GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

VỊ TRÍ CHÍNH TRỊ VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Đăng ngày: 14-06-2020, 16:03

Địa vị chính trị của phụ nữ Nhật Bản thay đổi theo từng thời đại trong lịch sử. Như thời kỳ Nara (710-794) vẫn còn tàn dư của chế độ mẫu hệ nên phụ nữ vẫn đóng vai trò trung tâm, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tôn giáo và chính trị. Thời kỳ này, phụ nữ ngoài làm việc nhà và chăm sóc con cái, cũng tham gia buôn bán và được kế thừa gia sản từ cha mẹ, cặp vợ chồng sau khi kết hôn sống trong nhà người vợ. Đặc biệt các nữ tu sĩ trong các đền thờ Thần đạo có địa vị cao và được xã hội coi trọng. Cùng với dòng chảy thời gian, cấu trúc xã hội thay đổi và địa vị chính trị của phụ nữ  Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng.

Sang thời kỳ Heian (794 – 1185), là thời kỳ đạo Khổng và các ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao, sự du nhập mạnh mẽ của đạo Khổng và Nho giáo vào Nhật Bản với những quy chuẩn đạo đức khắt khe như “tam tòng tứ đức” đã làm chuyển biến xã hội một cách rõ rệt, đặt người phụ nữ Nhật Bản vào vị trí thấp trong xã hội. Họ phải cam chịu với không gian góc bếp, ngôi nhà của mình để chăm sóc chồng con và dần bị loại trừ ra khỏi các lĩnh vực công. Thời Meiji vị trí chính trị của phụ nữ rất thấp kém bởi chính quyền chỉ tập trung bảo vệ và đề cao vai trò và vị trí của nam giới. Năm 1980, chính quyền ban hành luật cấm các phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ. Năm 1981, chính quyền ban hành Luật về Hộ tịch khẳng định về mặt luật pháp sự phụ thuộc của người phụ nữ vào nam giới trong gia đình. Chính quyền cũng có hàng loạt những quy định ngăn cản phụ nữ tham gia hoạt động chính trị như phụ nữ không được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản mà phải chịu sự giám sát của người chồng trong gia đình, không được quyền bỏ phiếu…

Trong hoàn cảnh đó, phụ nữ Nhật Bản không hề cam chịu mà có nhiều hoạt động nhằm giành quyền tham gia chính trị cho phái mình. Nửa sau thập niên 1870, cùng với sự sôi nổi của phong trào đòi quyền dân chủ, ở Nhật xuất hiện việc kêu gọi về tính cần thiết của việc phụ nữ tham chính. Quyền tham chính của phụ nữ được đề cập lần đầu tiên vào Hội nghị lãnh đạo các địa phương (地方官会議) được tổ chức vào tháng 4 năm 1878 khi Hirayama Yasuhiko đưa đề xuất cải cách quy định về việc bầu cử chỉ giới hạn cho nam giới thành trao quyền bầu cử cho cả nam và nữ. Với lập luận rằng “Tại sao phụ nữ cũng phải nộp thuế với tư cách là chủ hộ gia đình lại không có quyền đi bỏ phiếu?”, Hirayama Yasuhiko là người đầu tiên ở Nhật Bản lên tiếng công khai đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Hoạt động trên của ông đã làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh đòi quyền tham gia chính trị của phụ nữ trên toàn nước Nhật.

Năm 1912 Thiên Hoàng Minh Trị qua đời, làn sóng đấu tranh dân chủ đang lan rộng ở Mỹ tác động tới Nhật Bản. Năm 1920 quyền bầu cử phổ thông được thực hiện dưới thời Thiên Hoàng Đại Chính. Vào thời điểm đó, Nhật Bản trở thành một trong số những quốc gia ít ỏi trên thế giới với việc công nhận quyền tham chính của nữ.  Tuy nhiên, đến năm 1884, với việc sửa đổi “Luật tổ chức chính quyền địa phương”, phụ nữ Nhật lại bị loại trừ khỏi các hoạt động chính trị này [1].

Đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh xã hội thịnh hành các luận thuyết đề cao và nhấn mạnh “tính mẫu” (母性) ở người phụ nữ, thể hiện xã hội cần người phụ nữ ở góc độ chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái (“良妻賢母” nghĩa là “Vợ tốt mẹ hiền”), phụ nữ Nhật vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tham gia chính trị. Thể hiện tiêu biểu qua các phong trào đấu tranh như phong trào của phụ nữ theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa với vai trò hoạt động nổi bật của Fukuda Hideko và Yamakawa Kikue phong trào đấu tranh nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa mà họ cho là nguyên nhân gây lên sự nghèo khổ cho phụ nữ nói riêng và người lao động nói chung, hay các phong trào đấu tranh đòi thay đổi các điều luật về hôn nhân bất bình đẳng giới.

Năm 1919, Ichikawa Fusae cùng các công sự thành lập “Hiệp hội phụ nữ mới” với mục đích đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho phụ nữ. Tuy chỉ tồn tại trong 3 năm song Hiệp hội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phong trào đấu tranh giành quyền tham chính của phụ nữ Nhật. Đặc biệt, vào năm 1905, Hiệp hội đã tổ chức lấy chữ ký của đông đảo quần chúng tạo áp lực nhằm yêu cầu Quốc hội  phải sửa đổi Điều 5 trong “Luật về Cảnh sát và trị an” (Ban hành năm 1900), trong đó quy định cấm phụ nữ thành lập các tổ chức xã hội, hay các cuộc tụ họp mang tính chất chính trị. Cũng trong năm 1905, Hiệp hội cũng tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết với nội dung ban đầu tuyên truyền về bất bình đẳng giới, lý giải sự cần thiết phải sửa đổi các điều luật ngăn cấm phụ nữ tham gia chính trị nhằm thức tỉnh tinh thần đấu tranh của phụ nữ và tranh thủ sự ủng hộ của nam giới [2].

Sau nhiều lần bị phủ quyết nhưng Hiệp hội vẫn không ngừng kêu gọi đấu tranh. Tháng 3 năm 1922, Quốc hội Nhật Bản lần thứ 45 đã thông qua quyết định sửa đổi Điều 5 Luật Cảnh sát và trị an. Tháng 5 cùng năm này, Luật sửa đổi có hiệu lực. Thành quả này của Hiệp hội đã gây tiếng vang lớn trong chính trường Nhật Bản.

Sau khi Hiệp hội phụ nữ mới tan rã, năm 1924, Ichikawa Fusae tiếp tục  thành lập “Hội đồng minh giành quyền tham gia chính trị cho phụ nữ” 婦人参政権獲得期成同盟会 với quy mô lớn hơn. Trong thời gian hoạt động từ năm 1924 đến năm 1940, Hội đồng minh đã có nhiều hoạt động đấu tranh mạnh mẽ để giành quyền tham chính cho phụ nữ bao gồm quyền bầu cử ngang bằng với nam giới, quyền tham gia bộ máy chính quyền địa phương, quyền tham gia các vấn đề chính trị quốc gia và quyền tham gia các Đảng chính trị. Hoạt động đấu tranh của Hội cũng rất đa dạng như chuẩn bị tài liệu, thu thập chữ ký, gửi các bản yêu cầu lên Quốc hội và Chính phủ, tổ chức các khóa đào tạo, các buổi diễn thuyết… đã tạo không khí đấu tranh chính trị sôi nổi, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia[3]. Với vị trí và lập trường trung lập với các Đảng chính trị, nguyên tắc hoạt động chặt chẽ, mục tiêu và phương pháp hoạt động cụ thể, Hội đồng minh trở thành tổ chức lớn nhất đấu tranh vì mục tiêu quyền lợi của phụ nữ Nhật trước Chiến tranh. Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng minh là đỉnh cao của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật trước Chiến tranh.

Tuy vậy, các hoạt động tích cực của Hội đồng minh vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trước năm 1945, phụ nữ Nhật vẫn chưa đạt được những quyền tham gia chính trị cơ bản, trong đó có quyền bầu cử. Đây là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau chiến tranh.

Vũ Phương Hoa

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

1. 日本の衆議院における 女性代表

http://www.law.tohoku.ac.jp/gcoe/wp-content/uploads/2011/03/gemc_05_cate2_5.pdf

2. Lịch sử phong trào đấu tranh giành quyền tham chính liên tục của phụ nữ

(草の根の婦人賛成運動史), Ito Yasuko (2008), NXB Yoshikawa Kobunkan.

3. Nhật Bản câu chuyền về một quốc gia

Edwin Reischauer (1998) NXB Thống kê.

Tin tức khác

ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG Ở NHẬT BẢN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG Ở NHẬT BẢN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Khác với các xã hội nông nghiệp châu Á khác, ở Nhật Bản, cái gọi là cộng đồng “hội phố” có những điểm đặc sắc đáng lưu ý. Nếu như ...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 3)
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 3)

Thay đổi lớn nhất của gia đình Nhật Bản sau chiến tranh là số con trong các gia đình giảm đi, chứ không phải là sự gia tăng của kiểu gia đình hạt n ...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 2)
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 2)

Một đặc điểm về dân số của thời kỳ cuối Edo là tỉ lệ sinh thấp một cách đáng kinh ngạc. Vào thời Edo, tỉ lệ sinh tại các vùng có thể dự đo ...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 1)
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ NHẬT BẢN (phần 1)

Trong một số ít cái tài liệu ghi chép còn sót lại, người ta ước đoán dân số Nhật Bản đã trải qua những thời kỳ biến động lớn ở thời Heian và thời E ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn