GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Đăng ngày: 17-04-2023, 05:02

Hiroaki Hayashi (Đại học Ritsumeikan)

 

Mở đầu

Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu so sánh vốn xã hội của Nhật Bản và Nga trong đại dịch COVID-19 từ quan điểm của giai tầng xã hội. “Vốn xã hội là khái niệm gắn liền với vốn vật chất và vốn con người, được định nghĩa là các đặc trưng của tổ chức xã hội như “mức độ tin tưởng xã hội”, “quy phạm xã hội”, “mạng lưới xã hội”, vốn xã hội có thể nâng cao tính hiệu quả của xã hội thông qua việc thúc đẩy sự phối hợp hành động của mỗi người”. (Theo Putnam)

Một so sánh quốc tế về vốn xã hội dựa trên các yếu tố như mức độ tin tưởng xã hội và mức độ liên kết xã hội cho thấy mức độ vốn xã hội cao chủ yếu ở các nước phát triển, đặc biệt là ở các nước Bắc Âu (Theo Sakamoto 2015). Mức độ vốn xã hội ở Nhật Bản được cho là đã suy yếu từ cuối những năm 1990, hiện chỉ ở mức trung bình hoặc trên trung bình. Nga xếp ở vị trí thấp hơn Nhật Bản.

Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng dữ liệu thu được từ “Điều tra về vốn xã hội và COVID-19 ở Nhật Bản và Nga” được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 dựa trên một dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ Viện trợ dành cho nghiên cứu khoa học. Cuộc khảo sát tại Nhật Bản được thực hiện bằng Internet và nhận được 4171 phản hồi. Các câu hỏi được đưa ra là (1) Về mạng lưới xã hội, (2) Về sự tín nhiệm, (3) Về sự tham gia xã hội dưới góc độ công dân, (4) COVID-19, (5) Vấn đề khác và (6) Phân loại câu hỏi về bản thân người trả lời. Cuộc khảo sát tại Nga được thực hiện thông qua phỏng vấn qua điện thoại và nhận được 1.700 phản hồi. Các mục câu hỏi dành cho khảo sát tại Nga là: A-Tham gia vào các mạng lưới và tổ chức xã hội, B-Tín nhiệm xã hội, C-Khả năng và tác động, D-Gắn kết và hòa nhập xã hội, E-Hợp tác và hành động mang tính tập thể, F-Tác động của đại dịch, G-Tình hình chính trị xã hội, H-Phân chia các câu hỏi về bản thân người trả lời.

Dưới đây, cùng với việc giới thiệu kết quả khảo sát ở Nhật Bản và Nga, tập trung vào sự mở rộng của các mạng lưới xã hội, tác giả sẽ đặc biệt xem xét các mục câu hỏi liên quan đến những biến đổi xã hội do bệnh truyền nhiễm vi rút Corona chủng mới gây ra.

1. Thực trạng vốn xã hội ở Nhật Bản và Nga

(1) Mở rộng mạng lưới xã hội

Hãy thử cùng khái quát kết quả của các cuộc khảo sát ở Nhật Bản và Nga, tập trung vào mức độ mở rộng mạng lưới xã hội (mức độ liên kết với hàng xóm, bạn bè và người quen).

Đầu tiên, Hình 1 là kết quả khảo sát đối với câu hỏi về mức độ tương tác với hàng xóm. Khi được hỏi về số lượng người là hàng xóm mà bạn có sự tương tác ít nhất là ở mức độ chào hỏi ở Nhật Bản, khoảng một phần tư số người được hỏi trả lời là 0, cho thấy có một số lượng đáng kể những người không hề có bất kỳ mối quan hệ nào với hàng xóm của họ. Cùng với khoảng 50% người được hỏi có câu trả lời là từ 1 đến 4 người, có thể thấy ba phần tư số người được hỏi có rất ít quan hệ với hàng xóm.

Iwai và Shishido (năm 2021) cũng chỉ ra rằng so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, người Nhật Bản có ít sự tương tác với hàng xóm và sự liên kết với những người sống xung quanh của người Nhật Bản ngày càng suy yếu đi. Tuy nhiên cũng cần phải kiểm chứng trong thời gian tới để xác định xem sự thay đổi này có phải do tác động của đại dịch Covid 19 hay không? Cũng với câu hỏi trên, tại Nga, có 6% số người được hỏi trả lời là không có tương tác với bất kỳ người hàng xóm nào, tỷ lệ này chỉ bằng 1/4 ở Nhật Bản. Có dưới 30% người có câu trả lời là từ 1 đến 4 người. Hơn 20% số người được hỏi trả lời rằng họ có tương tác với từ 20 người trở lên, cho thấy mối quan hệ với hàng xóm phong phú hơn nhiều so với ở Nhật Bản.

Hình 1. Bạn có tương tác với bao nhiêu người hàng xóm ở mức độ chào hỏi

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

(日本: Nhật Bản, ロシア: Nga, 人: người)

Hình 2 biểu thị kết quả cho câu hỏi về số người hàng xóm mà đối tượng khảo sát có mối quan hệ tương đối thân thiết, ví dụ như thường xuyên giao tiếp, xin tư vấn hoặc giúp đỡ từ họ. Tại Nhật Bản, số người được hỏi trả lời rằng “không có người nào”, chiếm tỷ lệ lớn nhất tới 66,4%; 24,8% người trả lời là có 1-2 người; 7,3% trả lời có 3-4 người và dưới 2% trả lời có 5 người trở lên. Từ kết quả trên có thể thấy trung bình chỉ có một số ít người có quan hệ với hàng xóm ở mức độ chào hỏi, số người có quan hệ thân thiết với hàng xóm là gần như không có. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát của Iwai và Shishido tiến hành năm 2021. Cũng theo cuốn sách của Iwai và Shishido, có chưa đến 20% số người được hỏi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan trả lời rằng họ hoàn toàn không có tương tác với hàng xóm, vì vậy có thể nói rằng ở góc độ quốc tế, mối quan hệ với hàng xóm của Nhật Bản đang suy giảm. Cũng với câu hỏi ở hình 2, ở Nga, khoảng 30% trả lời là không có người nào, có hơn 10% đối với mỗi câu trả lời là từ 3 đến 4 người, từ 5 đến 9 người và từ 10 người trở lên. Điều này cho thấy mối quan hệ với hàng xóm ở Nga phong phú hơn ở Nhật Bản.

Hình 2. Có bao nhiêu người hàng xóm mà bạn có thể nhờ giúp đỡ và cho lời khuyên

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

(日本: Nhật Bản, ロシア: Nga, 人: người)

Tiếp theo, hình 3 là khảo sát về số người bạn thân. Mặc dù có người cho biết họ có tới hơn 100 người bạn, nhưng cứ 4 người ở Nhật thì có 1 người không có bạn. Kết hợp với 31,6% cho 1-2 người và 25,6% cho 3-4 người thì có tới 80% số người được hỏi chỉ có 4 người bạn trở xuống . Điều này cho thấy mối quan hệ bạn bè của người Nhật rất mờ nhạt. Tại Nga, so với Nhật Bản, số người trả lời là 0 người thấp hơn một chút và số người trả lời 1 hoặc 2 người cao hơn một chút, nhưng nhìn chung kết quả không khác nhiều so với ở Nhật Bản.

Hình 3. Bạn có bao nhiêu người bạn thân? Bạn thân là người mà bạn cảm thấy thoải mái khi giao tiếp, trò chuyện về những vấn đề riêng tư và nhờ sự giúp đỡ của họ.

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

(日本: Nhật Bản, ロシア: Nga, 人: người)

Hình 4 cho thấy mức độ giao tiếp với bạn bè và người quen. Đối với câu hỏi bạn có thường xuyên nhờ bạn bè/người quen giúp đỡ hoặc cho lời khuyên không, 24,7% số người được hỏi ở Nhật Bản trả lời rằng họ không có bạn bè/người quen nào cả; 38,2% trả lời một năm một lần đến vài năm một lần và 27,4% trả lời một tháng một lần đến vài lần một năm. Khoảng 10% số người được hỏi trả lời “khá thường xuyên” và “thường xuyên”. Tại Nga, 27,2% số người Nga được hỏi trả lời rằng họ hoàn toàn không có, tỷ lệ này cao hơn so với Nhật Bản. Tuy nhiên, tổng số câu trả lời “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên” và “Thường ngày” vượt quá 40%, cao hơn ở Nhật Bản.

Hình 4. Bạn có thường xuyên gặp gỡ bạn bè/người quen để nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến ​​họ (bên ngoài trường học hoặc nơi làm việc) không?

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

(全くない: hoàn toàn không, めったにない: hiếm khi, 時々ある: thỉnh thoảng, ある程度頻繁にある: Thường xuyên,日常的にある: Thường ngày)

Như vậy, mặc dù các mục câu hỏi bị hạn chế, nhưng có thể thấy rằng phạm vi của mạng lưới xã hội ở Nhật Bản là vô cùng hẹp và so sánh với các cuộc khảo sát trước đây, có khả năng cao là mạng lưới này còn đang bị thu hẹp hơn nữa. Mặt khác, kết quả khảo sát được tiến hành ở Nga đã cho thấy mức độ mở rộng của các mạng lưới, đặc biệt là các mối quan hệ hàng xóm, vượt xa so với ở Nhật Bản.

(2) Mở rộng mạng lưới từ quan điểm giai tầng xã hội

Hãy thử phân loại kết quả của cuộc khảo sát trên về sự mở rộng của các mạng lưới xã hội ở Nhật Bản và Nga theo giai tầng xã hội (dựa theo mức thu nhập). Ở Nhật Bản, có sáu mức thu nhập: 2 triệu yên trở xuống, 2 triệu đến 4 triệu yên, 4 triệu đến 6 triệu yên, 6 triệu đến 10 triệu yên, 10 triệu đến 20 triệu yên và 20 triệu yên trở lên. Ở Nga có năm mức thu nhập được phân chia dựa trên thiết lập thu nhập hàng tháng khác nhau đối với từng vùng.

Đầu tiên, đối với trường hợp Nhật Bản, hình 5a đến 5d dưới đây cho thấy câu trả lời cho bốn câu hỏi ở trên dựa theo sự phân chia nhóm thu nhập. Ngoại trừ nhóm có thu nhập từ 20 triệu yên trở lên ở một phần câu hỏi, có thể khẳng định thu nhập càng cao thì mạng lưới xã hội càng phát triển. Bên cạnh đó, cần phải xem xét chi tiết hơn trong tương lai đối với nhóm thu nhập từ 20 triệu yên trở lên. Ví dụ, trong câu hỏi về tần suất yêu cầu giúp đỡ và tư vấn từ bạn bè và người quen ở hình 5d, cũng cần xem xét đến khả năng nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và người quen giảm do thu nhập cá nhân ngày càng tăng cao.

Hình 5a. Số lượng hàng xóm mà bạn có quan hệ xã hội ở mức độ giao tiếp thông thường (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 5b. Số lượng hàng xóm mà bạn có thể nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến ​​(theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 5c. Số lượng bạn thân (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 5d. Tần suất yêu cầu giúp đỡ và tư vấn từ bạn bè và người quen (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

 

Tiếp theo, kết quả cho khảo sát tương tự tại Nga được thể hiện trong Hình 6a đến Hình 6d.

Hình 6a. Số lượng hàng xóm mà bạn có quan hệ xã hội ở mức độ giao tiếp thông thường (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 6b. Số lượng hàng xóm mà bạn có thể nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 6c. Số lượng bạn thân (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Hình 6d. Tần suất yêu cầu giúp đỡ và tư vấn từ bạn bè và người quen (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN I)

Như thể hiện rõ trong Hình 6a và 6c, không giống với Nhật Bản, khảo sát tại Nga cho thấy không có mối tương quan nào cho thấy thu nhập càng cao thì vốn xã hội càng phong phú. Ngoài ra, trong Hình 6b, mức thu nhập càng cao thì số người trả lời rằng họ không có hàng xóm để nhờ giúp đỡ hoặc tư vấn càng nhiều. Bên cạnh đó, như thể hiện trong Hình 6d cho thấy nhóm thu nhập ở vị trí càng cao thì tần suất yêu cầu giúp đỡ và tư vấn từ bạn bè và người quen càng thấp.

Như vậy, ngoại trừ nhóm thu nhập cao nhất, có thể nói nhìn chung ở Nhật Bản, nhóm thu nhập càng cao thì càng được hưởng nhiều vốn xã hội. Điều này cho thấy mối tương quan giữa tầng lớp xã hội và vốn xã hội như đã chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây. Ngược lại, ở Nga, không có mối tương quan rõ ràng giữa mức thu nhập và việc mở rộng mạng lưới xã hội. Điều này có nghĩa là mức thu nhập không phải là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt về vốn xã hội. Tuy nhiên vấn đề này sẽ cần được xem xét thêm trong tương lai.

 

Người dịch: Vũ Phương Hoa

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn