GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7 (TIẾP THEO)

Đăng ngày: 23-04-2023, 02:26

(Tiếp theo và hết)

Tuyên bố chung đưa ra ngày 18/4 sau khi bế mạc cuộc họp kéo dài 3 ngày tại Karuizawa, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đề cập đến một số vấn đề khác như:

Vấn đề Triều Tiên: Tuyên bố chung lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa với số lượng liên tiếp chưa từng có. Ngay trước thềm Hội nghị ngoại trưởng G7 năm nay, vào ngày 13/4, Triều Tiên đã phóng một tên lửa được phỏng đoán có thể là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tuyên bố này đồng thời cũng cam kết kiên định thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, ngoài việc yêu cầu Triều Tiên đáp ứng các đề nghị đối thoại của Nhật Bản, Mỹ..., các ngoại trưởng G7 cho biết cộng đồng quốc tế sẽ hợp tác cùng nhau để ứng phó với các cuộc tấn công mạng.

Về các vấn đề toàn cầu khác:

Tuyên bố chung cũng cho rằng cần phải hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhấn mạnh sự đóng góp tất yếu của các nước G7, bày tỏ sự sẵn sàng tạo lập các mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định thông qua đối thoại và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và giao lưu nhân dân.

Về các vấn đề khu vực khác:

Về Myanmar: Tuyên bố chung lên án cuộc đảo chính nhà nước tại Myanma, lo ngại về việc bắt giữ các lãnh đạo chính trị và các nhà quân sự xuất thân từ xã hội dân sự, đặc biệt là Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và những vụ tấn công nhằm vào báo chí, kêu gọi quân đội chấm dứt ngay lập tức tình trạng khẩn cấp, trao trả lại quyền lực cho chính phủ đã được bầu trong dân chủ. Kết quả cuộc bầu cử trước đó cần phải được tôn trọng, nghị viện có thể nhóm họp ngay khi có thể, việc tiếp cận nhân đạo không hạn chế để những người dễ bị tổn thương nhất có thể nhận được sự trợ giúp.

Liên quan đến Afghanistan: Lên án vi sự phạm nhân quyền, Tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ những hạn chế của Taliban đối với các quyền tự do cơ bản, đồng thời lên án các hành vi vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ, trẻ em gái và thành viên của các tôn giáo thiểu số.

Về Iran: Tuyên bố khẳng định quyết tâm không phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu nước này ngừng hỗ trợ cho Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng Nga đang tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất.

Về Châu Phi: Tuyên bố chung cho biết sẽ ủng hộ việc tham gia vào một khuôn khổ lớn hơn, lưu ý rằng Liên minh châu Phi (AU) đang tìm kiếm tư cách thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Mặt khác, có những lo ngại nghiêm trọng của nhóm ngoại trưởng G7 về sự hiện diện ngày càng tăng của Công ty quân sự tư nhân Nga Wagner ở châu Phi.

Về tình hình Sudan: Ngoại trưởng G7 cũng kêu gọi các bên liên quan tại Sudan chấm dứt ngay những hành động thù địch mà không cần điều kiện tiên quyết nào sau khi các cuộc đụng độ giữa quân đội nước này và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) khiến gần 200 người thiệt mạng. Nhóm G7 cảnh báo các cuộc giao tranh đe dọa tới an ninh và sự an toàn của người dân Sudan, đồng thời làm suy yếu các nỗ lực khôi phục quá trình chuyển đổi dân chủ và kêu gọi các bên nhanh chóng quay trở lại đàm phán, giảm căng thẳng và đảm bảo an toàn cho người dân, nhân viên ngoại giao và nhân viên cứu trợ nhân đạo.

Về việc củng cố trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền: Tuyên bố chung nhấn mạnh quyết tâm củng cố trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền trước việc Nga tiếp tục gây hấn với Ukraine và các phong trào bá quyền ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc, ông, tăng cường vai trò của Tổng thư ký và Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định sẽ làm việc cùng nhau để cải tổ Hội đồng Bảo an.

Về vấn đề hỗ trợ các nước đang phát triển và mới nổi:

Một điểm mới của Hội nghị Ngoại trưởng G7 năm nay là nỗ lực thúc đẩy hợp tác với các nước Nam bán cầu với việc đề cao vai trò ngày càng quan trọng của những quốc gia mới nổi và đang phát triển trong môi trường an ninh toàn cầu. Tuyên bố chung đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho các quốc gia mới nổi và đang phát triển trong đó có nhiều quốc gia ở khu vực Nam bán cầu giữ vị trí trung gian đối với tình hình ở Ukraine (như Ấn Độ và Indonesia…). G7 cho biết sẽ hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu trong bối cảnh ở Ukraine, thúc đẩy tài chính phát triển công bằng và cung cấp hỗ trợ quốc tế cho đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cho tất cả các quốc gia và tổ chức, cung cấp hỗ trợ cho các quốc đảo phải đối mặt với mực nước biển dâng cao do sự nóng lên toàn cầu.

Về giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm có hiệu lực Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, nêu rõ kho vũ khí hạt nhân của thế giới phải được cắt giảm và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) là cơ sở để theo đuổi giải trừ hạt nhân. Tuyên bố chung cũng lấy làm tiếc trước việc Nga đơn phương tuyên bố đình chỉ thực thi hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ, đồng thời bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Để đi đến kết quả này, trong phiên cuối cùng trước khi bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Karuizawa ngày 18/4, các ý kiến ​​đã được trao đổi trong khoảng 30 phút về chủ đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tại đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa bày tỏ lo ngại trước việc Nga tuyên bố dừng thực thi hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ, việc phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như việc phát triển hạt nhân của Iran. Ông cũng giải thích nội dung của Kế hoạch hành động Hiroshima do Thủ tướng Kishida công bố, đồng thời chỉ ra rằng cần thúc đẩy giải trừ quân bị, duy trì và củng cố Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Ngoại trưởng G7 cùng chia sẻ những lo ngại về việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân và khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tính minh bạch. G7 đã nhất trí hợp tác chặt chẽ với nhau hướng tới hiện thực hóa "một thế giới không có vũ khí hạt nhân" và cho rằng giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ là một chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima vào tháng 5 tới. Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp, ngoài những nội dung này, còn có lời kêu gọi lãnh đạo và thanh niên mỗi nước tới thăm hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi phát biểu rằng, Hội nghị thượng đỉnh G7 Hiroshima gửi một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới rằng chúng ta không thể phớt lờ lịch sử 77 năm sau khi vũ khí hạt nhân đã được sử dụng với việc hai quả bom nguyên tử đã bị ném xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Trong lĩnh vực an ninh kinh tế: Ngoại trưởng G7 thống nhất việc cần tăng cường hợp tác khi các mối đe dọa ngày càng gia tăng, xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc. Nhắc tới Trung Quốc, G7 cho biết sẽ có các công cụ cần thiết để chống lại sự ép buộc kinh tế và hợp tác với các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia mới nổi và đang phát triển.

Về lĩnh vực không gian, vũ trụ: G7 khẳng định tầm quan trọng của việc xử lý lượng rác vũ trụ đang gia tăng nhanh chóng để duy trì môi trường không gian hòa bình và bền vững.

Về an ninh mạng: G7 lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng và kêu gọi tất cả các nước thảo luận sâu hơn về việc áp dụng luật pháp quốc tế hiện hành trong không gian mạng.

Về bình đẳng giới: G7 tái khẳng định việc bảo vệ quyền của phụ nữ và các nhóm thiểu số như LGBTQ.

Các vấn đề được nêu trong Tuyên bố chung trên đây dự kiến sẽ được kết nối với Hội nghị Thượng đỉnh G7 tổ chức vào ngày 19-21/5/2023 tới tại Hiroshima. Có thể thấy rằng, trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này sẽ là ba vấn đề: Giải trừ vũ khí hạt nhân, Nga và Trung Quốc./.

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1. https://www.kantei.go.jp/g7hiroshima_summit2023/index.html
  2. 2. https://www.mofa.go.jp/mofaj/ecm/ec/page24_002025.html
  3. 3. https://www.gov-online.go.jp/eng/publicity/book/hlj/html/202304/202304_00_jp.html
  4. 4. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230418/k10014041771000.html
  5. 5. https://www.nikkei.com/theme/?dw=18060700
  6. 6. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230418/k10014041961000.html
  7. 7. https://www.yomiuri.co.jp/politics/20230419-OYT1T50032/
  8. 8. https://mainichi.jp/articles/20230418/k00/00m/030/100000c

 

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn