GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BƯỚC CHUYỂN BIẾN LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC AN NINH-QUỐC PHÒNG CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-12-2022, 16:23

Ngày 16/12/2022, tại phiên họp Nội các bất thường, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt 3 văn kiện an ninh-quốc phòng quan trọng gồm "Chiến lược An ninh Quốc gia”, “Chiến lược Phòng thủ Quốc gia” và “Kế hoạch nâng cao Năng lực quốc phòng”. Lần đầu tiên, việc sở hữu “Khả năng phản công” để đối phó với cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ căn cứ đặt tại quốc gia đối địch như một biện pháp tự vệ tối thiểu đã được đề cập, đánh dấu một bước chuyển biến to lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản thời hậu chiến từng kéo dài suốt 6 thập kỷ qua,nhằm đối phó với những "thách thức chiến lược chưa từng có".

Chính phủ Nhật Bản đã xem xét 3 văn kiện an ninh-quốc phòng quan trọng này dựa trên sự thống nhất với các tài liệu chiến lược của Mỹ.Trong đó, "Chiến lược An ninh Quốc gia" - hướng dẫn cao nhất về ngoại giao và an ninh -lần đầu được sửa đổi kể từ khi thànhlập vào năm 2013 dưới thời chính quyền của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.Có hiệu lực khoảng 10 năm, đây sẽ là văn kiện cung cấp các hướng dẫn chiến lược cho các chính sách bao gồman ninh kinh tế và an ninh mạng (サイバーセキュリティ), bên cạnh ngoại giao và quốc phòng.

"Chiến lược An ninh Quốc gia”sửa đổi lần này khẳng định Nhật Bảnđang phải đối mặt “với môi trường an ninh phức tạp và xấu nhất” kể từ sau Thế chiến II. Theo Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, mức độ nghiêm trọng của môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang gia tăng nhanh chóng. Các động thái tăng cường khả năng hạt nhân và tên lửa, xây dựng quân đội và nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng thông qua sức mạnh tại một số quốc gia lân cận diễn ra ngày càng rõ rệt.

“Chiến lược An ninh Quốc gia” sửa đổi lần này đã mô tả Trung Quốc, Triều Tiên và Nga theo thứ tự lần lượt là các quốc gia thách thứcvề an ninh đối với Nhật Bản, đồng thời chỉ ra rằng các hành động quân sự của Trung Quốc là “vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế”. “Chiến lược An ninh Quốc gia” xây dựng 9 năm trước đây đã sắp xếp các quốc gia thách thức về an ninh đối với Nhật Bảntheo thứ tự là Triều Tiên và Trung Quốc và sự sửa đổi lần này đãphản ánh sự thận trọng gia tăng hơn đối với Trung Quốc.

Liên quan đến động thái của Trung Quốc, nước này dường như sẽ tăng cường ý định đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở vùng biển và vùng trời Biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó bao gồm việc xâm phạm lãnh hải và vùng trời xung quanh quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa, mở rộng và tăng cường các hoạt động quân sự. Văn kiện này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang cố gắng thách thức trật tự quốc tế bằng cách gia tăng sự hợp tác chiến lược với Nga. Ngoài ra, Trung Quốc không phủ nhận khả năng sử dụng vũ lực đối với Đài Loan và đang tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan. Với những động thái trên,Trung Quốc được định vị là “thách thức chiến lược lớn nhất từ trước đến nay” đối với Nhật Bản.

Về động thái của Nga, văn kiện này chỉ ra rằng cuộc xâm lược Ukraine của nước này đã làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế và được xem là "mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất đối với an ninh" của châu Âu.

"Chiến lược An ninh Quốc gia" sửa đổi của Nhật Bản cũng mô tả mối quan hệ với Hàn Quốc là "quốc gia láng giềng cực kỳ quan trọng" cả về mặt địa chính trị và an ninh. Văn kiện này cũng đề cập đến việc tăng cường hợp tác chiến lược, trong đó bao gồm khía cạnh an ninh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như thúc đẩy hợp tác ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc nhằm đối phó với Triều Tiên. Mặt khác, vấn đề lãnh thổ liên quan đến quần đảo Takeshima/Dokdo sẽ được xử lý kiên quyết dựa trên lập trường nhất quán, đồng thời thể hiện chính sách nỗ lực ngoại giao ngoan cường để giải quyết khúc mắc một cách hòa bình.

Về Đài Loan, văn kiện này đánh giá đây là một “đối tác rất quan trọng và người bạn đáng quý” mà Nhật Bản có thể chia sẻ các giá trị cơ bản bao gồm dân chủ, đồng thời có quan hệ kinh tế chặt chẽ và giao lưu nhân dân tốt đẹp. Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là điều cần thiết cho an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế và Nhật Bản sẽ tiếp tục các nỗ lực khác nhau với hy vọng giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan.

Tiếp theo, “Chiến lược phòng thủ quốc gia” đề ra các mục tiêu và phương tiện phòng thủ là tài liệu thay thế “Bản hướng dẫn chương trình Phòng thủ Quốc gia” trước đây của Nhật Bản. Lần này, “Chiến lược phòng thủ quốc gia” đã chỉ ra việc Nhật Bản sẽ sở hữu “Khả năng phản công” - bước chuyển biến to lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản thời hậu chiến. Cho đến nay, ứng phó của Nhật Bản đối với tên lửa đạn đạo chỉ giới hạn ở phương pháp “đánh chặn” khi tên lửa đang bay. Tuy nhiên, do công nghệ tên lửa của đối phương đang cải thiện nhanh chóng, Nhật Bản cho rằng như vậy là chưa đủ và nếu không sở hữu “Khả năng phản công” thì không thể bảo vệ đất nước. Việc sở hữu "Khả năng phản công" sẽ cho phép Nhật Bản trong trường hợp khẩn cấp có thể phá hủy các căn cứ phóng tên lửa của những kẻ thù muốn tấn công Nhật Bản từ trên bộ, trên biển hoặc trên không.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, để thể hiện “Khả năng phản công”, nước này sẽ sử dụng “Tên lửa phòng thủ” và các phương tiện khác. Một trong số đó là phiên bản cải tiến của "Tên lửa dẫn đường đất đối hạm Type 12" (「12式地対艦誘導弾」) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất với tầm bắn được mở rộng hơn đáng kể. Bên cạnh việc sử dụng các loại tên lửa do nước ngoài sản xuất bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, "Tên lửa lượn tốc độ cao" dùng để phòng thủ đảo dự định sẽ được Nhật Bản phát triển và triển khai từ năm 2026 và việc phát triển “Tên lửa dẫn đường siêu thanh” (「極超音速誘導弾」) có thể bay với tốc độ lớn gấp năm lần tốc độ âm thanh… cũng sẽ được xúc tiến.

Liên quan đến ngân sách cho quốc phòng, Nhật Bản đã lên kế hoạch chi 43 nghìn tỷ yên (khoảng 319 tỷ đôla) để tăng cường khả năng phòng thủ, đưa chi tiêu quân sự lên khoảng 2% GDP, phù hợp với tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).Trước đó, Bộ Phòng vệ Nhật Bản ban đầu đề xuất 48 nghìn tỷ yên nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của đất nước, trong khi Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giữ chi tiêu phòng vệ ở mức dưới khoảng 35 nghìn tỷ yên nhằm đảm bảo tình hình tài chính chung của đất nước. Mới đây Thủ tướng Kishida Fumio cùng Bộ trưởng Tài chính Suzuki Shunichi và Bộ trưởng Phòng vệ Hamada Yasukazu đã nhất trí về quy mô ngân sách quốc phòng 5 năm tới của nước này, theo đó sẽ nỗ lực đảm bảo 43 nghìn tỷ yên cho ngân sách quốc phòng từ tài khóa 2023 đến tài khóa 2027, tăng 50% so với ngân sách 5 năm hiện tại. Được biết chi tiêu quân sự của Nhật Bản trong năm tài chính 2022 hiện tại là 5,4 nghìn tỷ Yên (40 tỷ USD), tương đương 1,24% GDP.

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20221216/k10013925081000.html

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20221216/k10013925791000.html

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/news/20221206_01/

https://www.sankei.com/article/20221217-OVKUGQAV2FPJ7AJHABAWXU44XI/

https://news.yahoo.co.jp/pickup/6447874

https://www.jiji.com/jc/article?k=2022121600931&g=pol&p=20221216ax12S&rel=pv&utm_source=yahoo&utm_medium=referral&utm_campaign=link_back_auto_custom

 

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn