GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 31-01-2023, 10:08

1. Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.

Những người đồng tính là một bộ phận nằm trong cộng đồng LGBT: đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (thích của hai giới nam và nữ), chuyển giới (là người có sinh ra có cảm nhận về tâm hồn thể xác trái ngược với giới tính sinh học của mình)

2. Quy định của luật pháp Nhật Bản về hôn nhân đồng giới

Điều 24 của Hiến pháp Nhật Bản quy định rằng "Hôn nhân chỉ dựa trên sự đồng thuận của cả hai giới và nó sẽ được duy trì thông qua hợp tác lẫn nhau với quyền bình đẳng của vợ và chồng làm cơ sở".

Do đó, các điều 731 đến 737 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản giới hạn rằng hôn nhân được xác lập đối với các cặp vợ chồng khác giới. Các cặp đồng giới không thể kết hôn và không được cấp quyền hôn nhân. Thêm nữa, hôn nhân đồng giới được thực hiện ở nước ngoài không được công nhận hợp pháp tại Nhật Bản và các cặp đồng giới mang quốc tịch khác nhau không thể có được thị thực cho “vợ”/ “chồng” nước ngoài dựa trên mối quan hệ của họ.

Vào tháng 3 năm 2009, Nhật Bản bắt đầu cho phép công dân Nhật Bản kết hôn với bạn tình đồng giới ở các quốc gia khác nơi hôn nhân đồng giới là hợp pháp.Bộ Tư Pháp Nhật Bản đã chỉ thị cho chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận cho các cá nhân kết hôn đồng giới ở một số khu vực cụ thể.

Vào tháng 2 năm 2015, quận Shibuya (thuộc thủ đô Tokyo) đã công bố kế hoạch cho phép giải quyết các vấn đề liên quan đến tình huống như đến bệnh viện và thuê chung cư của các cặp đôi đồng tính. Thủ tục này cho phép họ có được một chứng nhận “quan hệ đối tác đồng giới”, tuy không dựa trên luật pháp nhưng có thể giúp họ tiếp cận với “vợ” hoặc “chồng” mình khi đến bệnh viện. Quyết định này được coi là một bước tiến quan trọng đối với việc công nhận quyền kết hôn đồng tính tại Nhật Bản. Kể từ sau đó, nhiều thành phố khác như Iga, Takarazuka, Sapporo… cũng bắt đầu cấp giấy chứng nhận cho các cặp vợ chồng đồng giới tương tự.

Tuy vậy, về mặt pháp luật, tòa án Nhật Bản phán quyết rằng, lệnh cấm của chính phủ đối với hôn nhân đồng giới là vi hiến, nhưng công nhận quyền của các cặp đôi đồng tính.

Ngày 17/3/2021, tòa án Nhật Bản đã bác bỏ yêu cầu của 6 nguyên đơn, bao gồm 2 cặp nam và 1 cặp nữ - đòi chính phủ bồi thường mỗi người 1 triệu Yên (9.100 USD) vì những khó khăn họ phải chịu khi không thể kết hôn hợp pháp.

Ngày 20/6/2022, tòa án quận Osaka đã bác đơn kiện của 3 cặp đồng giới, yêu cầu chính phủ bồi thường 1 triệu yen/người (khoảng 7.400 USD), vì cho rằng không công nhận hôn nhân đồng giới là vi phạm quyền bình đẳng theo hiến pháp.

Như vậy,tòa án phán quyết rằng theo hiến pháp, định nghĩa về hôn nhân không mở rộng cho quan hệ đối tác giữa những người cùng giới tính, nhưng tòa án vẫn công nhận rằng việc thiếu sự bảo vệ pháp lý cho các gia đình đồng giới đã vi phạm nhân quyền của họ, điều mà các nguyên đơn hoan nghênh như một bước hướng tới việc liên kết Nhật Bản với các quốc gia G7 khác.

Trong khối G7, Nhật Bản là quốc gia duy nhất không cho phép hôn nhân đồng giới và hiến pháp của nước này định nghĩa hôn nhân dựa trên sự đồng ý của cả hai giới. Trong tình hình đó, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch xem xét vấn đề hoặc đề xuất luật, mặc dù một số thành viên cấp cao ủng hộ hôn nhân đồng giới.

3. Phản ứng của dư luận Nhật Bản về hôn nhân đồng giới

Theo một cuộc thăm dò vào năm 2019 của Viện nghiên cứu LGBT Nhật Bản, cứ 10 người Nhật Bản thì có 1 người xác định là LGBT hoặc một nhóm thiểu số tính dục khác .

Nhật Bản hiện là một quốc gia khá bảo thủ khi đề cập đến các vấn đề LGBT, song lịch sử cho thấy không phải lúc nào cũng vậy.Trong những năm gần đây, tuy thái độ xa lánh đối với cộng đồng LGBT ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại nhưng việc chấp nhận người thiểu số tính dục ở Nhật Bản cũng đã cải thiện hơn so với những năm 2000 và ở mức trung bình của OECD vào năm 2014.

Trước đây, một người đồng tính thường xuyên phải chịu giày vò từ những hành động miệt thị của xã hội như bị gọi là “okama” ( từ lóng mang ý nghĩa nặng nề chỉ người đồng tính), bị bắt nạt đến mức phải tự tử… . Nhưng hiện nay nhiều người trong số họ đã có thể tự công khai giới tính mà không cần giấu diếm.

Theo một đại diện của Dentsu Inc’s Diversity Lab, việc sử dụng thuật ngữ “LGBT” đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Kết quả cuộc khảo sát trang web này thực hiện với những người từ độ tuổi 20 đến 50 cho thấy mức độ nhận biết cụm từ này đã tăng gần gấp đôi, 37,6% lên 68,5%, trong giai đoạn 2015-2018 và lên tới 80,1% vào năm 2020.

Có thể nói rằng thuật ngữ này đã trở thành kiến thức phổ biến. Những người trẻ tuổi nhận thức rõ hơn về LGBT và quan tâm nhiều hơn đến việc hiểu và ủng hộ cộng đồng này”.

Theo khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đối với các công ty năm 2019, 11% số công ty được hỏi đã cung cấp các biện pháp nhằm xem xét hoặc đáp ứng nhu cầu của các nhóm thiểu số tình dục. Đối với các công ty có 1.000 nhân viên trở lên, con số này là hơn 40%, giảm xuống 10% đối với các công ty có 100–999 nhân viên và dưới 4% đối với các công ty có ít hơn 100 nhân viên.

Phản ứng với việc luật pháp Nhật Bản vẫn còn nhiều hạn chế đốivới LGBT, Boram Jang, một nhà nghiên cứu về Đông Á tại tổ chức phi chính phủ nhân quyền, cho rằng: “cần phải làm nhiều hơn nữa để chống lại sự phân biệt đối xử mà người LGBT phải đối mặt trong xã hội Nhật Bản. Đã đến lúc chính phủ phải thay đổi hướng đi về quyền của LGBT”.

Thêm vào đó, việc Nhật Bản trì hoãn xem xét các điều luật liên quan đến hôn nhân đồng giới có thể sẽ làm gia tăng những hạn chế nguồn nhân tài cho các công ty quốc tế, khi mà có khả năng họ sẽ chuyển đến các khu vực pháp lý thân thiện hơn về hôn nhân đồng giới như Hoa Kỳ .

4. Quy định về hôn nhân đồng giới tại một số quốc gia trong nhóm G7

Gần đây, Mỹ và Singapore là 2 quốc gia tiếp theo trong nhóm G7 đã có động thái công nhận hôn nhân đồng giới. Do đó, cho đến nay, chỉ có Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm này chưa thông qua các dự luật liên quan đến LGBT.

TạiMỹ, ngày 8/12/2022, Hạ viện đã đưa ra sự chấp thuận cuối cùng đối với luật công nhận của liên bang đối với hôn nhân đồng giới. Luật này đã giành được sự khích lệ của những người ủng hộ LGBT cũng như của một số tổ chức và thực thể tôn giáo bao gồm các nhà thờ, bất chấp nhiều ý kiến bảo thủ vẫn phản đối hôn nhân đồng tính vì cho rằng điều này trái với kinh thánh.

Theo đó, một đạo luật năm 1996 của Hoa Kỳ có tên là Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân với những điều khoản từ chối lợi ích của các cặp đồng giới cũng sẽ bị bãi bỏ. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ cũng tôn trọng quyền từ chối cung cấp các dịch vụ hay các lợi ích cho các cuộc hôn nhân đồng giới của các tổ chức tôn giáo hay các quốc gia khác.

Tại Singapore, ngày 29/11/2022, Quốc hội nước này đã bãi bỏ lệnh cấm quan hệ tình dục đồng giới nhưng hạn chế khả năng hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Sự cho phép này đã tạo cơ hội về hôn nhân đồng giới trong tương lai. Ở Singapore, thái độ đối với các vấn đề LGBT đã chuyển sang lập trường tự do hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ, mặc dù thái độ bảo thủ vẫn tồn tại trong các nhóm tôn giáo. Trong số những người ở độ tuổi 18-25, khoảng 42% chấp nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2018, tăng từ 17% chỉ 5 năm trước đó, theo một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore.

Tóm lại, hôn nhân đồng giới đang là vấn đề được các quốc gia xem xét một cách nghiêm túc trong các dự luật. Tuy Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm các nước phát triển G7 chưa công nhận hôn nhân đồng giới là hợp pháp về mặt luật pháp, nhưng trong xã hội nước này, nhiều rào cản giới tính đã được xóa bỏ. Có thể, trong tương lai, Nhật Bản cũng như các quốc gia khác sẽ cần nhiều bước tiến hơn trong việc ban hành các điều luật liên quan đến nhóm giới tính này.

Tổng hợp và phân tích

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản


Tài liệu tham khảo

  1. “Kết hôn đồng giới là gì? Việt Nam có công nhận kết hôn đồng giới không?”, https://luatduonggia.vn/ket-hon-dong-gioi-la-gi-viet-nam-co-cong-nhan-ket-hon-dong-gioi-khong/

  2. “Nhật Bản tiếp tục cấm hôn nhân đồng giới”, https://zingnews.vn/nhat-ban-tiep-tuc-cam-hon-nhan-dong-gioi-post1328706.html

  3. “Japan court rules same sex marriage ban is constitutional, but activists see a silver lining”, https://edition.cnn.com/2022/11/30/asia/japan-same-sex-marriage-ban-tokyo-court-intl-hnk/index.html

  4. “ Poll shows 1 in 10 in japan identify as LGBT or other sexual minorities”, https://www.japantimes.co.jp/news/2019/12/11/national/social-issues/japan-lgbt-sexual-minority-survey/

  5. “Điều mong mỏi của cộng đồng LGBT tại Nhật Bản”, https://zingnews.vn/dieu-mong-moi-cua-cong-dong-lgbt-tai-nhat-ban-post1297555.html

  6. “Growing number of Japanese municipalities acknowledge same sex partnerships”, https://www.nippon.com/en/japan-data/h01497/

  7. “ Japan court upholds ban on same sex marriage but voices rights concern”, https://www.reuters.com/world/asia-pacific/japan-awaits-same-sex-marriage-ruling-crucial-future-lgbtq-rights-2022-11-30/

  8. “Tokyo same sex marriage ruling a step forward, say campaigners”, https://www.theguardian.com/world/2022/nov/30/tokyo-same-sex-marriage-ruling-step-forward-japan-campaigners

  9. “ U.S. Congress passes landmark bill protecting same sex marriage”, https://www.reuters.com/world/us/us-congress-expected-pass-bill-protecting-same-sex-marriage-2022-12-08/

  10. “ Singapore repeals gay sex ban but limits prospect of legalizing same sex marriage”, https://www.reuters.com/world/asia-pacific/singapore-repeals-gay-sex-ban-limits-prospect-legalising-same-sex-marriage-2022-11-29/

 

Tin tức khác

MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN
MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ GIÁO DỤC STEAM TẠI NHẬT BẢN

Giáo dục STEAM là một phương pháp học tập sử dụng Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học làm điểm tru ...

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...
PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM ...

Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu so sánh vốn xã hội của Nhật Bản và Nga trong đại dịch COVID-19 từ quan điểm của ...

BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?
BÃI BỎ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG TẠI NHẬT BẢN – LIỆU CÓ KHẢ THI?

Ngày 10/04/2023, Hội đồng chuyên gia chính phủ Nhật Bản với sự chủ trì của ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch Cơ quan Hợp ...

SỐ HÓA TẠI NHẬT BẢN
SỐ HÓA TẠI NHẬT BẢN

Covid-19 đã cho thấy rất rõ ràng rằng Nhật Bản đang bị tụt lại phía sau trong quá trình số hóa. Những lời kêu gọi từ Chính phủ về làm việc từ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn