GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Dư luận Nhật Bản đối với chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kishida Fumio

Đăng ngày: 12-05-2022, 10:03

Ngày 6/5/2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã trở về thủ đô Tokyo sau chuyến công du nước ngoài dài ngày đầu tiên kể từ khi nhậm chức.

Trong 8 ngày công du, Thủ tướng Kishida đã tiến hành thăm chính thức 5 quốc gia, gồm: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Italy và Vương quốc Anh. Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida lần này được đánh giá là không chỉ thành công trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ của Nhật Bản với các nước mà ông tới, mà còn đạt được mục tiêu thuyết phục các nước này hợp tác để thực hiện sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở (FOIP).

Theo Thời báo Nikkei của Nhật Bản ngày 13/4/2022,  mục đích chuyến thăm Việt Nam và các nước Đông Nam Á lần này còn nhằm thu hẹp “rạn nứt” giữa khu vực với Mỹ và châu Âu xung quanh các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Thủ tướng Kishida hy vọng đối thoại với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ giúp giảm bớt lo ngại an ninh liên quan đến vấn đề chia rẽ với Nga và Trung Quốc, tạo lập trường thống nhất hơn trong việc phản đối cuộc chiến tại Ukraine. Mặt khác, sự gắn kết hơn với châu Á có thể giúp Nhật Bản gia tăng vị thế và tiếng nói với Mỹ và châu Âu trong vấn đề Ukraine[1].

Tại Việt Nam, Thủ tướng Kishida đã nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, nông nghiệp, năng lượng, môi trường; đẩy nhanh các thủ tục để Nhật Bản công bố mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản; tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực; hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng; tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác trong thời hậu COVID-19, đồng thời nhất trí thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, du lịch, nhất trí phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023 tương xứng với tầm mức quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng.

Sau cuộc hội đàm ở Hà Nội, hai vị Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao đổi 22 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Nhân dịp này, hai bên cũng đã nhất trí thông qua Bản cập nhật tiến độ hợp tác trên 8 lĩnh vực gồm: y tế, đầu tư và thương mại, ODA và cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác tư pháp, quốc phòng an ninh, hợp tác văn hóa, giáo dục [2].

Tất cả các hãng truyền thông lớn của Nhật Bản như NHK, Nihon TV, Jiji, Kyodo… đều liên tục đăng tin, bài và hình ảnh về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, các cuộc hội đàm của Thủ tướng Nhật Bản với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và buổi hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền quốc gia và cảnh báo nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Báo Keizai Shimbun cũng đã đưa thông tin về việc Việt Nam cam kết sẽ viện trợ nhân đạo 500.000 USD cho nhân dân Ukraine.

Theo hãng tin Kyodo, trước cuộc hội đàm giữa hai thủ tướng, sự chú ý của dư luận Nhật Bản tập trung vào việc liệu Nhật Bản và Việt Nam có thể nhất trí hợp tác với nhau trước việc Nga tấn công Ukraine hay không. Trong bối cảnh Nhật Bản và các nước G7 khác đang có lập trường cứng rắn với Nga, việc Nhật Bản tìm kiếm sự đồng thuận và phối hợp với các nước thành viên ASEAN cũng là điều dễ hiểu [3].

Tuyên bố tại cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Thủ tướng Fumio Kishida gọi Việt Nam là “một đối tác quan trọng” trong việc thực thi tầm nhìn của Tokyo về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở. Theo hãng tin Kyodo, tuyên bố trên không chỉ nhằm vào cuộc chiến ở Ukraine mà còn cả về tình trạng thực tế ở Biển Đông. Trong các vấn đề quốc tế, hai bên đã thống nhất việc phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Đây cũng là điều mà Nhật Bản đang rất tích cực đề cập trong tất cả các diễn đàn quốc tế.

Bên cạnh các vấn đề quốc tế, quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản chiếm một phần quan trọng trong nghị trình trao đổi của hai nhà lãnh đạo. Thủ tướng Nhật Bản đã nói đến “khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là không giới hạn”. Trang NHK đưa tin tại cuộc hội đàm ở Hà Nội, hai thủ tướng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, năng lượng và môi trường. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và giúp Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số [4].

Ông Asano Katsuhito, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nhật Bản là sự tiếp nối các thế hệ lãnh đạo Nhật Bản coi trọng việc tăng cường quan hệ thân thiết và tin cậy đối với Việt Nam. Hiện tại, mối quan hệ hai nước đang có những bước phát triển rất tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản đang thiếu nguồn nhân lực và người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó nên trở thành thị trường đầy tiềm năng, đóng góp cho sự phát triển của hai nước.

Ông Kasuga Katsushi, nhà nghiên cứu văn hóa châu Á nhận định rằng, trong chiến lược phát triển của mình, Nhật Bản coi khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là yếu tố quan trọng, không thể thiếu. Hơn thế nữa, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều yếu tố tương đồng về văn hóa, có quan hệ lịch sử lâu đời, nên nhân dân hai nước đều cảm thấy có sự gắn bó, thân thiết. Hiện nay, có khoảng hơn 500.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập vào lao động tại Nhật Bản và đây cũng sẽ là cầu nối để nhân dân hai nước hiểu biết hơn về nhau, từ đó đóng góp vào việc phát triển mối quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia.

Tại cuộc họp báo thông báo kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong 2 ngày 30/4-1/5,  đánh giá về ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này đối với quan hệ song phương hai nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Ono Hikariko cho biết: Việt Nam và Nhật Bản đang có mối quan hệ tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam là dấu mốc rất quan trọng với hai nước. Do đó, chuyến thăm cũng là bước đệm quan trọng để hướng tới sự kiện kỷ niệm vào năm 2023 [5]. Chuyến thăm góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâuvà  thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước./.

 

Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đông Nam Á mong chờ gì từ chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản

Thông tấn xã Việt Nam, Dư luận thế giới về Việt Nam, số 15 – DLVN ngày 22/4/2022

[2] Củng cố đối tác thực chất và hiệu quả

https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/cung-co-doi-tac-thuc-chat-va-hieu-qua-20220506153423707.htm

[3] Việt Nam – Nhật Bản tăng cường hợp tác thương mại và an ninh

Thông tấn xã Việt Nam, Dư luận thế giới về Việt Nam, số 17 – DLVN ngày 6/5/2022

[4] 岸田首相 ベトナムで首脳会談 ウクライナ即時停戦などで一致

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20220501/k10013607521000.html

[5] Nhật Bản: Thủ tướng Kishida Fumio luôn coi trọng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

https://bnews.vn/nhat-ban-thu-tuong-kishida-fumio-luon-coi-trong-quan-he-viet-nam-nhat-ban/242467.html

Tin tức khác

NHẬT BẢN SẼ THAM GIA \
NHẬT BẢN SẼ THAM GIA "KHUÔN KHỔ KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG" (IPEF) DO MỸ ...

Theo hãng tin Kyodo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Matsuno Hirokazu mới đây đã tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ vào sáng ngày 18/5/202 ...

KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM CỦA  THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN KISHIDA FUMIO
KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN KISHIDA FUMIO

Từ ngày 30/4-1/5/2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Đương kim Tổng Thư ký Liên minh Nghị sỹ hữu nghị ...

THỦ TƯỚNG KISHIDA FUMIO SẼ THĂM CHÍNH THỨC  VIỆT NAM TỪ NGÀY 30/4 - 01/05/2022
THỦ TƯỚNG KISHIDA FUMIO SẼ THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM TỪ NGÀY 30/4 - 01/05/2022

Ngày 25/4/2022, tại cuộc họp Ban lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản (LDP), Thủ tướng Kishida Fumio (Chủ tịch đảng LDP) cho biết ông ...

ĐẶC PHÁI VIÊN KHÍ HẬU MỸ JOHN KERRY THĂM  NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC
ĐẶC PHÁI VIÊN KHÍ HẬU MỸ JOHN KERRY THĂM NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC

Nằm trong các nỗ lực thúc đẩy các nước hành động trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn