GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Đăng ngày: 25-05-2023, 16:56

(Tiếp theo phần 1)

2. Biến đổi xã hội liên quan đến bệnh truyền nhiễm vi rút corona chủng mới

(1) Các mục câu hỏi và kết quả liên quan đến bệnh truyền nhiễm vi rút corona chủng mới

Trong cuộc khảo sát lần này, chúng tôi đã thêm vào các câu hỏi dưới đây liên quan đến bệnh truyền nhiễm vi rút corona chủng mới. Hãy xem theo thứ tự kết quả của hai nước Nhật Bản và Nga.

Đầu tiên, Hình 7a đặt câu hỏi ai chịu trách nhiệm về sự lây lan của COVID-19 tại quốc gia của bạn. Ở Nhật Bản, như có thể dự đoán từ trước, "không phải lỗi của ai" là câu trả lời phổ biến nhất. Tiếp theo là ba câu trả lời: “Mọi người bao gồm cả tôi,” “Thủ tướng/Chính phủ,” và “Người nước ngoài/Chính phủ nước ngoài.” Trong bối cảnh mà sự chỉ trích lớn của dư luận yêu cầu trách nhiệm của thủ tướng và chính phủ, có lẽ đang tiềm ẩn những suy nghĩ về sự thất bại của hệ thống chính trị. Ngoài ra, cũng có tương đối nhiều những ý kiến cho rằng các nước khác phải chịu trách nhiệm về sự lây lan dịch bệnh ở Nhật Bản như sự lây lan của dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc, việc tổ chức Thế vận hội giữa lúc dịch bệnh đang căng thẳng hay sự lây nhiễm dịch bệnh từ quân đội Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật Bản.

Hình 7a. Bạn nghĩ ai phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của COVID-19 ở quốc gia của bạn? Chọn một đáp án mà bạn nghĩ là quan trọng nhất

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)
Hình 7b. Nga

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Ngược lại, ở Nga (Hình 7b), “mỗi người đều có trách nhiệm nhất định” là câu trả lời chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là “công dân bao gồm cả chính họ”, “người nước ngoài” và “không ai phải chịu trách nhiệm”. Không thể so sánh trực tiếp vì các lựa chọn đáp án là khác nhau và cũng không hẳn có những biến đổi lớn trong khuynh hướng chung giữa Nga và Nhật Bản, nhưng điểm khác biệt chính là tỷ lệ câu trả lời về trách nhiệm của “tổng thống/chính phủ” ở Nga thấp hơn ở Nhật Bản.

Tiếp theo, chúng ta hãy xem cuộc sống và công việc đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của chủng vi rút corona mới. Hình 8 cho thấy câu trả lời cho các câu hỏi về cuộc sống đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của COVID-19. Kết quả đối với Nhật Bản và Nga gần như tương tự nhau, câu trả lời phổ biến nhất, khoảng 60%, là “không thay đổi”, tiếp theo là hơn 30% cho câu trả lời “trở nên tồi tệ hơn” và khoảng 5% cho câu trả lời “tốt hơn”.

Hình 8. Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của COVID-19?

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)
Tương tự, Hình 9 cho thấy các câu trả lời cho câu hỏi thu nhập đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của COVID-19. Một lần nữa, ở cả hai quốc gia, hơn 60% số người được hỏi trả lời rằng không có thay đổi, trong khi khoảng 30% nói rằng họ "giảm" thu nhập và dưới 5% cho rằng họ "tăng".

Hình 9 Thu nhập của bạn đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của COVID-19?

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Ngoài ra, Hình 10a và b là câu trả lời cho câu hỏi về những thay đổi trong công việc. Vì có sự khác biệt trong các đáp án lựa chọn giữa Nhật Bản và Nga nên khó có thể đưa ra những so sánh cơ bản nhưng ở cả hai nước câu trả lời “Không thay đổi” đều chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tiếp theo, ở Nhật là các câu trả lời “Tăng thời gian làm việc tại nhà” và “Giảm thời gian đi công tác”, còn ở Nga là “Không làm việc trước và trong thời gian xảy ra đại dịch” và “Đã bỏ việc hoặc chuyển việc”.

Hình 10a. Công việc của bạn đã thay đổi như thế nào do sự lây lan của COVID-19 (Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 10b. Nga

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Cuối cùng, hãy xem phản hồi về hiệu quả của vắc-xin và chính sách của chính phủ. Hình 11a và b là câu trả lời cho câu hỏi về hiệu quả của vắc-xin. Ở cả hai quốc gia, tỷ lệ câu trả lời “tin tưởng” chiếm đa số (ở Nga là gộp lại của câu trả lời “tin tưởng hoàn toàn” và “tin tưởng một phần”). Mặt khác, có khoảng 15% người Nhật trả lời rằng họ "không tin tưởng", trong khi ở Nga, tỷ lệ này là trên 40% (gộp lại từ câu trả lời “hoàn toàn không tin tưởng” và “không tin tưởng lắm”).  Nếu so sánh với quốc tế, mức độ tin tưởng vào vắc-xin ở Nhật Bản chưa hẳn đã cao trong các nước phát triển.

Hình 11a. Bạn có tin tưởng vào hiệu quả của vắc-xin COVID-19 không? Vui lòng chọn một đáp án (Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 11b. Nga

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 12a và b là câu trả lời cho câu hỏi về đánh giá các chính sách của chính phủ. Tại Nhật Bản, 37,7% số người được hỏi trả lời rằng họ "không thể đưa ra đánh giá", tiếp theo là 31,6% trả lời "có hiệu quả phần nào". Mặt khác, một điểm không thể bỏ qua là tổng số câu trả lời "không hiệu quả lắm" và "hoàn toàn không hiệu quả" vượt quá 25%.

Hình 12a. Bạn nghĩ chính sách của chính phủ đối phó COVID-19 có hiệu quả như thế nào đối với cuộc sống của bạn? Vui lòng chọn một đáp án (Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Ngược lại, ở Nga, khoảng 25% số người được hỏi trả lời rằng “không hiệu quả”, giống như ở Nhật Bản, nhưng tỷ lệ những người trả lời rằng “có hiệu quả” vượt xa Nhật Bản, đạt gần 50%. Đặc biệt, khoảng 25% câu ​​trả lời là “rất hiệu quả”, cùng với tỷ lệ yêu cầu “tổng thống/chính phủ” phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của COVID-19 thấp, điều này thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với Nhật Bản (xem Hình 7).

Hình 12b. Nga

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

2) Phân tích theo giai tầng xã hội

Hãy cùng xem xét và so sánh đặc trưng của hai quốc gia căn cứ theo kết quả khảo sát dựa trên sư phân loại các nhóm thu nhập tương đương và sự mở rộng của các mạng lưới xã hội. Tại đây, hãy so sánh kết quả phản hồi từ cả hai quốc gia về những thay đổi trong cuộc sống do COVID-19 (Hình 13), thay đổi về thu nhập (Hình 14), đánh giá hiệu quả của vắc xin (Hình 15) và đánh giá các biện pháp của chính phủ (Hình 16).

Hình 13a. Thay đổi cuộc sống do COVID-19 (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Đầu tiên, liên quan đến những thay đổi trong cuộc sống do COVID-19, tại Nhật Bản (Hình 13a), câu trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất cho tất cả các nhóm thu nhập là “không thay đổi”. Ngoại trừ nhóm thu nhập cao nhất, nhóm thu nhập càng cao thì tỷ lệ người trả lời cuộc sống của họ “không thay đổi” hoặc “có cải thiện” càng cao, trong khi tỷ lệ người trả lời “tệ hơn” lại giảm. Trong nhóm thu nhập cao nhất, số lượng đối tượng khảo sát giảm cũng có ảnh hưởng, tỷ lệ người trả lời “tệ hơn” và “đã cải thiện” là tương đối cao trong khi đó tỷ lệ trả lời “không thay đổi” lại thấp đi. Trong mọi trường hợp, ngoại trừ nhóm thu nhập cao nhất, có thể khẳng định rằng nhóm thu nhập càng cao thì tác động tiêu cực của COVID-19 đến cuộc sống càng thấp.

Ngược lại, ở Nga (Hình 13b), nhìn qua có thể thấy hầu như không có sự khác biệt trong các câu trả lời theo nhóm thu nhập. Ở nhóm có thu nhập cao nhất, tỷ lệ câu trả lời “kém hơn” thấp hơn một chút so với các nhóm thu nhập khác và tỷ lệ câu trả lời “có cải thiện” cao hơn. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ câu trả lời giữa các nhóm thu nhập. Điều này cho thấy tác động tiêu cực của COVID-19 đối với cuộc sống ở Nhật Bản nhóm thu nhập càng thấp thì ảnh hưởng càng lớn. Nhưng ngược lại ở Nga, ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập hầu hết là giống nhau.

Hình 13b. Những thay đổi trong cuộc sống do COVID-19 (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Tiếp theo, hãy xem xét những thay đổi về thu nhập do vi-rút corona. Ở đây, chúng tôi quan sát thấy những điểm tương đồng giữa Nhật Bản (Hình 14a) và Nga (Hình 14b). Đầu tiên, ở cả hai quốc gia, tỷ lệ người trả lời rằng thu nhập của họ “không thay đổi” là cao nhất trong các nhóm thu nhập. Cùng với sự tăng dần lên vị trí cao của các nhóm thu nhập, có khuynh hướng tỷ lệ câu trả lời thu nhập “đã giảm” giảm xuống và tỷ lệ câu trả lời “không thay đổi” và “tăng cao hơn” tăng lên. Tương tự như phần “Thay đổi cuộc sống do COVID-19” ở trên, tại Nhật Bản, khuynh hướng này không chỉ áp dụng cho nhóm thu nhập cao nhất, tỷ lệ câu trả lời “đã giảm” cũng tương đối cao (trong nhóm có thu nhập cao nhất, tỷ lệ câu trả lời "không thể trả lời" cũng cao). Mặt khác, ở Nga, nhóm thu nhập càng cao bao gồm cả nhóm thu nhập cao nhất thì tỷ lệ tăng thu nhập càng cao và tỷ lệ giảm thu nhập càng thấp.

Hình 14a. Thay đổi về thu nhập do COVID-19 (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 14b Thay đổi về thu nhập do COVID-19 (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Tiếp theo, hãy cùng xem xét việc đánh giá hiệu quả của vắc-xin. Tại Nhật Bản (Hình 15a), nhóm thu nhập cao thứ hai (được đánh số 5 trong hình) có sự tin tưởng cao nhất đối với vắc xin và tỷ lệ “không tin tưởng” thấp nhất. Đối với các nhóm thu nhập khác thì không xác nhận được sự khác biệt đáng kể nào. Ngoài ra, hơn 20% tất cả các nhóm trả lời rằng họ “không thể đưa ra câu trả lời” và ngay cả khi loại trừ điều này thì cũng không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm thu nhập. Đối với Nga (Hình 15b), các lựa chọn đáp án cho câu hỏi này giữa Nhật Bản và Nga là khác nhau, tại Nga không chỉ có lựa chọn “không thể trả lời” mà còn có 4 đáp án để lựa chọn đó là “Không thể đưa ra câu trả lời”, “Hoàn toàn tin tưởng”, “Tin tưởng một phần” và “Hoàn toàn không tin tưởng”. Trong trường hợp chỉ nhìn vào tỷ lệ câu trả lời tin tưởng đối với vắc xin (bao gồm cả “hoàn toàn tin tưởng” và “tin tưởng một phần”) hay là không tin tưởng đối với vắc xin (bao gồm “hoàn toàn không tin tưởng” và “không tin tưởng lắm”) thì sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập hầu như không rõ ràng.

Hình 15a. Đánh giá hiệu quả của vắc xin (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 15b. Đánh giá hiệu quả của vắc xin (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Cuối cùng, liên quan đến việc đánh giá hiệu quả các chính sách của chính phủ, ở Nhật Bản (Hình 16a) không có sự khác biệt đáng kể trong bốn nhóm thu nhập thấp nhất. Có thể thấy, tỷ lệ nhóm thu nhập cao (5 và 6 trong hình) cho rằng chính sách không hiệu quả là tương đối cao. Cũng tại khảo sát này, có 10 đến 20% số người được hỏi trả lời rằng họ “không thể đưa ra câu trả lời”, do đó sau khi loại bỏ câu trả lời này thì hình 16b chính là thống kê cuối cùng. Nhìn qua có thể thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm thu nhập 1 đến 4 và 5 đến 6. Ở nhóm thu nhập 1 đến 4, tỷ lệ người được hỏi trả lời là hiệu quả (bao gồm “hoàn toàn hiệu quả” và “tương đối hiệu quả”) là trên 50%, trong khi nhóm thu nhập 5 đến 6 tỷ lệ này là 40%. Ngoài ra, có thể thấy nhóm thu nhập 3 đánh giá hiệu quả cao nhất trong các nhóm thu nhập từ 1 đến 4.

Hình 16a. Đánh giá hiệu quả các chính sách của chính phủ (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 16b. Đánh giá hiệu quả các chính sách của chính phủ (theo nhóm thu nhập, Nhật Bản, không bao gồm lựa chọn “Không có câu trả lời”)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Đối với khảo sát này, ở Nga (Hình 16c), nhóm thu nhập thấp nhất (Cột số 1 trong hình) có đánh giá cao nhất về hiệu quả của các biện pháp của chính phủ, có thể xác nhận rằng đánh giá về hiệu quả giảm khi thu nhập tăng lên. Ở Nga, cũng giống như ở Nhật Bản, có khoảng 20% ​​số người được hỏi trả lời rằng họ “không thể đưa ra câu trả lời”. Do đó sau khi loại bỏ câu trả lời này thì hình 16d chính là thống kê cuối cùng.  Dường như thu nhập càng ở nhóm cao thì đánh giá hiệu quả các biện pháp của chính phủ càng thấp. Thêm vào đó, có thể xác nhận rằng hơn 50% số người được hỏi ở mọi mức thu nhập đã đánh giá các chính sách của chính phủ là “hiệu quả”.

Hình 16c. Đánh giá hiệu quả các biện pháp của chính phủ (theo nhóm thu nhập, Nga)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Hình 16d. Đánh giá hiệu quả các chính sách của chính phủ (theo nhóm thu nhập, Nga, không bao gồm lựa chọn “Không có câu trả lời”)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỐN XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN VÀ NGA TRONG ĐẠI DỊCH COVID -19: TỪ QUAN ĐIỂM GIAI TẦNG XÃ HỘI (PHẦN II)

Như vậy, cả ở Nhật Bản và Nga, có thể thấy nhóm thu nhập thấp và trung bình đều đánh giá hiệu quả các biện pháp của chính phủ đối với COVID-19 cao hơn so với nhóm thu nhập cao và tỷ lệ người đánh giá hiệu quả của chính phủ ở Nga cao hơn ở Nhật Bản.

Bằng cách phân tích kết quả khảo sát dựa theo nhóm thu nhập theo cách này, chúng tôi tin rằng có thể thấy chi tiết hơn tác động xã hội của sự lây lan của COVID-19 ở Nhật Bản và Nga. Đặc biệt, một điểm chung dễ nhận thấy ở Nhật Bản và Nga là tác động của COVID-19 đối với sự thay đổi thu nhập là tương đối nhỏ ở nhóm thu nhập cao và việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp của chính phủ đối với COVID-19 cũng tiêu cực hơn ở nhóm thu nhập cao hơn. Trong tương lai, người viết muốn nghiên cứu một cách chi tiết hơn việc diễn giải như thế nào về kết quả khảo sát và nguyên nhân chủ yếu của các câu trả lời ở trên trong bối cảnh mà các cuộc khảo sát thực hiện.

Kết luận

Bài viết này sử dụng dữ liệu thu được từ "Khảo sát về vốn xã hội và COVID-19 tại Nhật Bản và Nga" được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022, bài viết mô tả những đặc trưng vốn xã hội ở Nhật Bản và Nga trong đại dịch COVID-19  từ quan điểm của các nhóm thu nhập trong xã hội. Xét về góc độ mở rộng của các mạng lưới xã hội, rõ ràng đặc trưng của vốn xã hội ở Nhật Bản là sự thiếu tương tác xã hội và xu hướng này đặc biệt thấy rõ trong các nhóm thu nhập thấp. Mặt khác, ở Nga, có thể quan sát thấy mạng lưới xã hội lớn hơn nhiều so với ở Nhật Bản và sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập là không nhiều. Ngoài ra, đối với các câu hỏi về dịch bệnh Covid-19, điểm chung ở cả Nhật Bản và Nga là đa số người trả lời không cảm thấy có bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống thông thường của họ. Về những thay đổi trong cuộc sống và thu nhập, từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng tác động tiêu cực là tương đối nhỏ đối với những người có thu nhập cao hơn. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng xác nhận rằng mức thu nhập càng cao thì mức độ phủ định tính hiệu quả các chính sách của chính phủ càng lớn.

Tuy nhiên, các phân tích trong bài viết này mới chỉ là những phân tích cơ bản. Trong tương lai chúng tôi muốn tiến hành những nghiên cứu chi tiết hơn bao gồm xử lý thống kê và phân tích dựa trên các yếu tố phân tầng khác ngoài khung thu nhập.

Hiroaki Hayashi, Đại học Ritsumeikan

Vũ Thị Phương Hoa dịch

Bài viết tham gia hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm sống chung với Covid-19 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan” tháng 9/2022.

 

 

Tài liệu tham khảo

Lin, N. (2001), Vốn xã hội: Lý thuyết về cấu trúc và hành động xã hội, Nhà xuất bản Đại học Cambridge.

Noriko Iwai và Kuniaki Shishido (2021), Mạng xã hội và Vốn xã hội ở Đông Á nhìn từ Dữ liệu: So sánh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan thông qua Nghiên cứu Xã hội Đông Á 4, Nhà xuất bản Nakanishiya.

Haruya Sakamoto (2010) Hiện trạng và nền tảng lý thuyết của vốn xã hội, Vốn xã hội và sự tham gia của công dân, Viện Kinh tế và Khoa học Chính trị, Đại học Kansai.

Misumi, Kazuto (2009), Vốn xã hội và nghiên cứu phân tầng: Suy nghĩ lại về bình đẳng cơ hội như một vấn đề nguyên tắc, Tạp chí Xã hội học, Tập 59, Số 4.

Miki Yoshizumi và Akitoshi Mori (2015), Vốn xã hội và sự phát triển kinh tế ở Đông Á, Minoru Tsugogo, Vốn xã hội, Minerva Shobo.

Người dịch: Vũ Phương Hoa (Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn