàn cầu, ngày 29 tháng 7 vừa qua một hội nghị do Bộ môi trường Nhật Bản tổ chức thảo luận về chiến lược dài hạn với mục tiêu sau năm 2050 thế giới sẽ không còn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thực tế, chủ đề này cũng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị các nước công nghiệp G7 mở rộng diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 5 tại Ise-Shima, Nhật Bản[4].

Trong kế hoạch năng lượng cơ bản, Nhật Bản thúc đẩy hiệu quả nguồn nhiệt điện, sử dụng năng lượng tái tạo, triệt để tiết kiệm năng lượng, đồng thời xác định phương hướng cơ bản của chính sách như giảm hết mức có thể sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Phương châm cơ bản xác định tầm nhìn tương lai về cơ cấu cung cấp năng lượng và đạt được những mục tiêu an toàn, ổn định, kinh tế và đảm bảo môi trường như đã nêu trên.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]エネルギーミックス

http://www.tepco.co.jp/electricity/energy_situation/bestmix.html

[2]長期エネルギー需給見通し、平成27年7月、経済産業省

[3]エネルギーの安定供給に向けた課題

http://www.tepco.co.jp/electricity/energy_situation/stable_supply.html

[4]温室効果ガス排出ゼロ目指す委員会が初会合

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160729/k10010614041000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_015



Tin tức khác

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...
PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...

Bài viết này sử dụng dữ liệu thu được từ "Khảo sát về vốn xã hội và COVID-19 tại Nhật Bản và Nga" được thực hiện t ...

MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN
MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN

Giáo dục STEAM là một phương pháp học tập sử dụng Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học làm điểm tru ...

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...
PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...

Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu so sánh vốn xã hội của Nhật Bản và Nga trong đại dịch COVID-19 từ quan điểm của ...

BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?
BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?

Ngày 10/04/2023, Hội đồng chuyên gia chính phủ Nhật Bản với sự chủ trì của ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch Cơ quan Hợp ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn