GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN

Đăng ngày: 29-09-2020, 12:07

Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Nhật Bản (báo cáo sơ bộ thứ hai) cho giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 được điều chỉnh giảm hơn so với báo cáo sơ bộ đầu tiên xuống mức -28,1% hàng năm (giảm 7,9% so với quý trước). Theo số liệu thống kê của các công ty trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, doanh số bán hàng trong tất cả các ngành (không bao gồm tài chính và bảo hiểm) giảm 10,7% so với quý trước, quý thứ 6 liên tiếp giảm, lợi nhuận kinh doanh cũng giảm 29,7%, giảm trong 5 quý liên tiếp[1].

Thặng dư thương mại 2 tháng liên tiếp

Trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu của Nhật Bản giảm gần 15% so với cùng thời kỳ này năm ngoái, trong khi đó, nhập khẩu giảm khoảng 21%. Xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm khoảng 20% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng 5%, tăng trong 2 tháng liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang khôi phục sau đại dịch.

Nhập khẩu từ Mỹ và EU giảm 22% trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 7%. Trong tháng 8, thương mại Nhật Bản thặng dư 248 tỷ yên, tương đương khoảng 2,4 tỷ đôla Mỹ và đây là tháng thứ 2 liên tiếp thương mại của Nhật Bản thặng dư.

Xuất khẩu và sản xuất trong tháng 7 năm 2020 nhìn chung được cải thiện do các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước được nối lại. Xuất khẩu tăng 6,3% so với tháng 6, tăng 2 tháng liên tiếp, xuất khẩu ô tô sang Mỹ tăng đã làm tăng lượng xuất khấu. Chỉ số sản xuất công nghiệp và khai khoáng cũng được thúc đẩy bởi sự phục hồi của sản xuất ô tô, tăng 8,7%, 2 tháng liên tiếp tăng. Đơn đặt hàng máy móc dân dụng (không tính thuyền, điện lực) chuyển sang tăng lên 6,3%. Ngành sản xuất và phi sản xuất đều tăng hơn tháng 6. Chỉ số liên quan đến ngành dịch vụ giảm 0,5%. Tháng 6, tình trạng khẩn cấp được gỡ bỏ nên phục hồi nhanh, nhưng trong tháng 7 do thời tiết bất thường nên các ngành bán lẻ bị tác động khiến các chỉ số giảm.

Giá trị xuất khẩu trong tháng 7 giảm 19,2% so với năm trước, là mức giảm lớn, nhưng tốc độ giảm so với tháng trước. Theo khu vực, doanh số bán hàng đến Mỹ là + 44,5%, doanh số bán hàng đến châu Á là + 2,0% và doanh số bán hàng đến EU là + 0,1%. Xuất khẩu ô tô sang Mỹ gia tăng đáng kể đã thúc đẩy tổng thể. Việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa đã giải phóng nhu cầu dồn nén, doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn xuất khẩu sang châu Á tăng lên. Triển vọng sản lượng xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi. Tuy nhiên, nhiều khả năng tốc độ phục hồi sẽ chậm lại sau sự sụt giảm của nhu cầu bị dồn nén[2].

Môi trường tuyển dụng xấu

Các chỉ số liên quan đến việc làm và thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1 điểm phần trăm so với tháng 6. Mặc dù số lượng nhân viên tuyển dụng đã tăng lên nhưng sự phục hồi còn chậm nếu xét với tốc độ giảm so với tháng 6. Tổng lương tiền mặt giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo điều tra của Công ty Tokyo Shoko Research, kể từ khi ghi nhận doanh nghiệp đầu tiên tại Nhật Bản bị phá sản do dịch Covid-19 vào ngày 25/2, con số này đã tăng lên 504 trường hợp tính tới thời điểm ngày 18/9. Trong đó, tháng 6/2020 ghi nhận số doanh nghiệp phá sản nhiều nhất với 103 trường hợp, tháng 7/2020 và tháng 8/2020, số doanh nghiệp phá sản do dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm xuống mức lần lượt là 80 và 67. Tuy nhiên, chỉ trong nửa đầu tháng 9/2020, số doanh nghiệp nước này bị phá sản do dịch Covid-19 đã là 63 trường hợp, nguyên nhân một phần do số bệnh nhân Covid-19 tăng sau khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ hoàn toàn lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp[3].

Hầu hết các doanh nghiệp phá sản thuộc ngành nhà hàng ăn uống, tiếp đó là trong lĩnh vực khách sạn và bán lẻ quần áo. Nhiều công ty có thể sẽ phải ngừng hoạt động nếu dịch bệnh không chấm dứt sớm. Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản điều tra về những trường hợp bị sa thải hoặc không được gia hạn hợp đồng vì chủ lao động gặp khó khăn, kinh doanh yếu kém do Covid-19. Kết quả, có 60.439 người thất nghiệp trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến ngày 23/9, song con số thực tế có thể còn cao hơn. Số người mất việc do Covid-19 đã vượt quá con số 10.000 người vào ngày 22/5, vượt 30.000 người vào ngày 1/7 và vượt 50.000 người vào ngày 31/8 và sau đó tiếp tục gia tăng. Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội thúc giục các doanh nghiệp duy trì việc làm thông qua sử dụng các chương trình trợ cấp của chính phủ. Giới chức cũng có kế hoạch giúp những người thất nghiệp tìm việc làm mới. Chánh văn phòng nội các Kato Katsunobu cho rằng tốc độ gia tăng trong tháng 9 gần như tương đương với mức của các tháng 5, 6 và 7, và cao hơn so với tháng 8. Theo dõi sát tình hình và đảm bảo việc làm là trọng tâm của chính quyền Abe trước đây và nay là chính quyền Suga, phải thực hiện chính sách cần thiết trong thời gian tới đây[4].

Chỉ số tiêu dùng tháng 8 giảm

Tiêu dùng, việc làm và tiền lương trong tháng 7 năm 2020 nhìn chung vẫn yếu. Mức tiêu dùng của hộ gia đình có từ hai người trở lên giảm 6,5% so với tháng 6. Trong tháng 6, lượng tiêu thụ hàng loạt mặt hàng tăng đột biến do việc gỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp, nhưng xu hướng này đã dừng lại vào tháng 7. Chỉ số giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống trong tháng 8 do Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố là 101,3 với năm 2015 là 100, giảm 0,4% so với cùng tháng năm ngoái và lần đầu tiên tăng trưởng âm trong 3 tháng. Sau khi âm vào tháng 4 và tháng 5 do sự lây lan của Covid-19, chỉ số giá tiêu dùng đi ngang vào tháng 6 và tháng 7, nhưng lại chuyển sang mức âm trong tháng 8 năm 2020[5].

Đưa Tokyo vào chiến lược kích cầu du lịch nội địa

Chiến lược kích cầu du lịch nội địa “Go To Travel” triển khai đã được 2 tháng. Ban đầu, do lây nhiễm lan rộng, Tokyo bị loại khỏi chiến lược này, nhưng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã công bố chính sách bổ sung Tokyo từ ngày 1 tháng 10. Điều này kỳ vọng sẽ gia tăng số lượng khách du lịch từ Tokyo ở các khu vực nông thôn và sự phục hồi số lượng khách du lịch đến thăm Tokyo.

Việc người dân Tokyo vốn chiếm hơn 10% dân số cả nước, đến thăm các khu vực địa phương sẽ có lợi cho các cơ sở lưu trú tại địa phương và các ngành liên quan đến du lịch. Ngoài ra, các công ty du lịch ở Tokyo được kỳ vọng sẽ phục hồi hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, khi Tokyo trở thành đối tượng của chiến lược kích cầu, do kỳ vọng nhu cầu du lịch sẽ phục hồi dự kiến ​​số lượng doanh nghiệp tham gia chiến lược kích cầu “Go To Travel” sẽ tăng lên. Mặt khác, việc sử dụng các cơ sở lưu trú tại Tokyo dự kiến ​​sẽ dần chạm đáy sau tháng 10.

Một số nhận định

Theo dự đoán ngắn hạn của Ngân hàng Nhật Bản, do sự lây lan của Covid-19 hiện đang chậm lại, điều kiện kinh doanh của các công ty lớn dự kiến ​​sẽ được cải thiện trong cả ngành sản xuất và phi sản xuất. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dự kiến ​​sẽ ở mức khiêm tốn do việc tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn lây lan và lo ngại về khả năng lây lan trở lại.

Kế hoạch đầu tư vốn cho năm 2020 (không bao gồm tất cả các ngành, bao gồm đất đai, phần mềm và đầu tư R&D) sẽ giảm 1,0% so với năm trước. Thông thường, có một đặc điểm thống kê là kế hoạch đầu tư vốn của Ngân hàng Nhật Bản trong tháng 9 được điều chỉnh tăng chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do triển vọng về sự lây nhiễm lắng dịu là không chắc chắn, có vẻ như các công ty đang trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư vốn, vì vậy lần này dự kiến ​​việc điều chỉnh sẽ được thực hiện chủ yếu ở các công ty lớn[6].

Sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ hoàn toàn, nền kinh tế Nhật Bản đang trong xu hướng phục hồi dần dần kể từ khi nó chạm đáy vào tháng 5 năm 2020. Nhìn vào xu hướng kinh tế gần đây, xuất khẩu đã tăng tháng thứ ba liên tiếp kể từ tháng 6, trong khi tiêu dùng cá nhân đã ngừng phục hồi trong tháng 7. Dựa trên sự di chuyển của người dân, số liệu thống kê trong ngành, có vẻ như tiêu dùng cá nhân có sự giảm nhẹ từ tháng 8 đến đầu tháng 9. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 được dự báo sẽ là mức tăng trưởng dương hai con số so với cùng kỳ năm trước ở cả Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.

Ông Suga Yoshihide đã trở thành tân thủ tướng Nhật Bản và xây dựng nội các mới. Chính quyền người tiền nhiệm Abe Shinzo đã tạo được những thay đổi tích cực về thị trường tài chính, việc làm và nhu cầu ngoài nước, song có những mục tiêu chưa đạt được như đẩy mạnh tăng trưởng, cải cách an sinh xã hội, tài chính vững mạnh. Thủ tướng Suga sẽ phải nâng cao tính hiệu quả của chiến lược tăng trưởng, đồng thời nhân việc ứng phó Covid-19 thúc đẩy xã hội số hóa và xã hội 100 triệu người năng động.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] 経済指標の要点(8/19~9/15 発表統計分), truy cập ngày 16/9/2020 tại https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200915_021767.pdf

[2] 経済指標の要点(8/19~9/15 発表統計分), truy cập ngày 16/9/2020 tại https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200915_021767.pdf

[3] Số doanh nghiệp Nhật Bản phá sản do dịch COVID-19 có xu hướng tăng, https://bnews.vn/so-doanh-nghiep-nhat-ban-pha-san-do-dich-covid-19-co-xu-huong-tang/170541.html

[4] 新型コロナ影響の失業者全国で6万人超 実際はさらに多いか, truy cập ngày 27/9/2020 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200924/k10012632061000.html?utm_int=word_contents_list-items_029&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[5] 消費者物価指数 8月は3か月ぶりにマイナス, truy cập ngày 20/9/2020 tại https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200918/k10012624351000.html?utm_int=word_contents_list-items_012&word_result=%E6%96%B0%E5%9E%8B%E3%82%B3%E3%83%AD%E3%83%8A%20%E7%B5%8C%E6%B8%88%E5%BD%B1%E9%9F%BF

[6] 2020 年 9 月日銀短観予想, truy cập ngày 17/9/2020 tại https://www.dir.co.jp/report/research/economics/japan/20200914_021764.pdf

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2023

Thu nhập tiền mặt trung bình ở Nhật Bản tăng 1,2% so với cùng kỳ vào tháng 9 năm 2023, tăng tốc từ mức tăng 0, ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ chuyển sang thặng dư 62,44 tỷ Yên vào tháng 9 năm 2023 từ mức thâm hụt 2.099 ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2023

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm mạnh xuống 930,5 tỷ Yên vào tháng 8 năm 2023 từ mức 2.790,4 tỷ Yên trong cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với ướ ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ chuyển sang thâm hụt 78,73 tỷ Yên vào tháng 7 năm 2023 từ mức thặng dư 24,6 ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn