GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2022

Đăng ngày: 28-06-2022, 15:36

1. Đồng Yên Nhật giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm:

Ngày 15/6, tỷ giá đồng yên của Nhật Bản so với đồng đô la đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm trở lại đây, với 1 đô la đổi được 135 yên, trong bối cảnh có thông tin rằng khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ được nới rộng. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ kiên trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và cho biết ngân hàng trung ương sẽ không nhắm vào tỷ giá hối đoái trong chính sách hướng dẫn. BOJ đã tăng cường mua trái phiếu chính phủ trị giá 500 tỷ yên ( tương đương 3,7 tỷ đô la) nhằm giữ lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm sát với ngưỡng mục tiêu 0,25%. Ngược lại, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên ngưỡng 3,2%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm cũng tăng lên ngưỡng 3,194%, cao nhất từ cuối năm 2007. Trong khi đó, áp lực ngày càng lớn đối với ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh chính sách kiểm soát lợi suất của mình trong bối cảnh đồng yên giảm giá nhanh chóng.(1)

2. Chỉ số lòng tin của các nhà sản xuất lớn được cải thiện:

Chỉ số tâm lý Tankan của Reuters đối với các nhà sản xuất tại Nhật Bản đã tăng lên 9 điểm vào tháng 6 năm 2022 từ mức 5 điểm trong tháng trước, do nhu cầu ổn định giúp các nhà sản xuất chịu được áp lực từ giá nguyên liệu thô tăng cao, đây được xem như là một dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế. Sự cải thiện này được thúc đẩy bởi các công ty hóa chất cũng như các nhà sản xuất phẩm kim loại và các nhà sản xuất máy móc. Cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters, tương quan chặt chẽ với cuộc khảo sát hàng quý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cho thấy tâm lý giữa các công ty sản xuất sẽ được cải thiện trong ba tháng tới, mặc dù các công ty hiện đang bị áp lực từ việc tăng chi phí do đồng yên suy yếu. Trong khi đó, đồng yên yếu dẫn tới chi phí nhập khẩu cao hơn, làm tăng giá năng lượng và nhiều mặt hàng nhập khẩu khác. Tuy nhiên, xét về xuất khẩu, đồng yên yếu đã giúp tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.(2)

3. Giá sản xuất tại Nhật Bản tiếp tục tăng cao:

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 9,1% vào tháng 5 năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao là do cuộc khủng hoảng ở Ukraine và đồng yên suy yếu đã đẩy chi phí năng lượng và nguyên liệu thô lên cao. Chi phí tăng chủ yếu ở các ngành: Gỗ (56,1% so với 63,3% trong tháng 4), hóa chất (16,4% so với 15,5%), xăng dầu và than (21,6% so với 30,7%), sắt thép (29,8% so với 30,5%), điện nước và khí đốt (28,6% so với 30,5%), phế liệu và chất thải (26,8% so với 46,1%), thiết bị giao thông (3,8% so với 2,8%).(3)

4. PMI ngành dịch vụ Nhật Bản được điều chỉnh tăng nhẹ:

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã được sửa đổi lên 52,6 điểm vào tháng 5 năm 2022 từ mức 50,7 điểm được ghi nhận vào trước đó (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Số liệu mới nhất là mức tăng trưởng liên tiếp tháng thứ 2 trong hoạt động dịch vụ do các biện pháp hạn chế đại dịch được nới lỏng và tác động của COVID-19 đang giảm dần, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trưởng với tốc độ ổn định do đại dịch đang dần được kiểm soát dẫn đến niềm tin của khách hàng được cải thiện. Trong khi đó, việc làm tăng với tốc độ nhanh nhất trong 13 tháng. Về lạm phát, chi phí đầu vào tăng lên mức cao kỷ lục do giá nguyên liệu và nhiên liệu tăng.(4)

5. Nhật Bản mở cửa du lịch lần đầu tiên sau hơn 2 năm chống dịch COVID-19:

Theo TTXVN, ngày 10/6, Nhật Bản bắt đầu mở cửa có điều kiện cho khách du lịch nước ngoài trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lắng dịu ở nước này. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản mở cửa cho du lịch sau hơn 2 năm. Nhật Bản sẽ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm trong danh sách có tỷ lệ dương tính với COVID-19 thấp. Theo Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), trước khi nhận đặt tour hoặc bán tour cho khách, các công ty lữ hành phải nhận được sự chấp thuận từ du khách về việc tuân thủ các biện pháp trên, đồng thời thông báo với họ rằng nếu không tuân thủ, họ sẽ không bị phạt nhưng sẽ không thể tham gia vào tour du lịch đó. Ngoài ra, MLIT cũng yêu cầu các công ty lữ hành phải xây dựng các tour du lịch tránh các khu vực đông người và chỉ lựa chọn các cơ sở thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch, đồng thời phải thu thập thông tin về các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ và các khách sạn phục vụ cho việc cách ly.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã liên tục phá đỉnh và đạt mức cao nhất là 31,88 triệu lượt khách vào năm 2019. Nước này cũng đạt mục tiêu đón 40 triệu khách quốc tế trong dịp đăng cai tổ chức các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo năm 2020. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, số lượng khách quốc tế đến nước này đã tụt dốc không phanh, xuống còn gần 4,12 triệu khách năm 2020 và gần 234.000 khách trong 11 tháng đầu năm ngoái.(5)

6. Nhật Bản: Đối tác trong liên minh cầm quyền công bố cam kết tranh cử:

Ngày 14/6, đảng Công minh - đối tác của đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản đã chính thức công bố cam kết tranh cử trong cuộc bầu cử Thượng viện 2022, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 10/7 tới. Phát biểu tại buổi họp báo công bố chính thức, Chủ tịch đảng Công minh Natsuo Yamaguchi cho biết cam kết của đảng sẽ tập trung vào 6 trọng tâm chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế, mở rộng việc làm, đầu tư mạnh mẽ vào con người. Cụ thể, về chính sách kinh tế, đảng Công minh đề xuất thành lập một bên thứ ba với nòng cốt là các nhà kinh tế để xác nhận tiêu chuẩn về mức lương cơ bản, tạo cơ sở để thúc đẩy hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp đã tăng lương cho người lao động.

Về đầu tư cho con người, đảng này đề xuất tăng mức trợ cấp sinh con và nuôi con lên 420.000 yên (tương đương hơn 3.000 USD), cũng như miễn chi phí y tế cho học sinh đến hết năm thứ ba trung học.

Về chính sách an ninh, cam kết khẳng định ủng hộ chủ trương củng cố và cải thiện năng lực quốc phòng. Tuy không đề cập cụ thể đến việc tăng chi phí quốc phòng nhưng ông Yamaguchi cho biết "sẽ cố gắng đảm bảo ngân sách quốc phòng thực sự cần thiết."

Tiếp đó là các kế hoạch dài hạn nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu COVID-19, tìm cách vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine, đồng thời hiện thực hóa những cam kết về mở rộng việc làm và tăng lương tối thiểu cho người lao động đã đưa ra trước đó.(6)

7. BoJ vẫn tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ:

Phát biểu tại một sự kiện ở Tokyo ngày 6/6, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda khẳng định thắt chặt tiền tệ không phải là biện pháp “phù hợp” đối với BoJ trong bối cảnh nền kinh tế nước này vẫn đang trong quá trình hồi phục từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc giá cả hàng hóa leo thang đang làm tăng áp lực suy thoái.

Hãng tin Kyodo dẫn lời Thống đốc Kuroda nói ngay cả khi trong tháng 4/2022, CPI cơ bản ở Nhật Bản đã tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái thì điều đó không có nghĩa BoJ đã đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Vì vậy, BoJ sẽ chưa từ bỏ chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sẽ đảm bảo rằng tăng trưởng tiền lương sẽ mạnh mẽ hơn. Thống đốc BoJ cũng cho biết “không giống như các ngân hàng trung ương khác, BoJ không phải đối mặt với sự đánh đổi giữa ổn định kinh tế và ổn định giá cả. Do vậy, BoJ vẫn có thể tiếp tục kích thích tổng cầu từ góc độ tài chính”.

Mặc dù thừa nhận ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản bắt đầu cảm nhận được áp lực của lạm phát trong bối cảnh giá nhiên liệu và hàng hóa mà họ thường mua như thực phẩm đang trở nên đắt đỏ hơn, nhưng Thống đốc BoJ cũng cho rằng do các kỳ vọng lạm phát đang gia tăng trong thời gian gần đây và người tiêu dùng đã trở nên khoan dung hơn với sự tăng giá, BoJ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ lỏng để đạt được lạm phát “bền vững”, tức là lạm phát bình quân 2%.

Trong lúc nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, thời gian qua, BoJ vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng khi giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.

Để bảo vệ mức lãi suất chuẩn trên, BoJ đã thông báo mua vào một khối lượng không giới hạn JGB kỳ hạn 10 năm ở mức lãi suất cố định 0,25% trong tất cả các ngày giao dịch.(7)

Trần Ngọc Nhật, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

1. Japanese Yen Hovers Near 24-Year Low

https://tradingeconomics.com/japan/currency

2. Japan Manufacturers’ Mood Improves on Solid Demand

https://tradingeconomics.com/japan/reuters-tankan-index

3. Japan Producer Prices Jump 9.1% in May

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

4. Japan Services PMI Revised Higher to 6-Month High

https://tradingeconomics.com/japan/services-pmi

5. Nhật Bản mở cửa du lịch lần đầu tiên sau hơn 2 năm chống dịch COVID-19

https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-mo-cua-du-lich-lan-dau-tien-sau-hon-2-nam-chong-dich-covid19/797105.vnp

6. Nhật Bản: Đối tác trong liên minh cầm quyền công bố cam kết tranh cử

https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-doi-tac-trong-lien-minh-cam-quyen-cong-bo-cam-ket-tranh-cu/797831.vnp

7. Nhật Bản: BoJ phát tín hiệu chưa thắt chặt tiền tệ

https://bnews.vn/nhat-ban-boj-phat-tin-hieu-chua-that-chat-tien-te/246574.html

 

 

 

 

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2025

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng đáng kể lên 2.758,78 tỷ yên vào tháng 1 năm 2025 từ 1.766,54 tỷ yên cùng kỳ năm trước, vượt quá sự đồng thuận ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2025

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt lên 130,94 tỷ yên vào tháng 12 năm 2024 từ 32,35 t ...

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ GIA TĂNG Ở NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ CĂNG THẲNG

Các khoản vay tiêu dùng tăng vọt và tiền lương trì trệ dẫn đến khó khăn tài chính kỷ lục trong các hộ gia đình. Ngày càng nhiều người Nhật phải vật ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2024

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 117,62 tỷ yên vào tháng 11 năm 2024 từ mức 813,87 yên cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thâm hụt thươ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn