GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CÔNG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 12-08-2016, 18:53

Công việc hộ lý điều dưỡng

Một trong những vấn đề xã hội mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay là già hóa dân số. Kết quả một cuộc khảo sát do chính phủ Nhật Bản thực hiện cho thấy hơn một phần tư số hộ gia đình chỉ bao gồm người già ở độ tuổi 65 trở lên. Bộ phúc lợi thực hiện cuộc khảo sát này vào tháng 6 năm 2015 với hơn 46.000 hộ gia đình trả lời khảo sát. Bộ này ước tính số hộ gia đình chỉ có người từ 65 tuổi trở lên tăng khoảng 500.000 hộ so với năm trước đó, lên 12,7 triệu hộ, cũng là mức cao kỉ lục từ trước tới nay. Con số này tương đương với 25,2% tổng số hộ gia đình tại Nhật Bản[1].

Nhiều người già ở Nhật Bản hiện nay gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân hoặc do bị bệnh và tuổi cao sức yếu nên không tự mình chăm sóc được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Nhóm này luôn cần phải có sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội Nhật Bản hiện nay, những công việc trợ giúp chăm sóc người già như vậy được định hình với tên gọi là “Kaigo” hay hộ lý điều dưỡng. Trên thực tế khái niệm “Kaigo”, chăm sóc người già, vẫn xa lạ với người dân Việt Nam và được gọi là công việc hộ lý điều dưỡng.

Người cần chăm sóc là người không có được cuộc sống mà chúng ta vẫn nghĩ là “bình thường”. Mỗi người có một hoàn cảnh và lí do riêng. Ví dụ, có người không nói được lưu loát do bị bệnh về não, có người bị liệt không cử động được, có người thì vì bị bệnh mà nằm liệt giường, có rất nhiều người với các hoàn cảnh khác nhau…Ngoài ra, có những người không bị bệnh nhưng do tuổi cao mà xương và cơ yếu đi, đi lại khó khăn. Khi đó họ cần có người giúp đỡ vì với họ, những động tác sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm, đi vệ sinh cũng trở nên khó khăn khi phải tự làm một mình. Có lẽ bất kỳ ai rồi cũng sẽ cần đến người chăm sóc.

Ở Nhật Bản, tình trạng cần chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày do bị tổn thương về thể xác và tinh thần được gọi là “tình trạng cần chăm sóc”. Cần chăm sóc được chia làm 5 mức (cần chăm sóc từ 1-5). Các mức chia như sau:

- Cần chăm sóc 1: Tự ăn uống và vệ sinh cá nhân được, nhưng có những lúc ví dụ như khi đi tắm thì cần người giúp. Có chiều hướng bị bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và suy giảm chức năng nhận thức.

- Cần chăm sóc 2: Tình trạng cần kaigo 1, cộng thêm cần giúp đỡ khi đứng dậy và đi bộ.

- Cần chăm sóc 3: Không tự làm được những việc đơn giản quanh mình như thay quần áo và lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh, đứng lên. Có vài biểu hiện về bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức rõ rệt.

- Cần chăm sóc 4: Tình trạng cần kaigo 3, cộng thêm không tự đứng dậy được, và hay có các vấn đề về hành vi.

- Cần chăm sóc 5: Cần giúp đỡ mọi mặt trong sinh hoạt như các sinh hoạt cá nhân, đi vệ sinh, ăn uống. Bao gồm cả “nằm liệt”. Trong tình trạng rất khó giao tiếp do có chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức nặng[2].

Sự khác nhau giữa công việc chăm sóc của Việt Nam và Nhật Bản

Ở Việt Nam, thông thường việc chăm sóc do người trong gia đình làm. Ở bệnh viện và cơ sở dưỡng lão cũng có nhân viên làm công việc chăm sóc như là một nghề, tuy nhiên phần chính của việc chăm sóc vẫn do người nhà đảm nhiệm. Người làm công việc chăm sóc như là 1 nghề mới chỉ dừng ở việc giúp đỡ đơn giản cho người bệnh và phụ giúp cho y tá và hộ lý. Công việc chăm sóc người già của Việt Nam vẫn do gia đình làm là chính và có thể nói nghề chăm sóc người già vẫn chưa thực sự được nhìn nhận đúng trong xã hội.

Ở Nhật Bản, cách đây nhiều năm, việc chăm sóc người già cũng do người trong gia đình làm giống như ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, cùng với xu hướng gia đình hạt nhân và xã hội hóa người cao tuổi, “Nhân viên hộ lý điều dưỡng” có chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong công việc trợ giúp người già. Ngoài ra, có cả chứng chỉ hành nghề cấp Quốc gia “Nhân viên hộ lý điều dưỡng và phúc lợi xã hội” cấp cho người có chuyên môn cao. Công việc này đòi hỏi người làm phải có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt để vừa chăm sóc người cao tuổi vừa kết hợp với bác sĩ để công việc thuận tiện trôi chảy. Có thể nói, nghề hộ lý điều dưỡng chăm sóc người già của Nhật Bản là công việc “chuyên nghiệp” đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Hiện trạng nhân lực hộ lý điều dưỡng ở Nhật Bản

Hiện nay, thiếu hụt  nhân lực hộ lý điều dưỡng chăm sóc người già đã trở thành vấn đề mà chính phủ Nhật Bản hiện đang lên kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này vào năm 2025 được dự tính sẽ thiếu đến 377.000 người. Đào tạo và giữ được nhân lực đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của Nhật Bản.

Những số liệu sau cho thấy qui mô thị trường ngành hộ lý điều dưỡng

Tổng chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng:

- Năm 2000: 3 triệu 600 tỉ yên

- Năm 2013: 9 triệu 400 tỉ yên

- Năm 2025: 21 nghìn tỉ yên

Theo số liệu thống kê “Tổng chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng” thể hiện quy mô thị trường ngành chăm sóc người già của Nhật Bản, con số tăng lên hàng năm kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2000. Tăng từ 3 triệu 600 tỉ yên vào năm 2000 lên 9 triệu 400 tỉ yên năm 2013 (dự tính lúc đó) và tăng tới khoảng 2.6 lần trong vòng 13 năm. Với hiện trạng  già hóa của Nhật Bản như hiện nay, dự tính chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng tiếp tục gia tăng tới 21 nghìn tỉ yên vào năm 2025[3].

Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng

Theo khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi ở Nhật Bản, các ứng viên được tuyển chọn và đào tạo bắt đầu từ năm 2012. Sau một thời gian được đào tạo tại Việt Nam, các ứng viên phải đạt trình độ tiếng Nhật N3, đáp ứng sức khỏe và tay nghề sau một năm đào tạo miễn phí. Mức lương ở Nhật khoảng 28-30 triệu đồng/tháng và hộ lý khoảng 30-33 triệu đồng/tháng. Trong thời  gian 3-4 năm vừa học vừa làm, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về hộ lý và điều dưỡng. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm 1 lần, ứng viên hộ lý được dự thi 1 lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được phép ở lại làm việc dài hạn.

Ngày 25/5/2016, 180 ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam đã xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Đây là sự tiếp nối thành công của chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản do Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với phía Nhật Bản triển khai. Hiện khóa 1 và khóa 2 đã làm việc rất tốt tại Nhật Bản, khóa 3 sắp sang Nhật Bản. Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực và chất lượng của các ứng viên Việt Nam. Với điểm tương đồng trong văn hóa hai nước, ứng viên Việt Nam sẽ sớm đáp ứng được công việc tại Nhật Bản và trau dồi kiến thức sau này khi về nước.

Được triển khai từ năm 2012 đến nay, chương trình phái cử điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản đã đào tạo được 720 ứng viên, trong đó có 470 ứng viên đã xuất cảnh sang Nhật Bản[4]. Việc hai nước triển khai có hiệu quả sẽ mở ra cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản cho nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành điều dưỡng của Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Bé, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Tin NHK ngày 17/7/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[2]Hội thảo du học Nhật Bản ngành hộ lý điều dưỡng

Tài liệu cung cấp tại “Hội thảo du học Nhật Bản ngành hộ lý điều dưỡng” ngày 29/12/2015 tại Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) trong trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

[3]Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản

[4]Chương trình "Tạp chí tiếng Nhật Japanlink"

https://www.youtube.com/watch?v=GUdyPIH689c&index=1&list=PLQ9ujV_whCP2TKxk0VzErDAfFBptYjEU2

Tin tức khác

Bài học từ việc phát triển cộng đồng ở Nhật Bản
Bài học từ việc phát triển cộng đồng ở Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có tính cộng đồng cao, nhưng trải qua quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng từ sau Chiến ...

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN

Đối với các vấn đề nổi lên hàng đầu trong đại dịch Covid-19 như thực tập sinh, du học sinh bị mất việc, mất si ...

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC (PHẦN 2)
ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC (PHẦN 2)

Nhìn chung, những gián đoạn do dịch bệnh và quá trình sử dụng công nghệ thông tin bắt buộc trong thời gian Covid 19 lây lan đã làm thay đổi mạnh mẽ ...

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC
ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid 19 đã tạo ra cú sốc lớn trên toàn cầu, trong đó giáo dục là một trong những ngành ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn