GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT VỀ KẾT QUẢ BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN LẦN THỨ 26

Đăng ngày: 14-07-2022, 10:23

Có thể nói, cuộc bầu cử Thượng Viện Nhật Bản lần thứ 26 năm 2022 đã diễn ra trong bối cảnh khá bất thường khi tại Nhật Bản số ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh trở lại, việc tăng cường năng lực quốc phòng trước cuộc khủng hoảng Ukraina đã trở thành vấn đề nóng, sự cấp bách của các biện pháp đối phó với vấn đề nguyên nhiên liệu và giá cả hàng thiết yếu tăng vọt, đặc biệt là vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo bất ngờ xảy ra chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử. Sau đây là một số điểm nổi bật liên quan đến kết quả cuộc bầu cử được truyền thông trong và ngoài Nhật Bản đặc biệt quan tâm này.

1.Kết quả chính thức

Theo kết quả kiểm phiếu chính thức được xác nhận vào sáng sớm ngày 11/7, liên minh đảng cầm quyền Nhật Bản đã giành chiến thắng áp đảo với tổng cộng 76 trên tổng số 125 ghế. Đảng đối lập lớn nhất và các đảng phái khác chia nhau tổng cộng 49 ghế còn lại. Cụ thể: Đảng Dân chủ Tự do (LDP) giành được 63 ghế, tăng số ghế trong cả cuộc bỏ phiếu theo khu vực và theo tỷ lệ, chiếm đa số tuyệt đối, trong khi đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản là Đảng Dân chủ Lập hiến đã bị bỏ lại xa với 17 ghế. Ngoài ra, đảng thuộc liên minh cầm quyền Komeito dành được 13 ghế, Nippon Ishin no Kai 12 ghế, Đảng Cộng sản Nhật Bản 4 ghế, 5 Đảng Dân chủ vì Nhân dân 5 ghế, Reiwa Shinsengumi 3 ghế, Đảng Dân chủ Xã hội 1 ghế, Đảng NHK 1 ghế, các thành viên độc lập 5 ghế...

Như vậy, tổng cộng cả số ghế không bầu lại lần này, liên minh cầm quyền gồm hai đảng Dân chủ Tự do và Công minh đã có 146 ghế trên tổng số 248 ghế, tăng thêm 7 ghế so với trước cuộc bầu cử, tiếp tục chiếm đa số quá bán tại Thượng viện Nhật Bản.

Trước biến cố lớn khi cựu Chủ tịch đảng, cựu Thủ tướng Abe Shinzo bất ngờ bị ám sát chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử, Đảng Dân chủ Tự do đã trải qua một cuộc bầu cử Thượng viện trong bầu không khí nặng nề cùng một chiến thắng vắng đi sự hân hoan.

Tại trụ sở của đảng Dân chủ Tự do tại Nagata-cho, Tokyo, lá quốc kỳ Nhật Bản được treo thấp nửa chừng. Những nhà lãnh đạo đảng đều mặc áo tang đen. Sau khi việc bỏ phiếu kết thúc, khoảng 9:45 tối ngày 10/7 tại trung tâm kiểm phiếu, Chủ tịch đảng LDP, đương kim Thủ tướng Kishida Fumio và những người khác cùng cúi đầu mặc niệm cựu Thủ tướng Abe. Những bông hoa đỏ thắm thường được gắn bên cạnh tên các ứng cử viên vừa giành chiến thắng theo thông lệ năm nay đã chuyển sang màu hồng lợt. Thủ tướng Kishida đã giữ nguyên nét mặt nghiêm trang, u buồn trong suốt quá trình kiểm phiếu và cả sau khi đã biết kết quả chiến thắng trong cuộc bầu cử.

 

2. Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử và tỷ lệ ứng cử viên nữ trúng cử vào Thượng viện

Về tỷ lệ cử tri Nhật Bản đi bầu cử Thượng viện 2022, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 11/7 đã thông báo tỷ lệ người đi bỏ phiếu đạt 52,05%, tăng 3,25 điểm so với tỷ lệ 48,80% của cuộc bầu cử Thượng viện trước đó vào năm 2019. Như vậy cuộc bầu cử Thượng viện năm nay là cuộc bầu cử quốc gia "đạt tỷ lệ đi bầu trên 50%" lần thứ hai tại Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II (không bao gồm các cuộc bầu cử phụ), tuy vẫn còn ở mức thấp. Số cử tri đi bỏ phiếu đã vượt lên so với mức của năm 2019 ở 41/47 địa phương, trong đó tỷ lệ cao nhất là 61,87% ở Yamagata và thấp nhất là 45,72% ở Tokushima. Tại Nara, địa phương xảy ra vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe, tỷ lệ đi bầu là 55,90%, tăng 6,37 điểm so với lần bầu cử trước đó vào năm 2019.

Số nữ ứng cử viên trúng cử trong cuộc bầu cử Thượng viện lần này cũng đã đạt mức cao kỷ lục. Theo hãng tin Kyodo, số ứng cử viên nữ đắc cử vào Thượng viện lên tới 35 người, vượt con số ca nhất của năm 2016 và 2019 là 28 người. Số lượng ứng viên nữ tham gia tranh cử lần này cũng nhiều nhất từ trước đến nay, lên tới 181 người, lần đầu vượt trên mức 30% trong số các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện từ sau Thế chiến II. Trong đó, đảng Cộng sản Nhật Bản và đảng Dân chủ lập hiến có tỷ lệ nữ ứng cử hơn 50%, tiếp đến là đảng Dân chủ vì nhân dân có tỷ lệ trên 40%, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có tỷ lệ thấp hơn ở mức 23,2%.

 

3. Lực lượng ủng hộ sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản vượt ngưỡng 2/3

Vấn đề sửa đổi Hiến pháp ban hành từ năm 1946 luôn là một trong những nội dung gây tranh cãi nhiều nhất trong nền chính trị Nhật Bản. Và điểm nổi bật trong kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này còn là việc phe ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản, bao gồm liên minh cầm quyền gồm LDP, Đảng Công minh, hai đảng đối lập là Nippon Ishin no Kai và Đảng Dân chủ vì Nhân dân cùng với nghị sĩ độc lập Hashimoto Seiko đã giành được hơn 170 ghế, nghĩa là vượt qua ngưỡng 2/3 cần thiết (166 ghế) theo quy định để có thể lần đầu kích hoạt việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản.

Các đề xuất sửa đổi Hiến pháp trước đây của LDP bao gồm 4 mục liên quan đến quy định Nhật Bản không sở hữu quân đội chính thức và không phát động chiến tranh. Theo tờ The Washington Post, sửa đổi Hiến pháp là một trong những mong muốn lớn nhất của ông Abe trong thời gian nắm quyền. Còn tờ New York Times bình luận, việc lực lượng ủng hộ sửa đổi Hiến pháp giành được 2/3 số ghế trong quốc hội tại cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này "ít nhất về mặt kỹ thuật sẽ mở ra cánh cửa hướng tới việc thực hiện các mục tiêu từng được nhấn mạnh bởi cựu Thủ tướng Abe Shinzo". Trong buổi họp báo sau khi kết quả bầu cử Thượng viện được công bố, Thủ tướng Kishida đã cam kết sẽ thúc đẩy các kế hoạch sửa đổi Hiến pháp, tiếp tục làm sâu sắc hơn các cuộc tranh luận tại Quốc hội để có thể đưa ra một đề xuất sửa đổi cụ thể hơn về vấn đề này.

Về tương lai chính quyền của Thủ tướng Kishida sau chiến thắng tại cuộc bầu cử Thượng viện lần này, nếu Thủ tướng Kishida tái đắc cử chức Chủ tịch LDP vào năm sau (2023) sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có một chính quyền tương đối ổn định trong vòng 3 năm tới. Nội các Kishida có thể trở thành nội các thứ 3 duy trì được tỷ lệ ủng hộ tương đối cao sau khi nhậm chức, tiếp sau các cựu Thủ tướng Koizumi Junichiro và Abe Shinzo. Thủ tướng Kishida cũng sẽ có được "Ba năm vàng son" để tập trung triển khai các đường lối chính sách nếu sở hữu lực lượng hướng tâm nhất định, đồng thời không tiến hành giải tán và tổng tuyển cử trước mùa hè năm 2025 - thời điểm cuộc bầu cử Thượng viện lần thứ 27 của Nhật Bản sẽ được tổ chức.

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

  1. https://www.nhk.or.jp/senkyo/database/sangiin/
  2. https://www.nhk.or.jp/politics/articles/statement/85190.html
  3. https://news.yahoo.co.jp/articles/cfb3469333f217e6006e8e3befe950910280ac47
  4. https://news.yahoo.co.jp/articles/10cba8c3c4ea72ebff816707b0cd2887bee75f8f
  5. https://newsdig.tbs.co.jp/articles/-/91317
  6. https://www.jiji.com/jc/2022san?
  7. https://www.nikkei.com/article/DGXZQOUA073ZZ0X00C22A7000000/
  8. https://vdata.nikkei.com/election/2022/sanin/kaihyo/#/
  9. https://www.nikkei.com/article/DGXZQOUA104WH0Q2A710C2000000/

10. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20220710/k10013711211000.html

 

Tin tức khác

BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN 2022: BƯỚC NGOẶT CỦA NỀN CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN 2022: BƯỚC NGOẶT CỦA NỀN CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN

Không chỉ là sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình chính trị năm nay tại Nhật Bản, cuộc bầu cử Thượng viện 2022 còn đánh dấu một "bước ngoặt lớ ...

NHẬT BẢN BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN SAU VỤ ÁM SÁT CỰU THỦ TƯỚNG ABE SHINZO
NHẬT BẢN BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN SAU VỤ ÁM SÁT CỰU THỦ TƯỚNG ABE SHINZO

Sáng 10/7/2022, người Nhật Bản đã đi bầu cử Thượng viện, hai ngày sau khi cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị ám sát trong lúc đang tiến hành vận động tran ...

Cựu Thủ tướng Abe Shinzo và những dấu ấn quan trọng  trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bả ...
Cựu Thủ tướng Abe Shinzo và những dấu ấn quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bả ...

Ngày 8/7/2022, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno đã tổ chức họp báo về vụ cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị ám sát trong khi đang phát bi ...

CHIẾN DỊCH TRANH CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN 2022
CHIẾN DỊCH TRANH CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN 2022

Trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến tổ chức vào ngày 10/7/2022, vấn đề được cử tri Nhật Bản quan tâm nhất hiệ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn