GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2022

Đăng ngày: 5-09-2022, 15:42

1. Nhật Bản Tăng trưởng sản lượng công nghiệp đạt mức cao kỷ lục:

Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản tăng 9,2% vào tháng 6 năm 2022 so với tháng trước đó. Đây là mức tăng sản lượng công nghiệp đầu tiên kể từ tháng 3 và là mức tăng với tốc độ cao nhất. Sản lượng tăng được thúc đẩy bởi sự thay đổi sản xuất sau khi các biện pháp kiềm chế Covid-19 được nới lỏng. Các ngành đóng góp chủ yếu vào sự phục hồi là xe có động cơ (14,1% so với -8,3% trong tháng 5), máy móc điện và thiết bị điện tử thông tin và truyền thông (11,7% so với -11,3%), các bộ phận và thiết bị điện tử (11,6% so với -4,2%). Tính trên cơ sở hàng năm, sản lượng công nghiệp giảm 2,8% trong tháng 6, sau khi giảm 3,1% trong tháng 5 và đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp.(1)

2. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Nhật Bản giảm:

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Nhật Bản đã giảm xuống mức 30,2 điểm vào tháng 7 năm 2022, mức giảm thấp nhất trong 18 tháng. Sự suy giảm là do đại dịch Covid 19 vẫn gia tăng và sự bất ổn đang diễn ra trên thế giới. Tất cả các chỉ số phụ đều suy yếu: nhận thức về việc làm (giảm 3,1 điểm so với một tháng trước xuống 34,3 điểm), sinh kế tổng thể (giảm 1,4 điểm xuống 28,4 điểm), tăng trưởng thu nhập (giảm 1,4 điểm xuống 34,4 điểm), và mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền (giảm 1,7 điểm đến 23,6 điểm). Sự suy giảm phản ánh sự suy yếu niềm tin tiêu dùng trên diện rộng: Người tiêu dùng trở nên bi quan hơn về sinh kế tổng thể, tăng trưởng thu nhậpm, mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền và cơ hội việc làm trong sáu tháng tới.

Các chuyên gia của FocusEconomics dự báo tiêu dùng cá nhân sẽ tăng 3,1% vào năm 2022 và tăng 1,2% vào năm 2023.(2)

3. Giá sản xuất tại Nhật Bản tiếp tục tăng cao:

Giá sản xuất tại Nhật Bản đã tăng 8,6% vào tháng 7 năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tăng chủ yếu ở các ngành: sắt thép tăng (27,2% so với 26,7 trong tháng 6; đồ uống và thực phẩm tăng  (5,5% so với 4,6%), cũng như thiết bị giao thông (3,4% so với 3,3%), sản phẩm kim loại (11,1% so với 10,9%) và máy móc đa năng (2,1% so với 1,7%). Trong khi đó, giá hóa chất giảm (10,9% so với 13,0% trong tháng 6), xăng dầu và than đá (14,7% so với 21,8%), máy móc điện (2,4% so với 2,6%), kim loại màu (9,8% so với 16,2%). Trên cơ sở hàng tháng, giá sản xuất tăng 0,4% trong tháng 7, chậm lại so với mức tăng 0,9% đã được điều chỉnh tăng trong tháng 6.(3)

4. Chỉ số PMI tổng hợp ở mức cao:

Chỉ số PMI tổng hợp của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản ở mức 50,2 điểm vào tháng 7 năm 2022 (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực tổng hợp đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực tổng hợp đang giảm). Số liệu mới nhất đánh dấu mức tăng trưởng nhẹ nhất trong hoạt động của khu vực tư nhân trong chuỗi 5 tháng mở rộng hiện tại, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại. Các đơn đặt hàng mới bị đình trệ sau hai tháng liên tiếp tăng, trong khi tỷ lệ tạo việc làm vẫn ở mức thấp. Đồng thời, lượng hàng tồn đọng không thay đổi, cho thấy áp lực giảm bớt về sản xuất trong bối cảnh nhu cầu yếu hơn. Điểm tích cực là các công ty đã báo cáo tỷ lệ lạm phát giá đầu vào chậm hơn lần đầu tiên kể từ tháng 2, nhưng gánh nặng chi phí trung bình vẫn tăng với tốc độ nhanh.  Nhìn về phía trước, tâm lý đã dịu đi, trong bối cảnh lo ngại về điều kiện kinh tế không ổn định và sự bất ổn bắt nguồn từ lạm phát, đồng yên yếu hơn và chiến tranh Ukraine.(4)

5. PMI ngành dịch vụ Nhật Bản được điều chỉnh giảm nhẹ:.

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã được sửa đổi xuống 50,3 điểm vào tháng 7 năm 2022 từ mức 51,2 điểm được ghi nhận vào trước đó (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Số liệu mới nhất là mức tăng trưởng liên tiếp tháng thứ 4 trong hoạt động dịch vụ. Chỉ số giảm xuống là do tình trạng nhiễm Covid 19 đang tăng mạnh. Các đơn đặt máy móc mới tăng trưởng với tốc độ ổn định trong bối cảnh xuất khẩu giảm nhe. Trong khi đó, việc làm đã tăng trong tháng thứ 6. Về lạm phát, chi phí đầu vào tăng lên mức cao kỷ lục do giá nguyên liệu và nhiên liệu tăng.(5)

6. Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 14/8 chỉ thị cho các bộ trưởng trong Nội các đề ra các giải pháp bổ sung nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng giá cả leo thang, với mục tiêu là đưa ra một gói hỗ trợ vào tháng 9.

Đối phó với tình trạng giá cả leo thang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ của Thủ tướng Kishida, trong bối cảnh Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng và thực phẩm, khiến nền kinh tế nước này dễ bị tổn thương khi giá nguyên liệu đầu vào toàn cầu tăng. Xung đột tại Ukraine đã gia tăng sức ép về giá toàn cầu. lúa mỳ nằm trong số các sản phẩm tăng giá mạnh vì lý do này.

Tại Nhật Bản, chính phủ chịu trách nhiệm nhập khẩu lúa mỳ và ấn định giá bán cho các nhà bán lẻ vào tháng 4 và tháng 10 hằng năm. Giá bán của chính phủ đã tăng 17,3% trong thời gian từ tháng 4-10 do giá toàn cầu tăng, dẫn tới việc tăng giá một loạt sản phẩm thiết yếu hằng ngày, trong đó có bánh mì và mì pasta.

Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết chính phủ hướng tới mục tiêu soạn thảo gói biện pháp vào đầu tháng 9, với ngân sách nằm trong khoản 4.700 tỷ yen (35 tỷ USD) trong dự trữ quốc gia hiện nay. Chính phủ hiện chưa công bố quy mô tổng chi tiêu cho gói trên. Tại cuộc họp nội các, Thủ tướng Kishida cũng cho biết đã chỉ thị Bộ Thương mại đưa ra các kế hoạch bổ sung nhằm ngăn đà tăng của giá nhiên liệu và điện.(6)

7. Nhật Bản giảm trợ cấp cho các nhà nhập khẩu và bán buôn xăng dầu:

Ngày 4/8, Nhật Bản đã cắt giảm trợ cấp cho các nhà nhập khẩu và bán buôn xăng dầu trong nước xuống còn 37,7 yên (~0,28 USD)/lít, tức là giảm 1,3 yên/lít so với trước đó. Quyết định trên được đưa ra khi giá xăng ở Nhật Bản tiếp tục hạ nhiệt. Cụ thể, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), tính tới ngày 1/8, giá bán lẻ xăng bình quân ở nước này đã giảm 0,5 yên/lít so với một tuần trước đó xuống còn 169,9 yên/lít. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp giá xăng ở Nhật Bản giảm, nhưng là tuần đầu tiên giá xăng giảm xuống dưới ngưỡng 170 yên/lít trong 8 tuần qua. Theo METI, giá bán lẻ xăng bình quân ở giảm 37 trong tổng số 47 tỉnh, thành của Nhật Bản, nhưng lại tăng ở 6 tỉnh và không thay đổi ở 4 tỉnh. Giá bán lẻ bình quân cao nhất được ghi nhận tại Nagasaki là 182,6 yên/lít.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thực hiện chương trình trợ giá xăng dầu từ ngày 27/1 với mục đích kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng chiến lược này. Ban đầu, chính phủ chỉ trợ giá 3,4 yên/lít cho 29 nhà phân phối và nhập khẩu xăng dầu trong nước và dự kiến kết thúc chương trình vào cuối tháng 3.(7)

8. Nhật Bản sẽ tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu:

Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản được dự đoán sẽ đề xuất nâng lương tối thiểu trung bình cho tài khóa 2022 thêm 30 yên trở lên từ mức 930 yên (7 USD) một giờ, trong bối cảnh lạm phát leo thang. Năm ngoái, Hội đồng lương tối thiểu trung ương đã đề xuất nâng lương tối thiểu cho mọi người lao động, cả người lao động bán thời gian và theo hợp đồng, thêm 28 yên lên 930 yên. Lương tại Nhật Bản vẫn tăng nhưng với tốc độ được cho là chậm chạp. Trong khi đó, căng thẳng Nga-Ukraine từ cuối tháng 2 đã khiến giá năng lượng, nguyên vật liệu thô và thực phẩm tăng mạnh trên toàn cầu. Lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã vượt mức 2% trong những tháng gần đây, từ đó gây áp lực cho các hộ gia đình.

Thủ tướng Fumio Kishida đang kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào con người trong chính sách tập trung vào việc tái phân bổ theo khẩu hiệu tạo ra “một chủ nghĩa tư bản mới”. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu trên khắp cả nước lên 1.000 yên nhanh nhất có thể. Lương tối thiểu tại Nhật Bản đang thấp so với các nền kinh tế lớn khác, thậm chí còn có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Trong tài khóa 2021, mức lương tối thiểu cao nhất là 1.041 yen ở Tokyo, trong khi mức thấp nhất là 820 yen ở các tỉnh Kochi và Okinawa.

Đà tăng lương yếu là một nguyên nhân lớn khiến Ngân hàng trung ương Nhật Bản nhận thấy cần phải duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng. Dù chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi tại Nhật Bản đã vượt mức mục tiêu 2%, nhưng BoJ cho rằng xu hướng tăng giá này chỉ là tạm thời và tiền lương phải tăng mạnh hơn nữa mới có thể đạt được mức mục tiêu lạm phát nói trên một cách ổn định và lâu dài.(8)

 

Trần Ngọc Nhật

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


1. Japan Industrial Output Growth Hits Record Peak

https://tradingeconomics.com/japan/industrial-production-mom

2. Japan Consumer Morale Falls to 1-1/2-Year Low

https://tradingeconomics.com/japan/consumer-confidence

3. Japan Producer Prices Rise the Least in 7 Months

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

4. Japan Producer Prices Top Expectations

https://tradingeconomics.com/japan/producer-prices-change

5. Japan Composite PMI Revised Downward

https://tradingeconomics.com/japan/composite-pmi

6. Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát

https://www.vietnamplus.vn/chinh-phu-nhat-ban-can-nhac-goi-bien-phap-bo-sung-doi-pho-lam-phat/811177.vnp

7. Nhật Bản giảm trợ cấp cho các nhà nhập khẩu và bán buôn xăng dầu

https://bnews.vn/nhat-ban-giam-tro-cap-cho-cac-nha-nhap-khau-va-ban-buon-xang-dau/253649.html

8. Nhật Bản sẽ tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu

https://bnews.vn/nhat-ban-se-tiep-tuc-de-xuat-tang-luong-toi-thieu/253280.html

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ chuyển sang thâm hụt 78,73 tỷ Yên vào tháng 7 năm 2023 từ mức thặng dư 24,6 ...

XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN HẬU COVID-19
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN HẬU COVID-19

Khi nói đến mua sắm trực tuyến, người mua sắm Nhật Bản thích thanh toán bằng thẻ chủ yếu thông qua thẻ tín dụng vì t ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 7 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 7 NĂM 2023

Cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ chuyển sang thặng dư 43,05 tỷ Yên vào tháng 6 năm 2023 từ mức thâm hụt 1.374 ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2023

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống 1.372,5 tỷ Yên vào tháng 5 năm 2023 từ mức 2.366,1 tỷ Yên trong cùng kỳ năm trước, so với kỳ v ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn