GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KINH TẾ NHẬT BẢN 2023: DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GDP ĐẠT 1,5%

Đăng ngày: 1-01-2023, 11:02

Theo dự báo triển vọng kinh tế của Chính phủ Nhật Bản do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 22/12/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm tài chính 2023 dự kiến sẽ đạt 1,5%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản trong năm tài chính 2023 (bắt đầu từ tháng 4-2023 và kết thúc vào tháng 3-2024) đã được điều chỉnh tăng, theo đó GDP thực tế tăng 1,5% so với năm 2022 lên khoảng 558,5 nghìn tỷ yên, cao hơn so với mức tăng trưởng 1,1% được dự báo vào tháng 7/2022. Tăng trưởng GDP danh nghĩa dự tính cũng sẽ đạt 2,1% tương đương khoảng 571,9 nghìn tỷ yên.

Động lực chính cho việc điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Nhật Bản là tiêu dùng cá nhân và đầu tư doanh nghiệp có triển vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tiêu dùng cá nhân ước tính sẽ tăng 2,2% nhờ sự khôi phục của lĩnh vực du lịch - dịch vụ và đợt tăng lương nhiều nhất trong vòng 28 năm qua của các doanh nghiệp trong nước cho người lao động sẽ diễn ra vào mùa xuân. Trong khi đó, đầu tư doanh nghiệp cũng sẽ tăng đáng kể, khoảng 1,1%, một phần nhờ gói kích thích 29,1 nghìn tỷ yên của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với lạm phát. Tuy nhiên theo chính phủ Nhật Bản, mặc dù triển vọng kinh tế trong nước có những tín hiệu khả quan nhưng vẫn cần cảnh giác trước nhiều rủi ro. Một mặt nhận định "nhu cầu của khu vực tư nhân sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm tài khóa 2023", mặt khác Chính phủ Nhật Bản cũng cảnh báo về những rủi ro tiêu cực từ suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, lạm phát, tắc nghẽn nguồn cung và biến động thị trường.

Dự báo tăng trưởng kinh tế lần này nhấn mạnh cách thức Nhật Bản sẵn sàng đối phó với sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu nhờ nhu cầu nội địa mạnh được hỗ trợ bởi việc mở cửa trở lại du lịch trong nước, đồng thời cũng là cơ sở để Chính phủ Nhật Bản xây dựng dự thảo ngân sách sắp tới. Được biết theo đề xuất, dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2023 của Nhật Bản có thể lên tới hơn 114 nghìn tỷ yên, mức cao nhất từ trước đến nay.

Về một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo - chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên dự báo đối với chỉ số CPI cho năm tài chính 2023 ở mức tăng trưởng 1,7%, tương đương mức với dự báo hồi tháng 7, cho thấy các khoản trợ cấp của chính phủ để hạn chế hóa đơn xăng và các tiện ích khác có thể bù đắp chi phí sinh hoạt tăng do giá nhập khẩu cao hơn. Dự báo của Chính phủ Nhật Bản cũng phủ nhấn mạnh kỳ vọng các công ty sẽ tăng lương trong năm tới để bù đắp chi phí gia tăng do chi phí hàng hóa và nhập khẩu cao. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nhiều lần kêu gọi tăng lương như một chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch Covid-19 của Nhật Bản trong bối cảnh tiền lương thực tế tại nước này đã giảm liên tiếp trong nhiều tháng do mức lạm phát gần đây đã tăng lên cao nhất trong khoảng 4 thập kỷ.

Số liệu mới nhất công bố vào ngày 23/12/2022 của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11/2022 (không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống) tăng tháng thứ 15 liên tiếp ở mức tăng 3,7%, cao nhất trong vòng 41 năm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/1981. Nhìn vào nội dung các mặt hàng, trong khi tốc độ tăng của nhóm hàng tiêu dùng lâu bền tăng do tác động của đợt tăng giá thực phẩm, thì đà tăng giá của các mặt hàng khác tiếp tục lan rộng. Bên cạnh đó, giá năng lượng cũng tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt và giá điện ở khu vực đô thị đã tăng khá mạnh, tương ứng là 28,9% và 20,1%. Như vậy, lạm phát ở Nhật Bản đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp, cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Ngược lại với xu thế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới là tăng mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, BOJ vẫn duy trì giữ lãi suất ở mức cực thấp. Thời gian qua, chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ đã khiến đồng yên chịu áp lực giảm giá. Trong khi Fed liên tục tăng lãi suất, BOJ hầu như giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng suốt gần một thập kỷ qua của mình. Hồi tháng 10, đồng Yên giảm giá sâu xuống mức gần 152 yên đổi 1 USD - mức thấp nhất trong gần 32 năm. Đến ngày 20/12/2022, Ngân hàng Nhật Bản đã quyết định điều chỉnh lại chính sách nới lỏng tiền tệ để mở rộng phạm vi dao động cho phép của lãi suất dài hạn. Cụ thể, BOJ cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm từ mức mục tiêu 0%, so với biên độ tăng chỉ 0,25 điểm phần trăm trước đó. Quyết định mở rộng biên độ lợi suất trái phiếu dài hạn của BOJ ngày 20/12 cho thấy sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ. Dự báo chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật sẽ được thu hẹp hoặc tăng ít hơn, các nhà đầu tư đang bắt đầu mua vào đồng Yên, giúp đồng tiền này tăng giá mạnh. Giới đầu tư xem đây như một động thái thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng kéo dài gần một thập kỷ tại quốc gia này. Quyết định mới nhất của BOJ được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang tìm kiếm người kế nhiệm Thống đốc BOJ - ông Kuroda Haruhiko, người sẽ mãn nhiệm vào tháng 4/2023.

Tuy nhiên, BOJ vẫn giữ nguyên mức mục tiêu lợi suất trái phiếu ở mức -0,1% với trái phiếu ngắn hạn và 0% với trái phiếu kỳ hạn 10 năm theo triển vọng kinh tế của chính phủ lần này, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong năm 2023 sẽ là 1,7% so với năm trước, đây là mức giảm đáng kể so với mức 3,0% của năm tài chính 2022. Bên cạnh tác động của việc tăng giá sắp dừng lại, các biện pháp kích thích kinh tế được cho là sẽ có tác động kìm hãm giá điện và giá gas.

Đối với năm tài chính 2022 hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức tăng chỉ số giá tiêu dùng xuống còn 1,7% so với mức tăng 2,0% dự kiến vào tháng 7, do nhu cầu ở nước ngoài giảm mạnh hơn dự kiến. Trong khi đó, Chính phủ đã nâng dự báo chỉ số giá tiêu dùng lên mức tăng 3,0% từ mức 2,6% đưa ra hồi tháng Bảy.

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến

KINH TẾ NHẬT BẢN 2023: DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GDP ĐẠT 1,5%

Chú thích: Không bao gồm tỷ lệ thất nghiệp toàn phần

Nguồn:https://www.bloomberg.co.jp/news/articles/2022-12-22/RN4BF5T0AFB401

 

Tuy nhiên có thể nói, dự báo chính thức của Chính phủ Nhật Bản cao hơn so với ước tính trung bình của các nhà kinh tế. Các nhà kinh tế tư nhân tỏ ra thận trọng hơn về triển vọng kinh tế năm 2023, với dự báo tăng trưởng trung bình là 1,0% và cho rằng các dự báo của chính phủ có thể quá lạc quan. Trong bối cảnh Covid-19 vẫn tiếp diễn, đồng yên yếu, chi phí nhập khẩu cao ảnh hưởng đến tiêu dùng và doanh nghiệp, kinh tế Trung Quốc chững lại, suy thoái toàn cầu do lãi suất tăng ở các nền kinh tế lớn… tạo áp lực lên nền kinh tế Nhật Bản có thể gây nên suy thoái kỹ thuật hoặc bị thu hẹp hai quý liên tiếp trong nửa đầu năm 2023.

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://jp.reuters.com/article/idJP00093300_20221223_00120221222

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20221226/k10013934681000.html

https://news.yahoo.co.jp/articles/d03001b455f27ea67acb5601ef480f355d41a49b

https://news.tv-asahi.co.jp/news_economy/articles/000280823.html

https://www.nri.com/jp/knowledge/blog/lst/2022/fis/kiuchi/1222_3

https://www.bloomberg.co.jp/news/articles/2022-12-22/RN4BF5T0AFB401

Tin tức khác

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2023

Mức thâm hụt thương mại đã tăng mạnh lên 897,7 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 2 năm 2023 đánh dấu lần thâm hụ ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2023

Mức thâm hụt thương mại đã tăng mạnh lên 3.496,6 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 1 năm 2023 đánh dấu lần thâm hụt th ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2023
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2023

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã tăng lên 0,5% trong tháng 1 năm 2023, mức tăng chư ...

BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2022
BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2022

Bài viết tổng hợp các thông tin nổi bật về tình hình kinh tế Nhật Bản trong tháng 12 như: Nhật Bản tiếp tục thâm hụt ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn