GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỤC ĐÍCH VÀ KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG DU TRUNG ĐÔNG CỦA THỦ TƯỚNG KISHIDA

Đăng ngày: 20-07-2023, 07:36

 

Theo hãng thông tấn Kyodo, từ ngày 16/7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã lên đường công du 3 quốc gia Trung Đông trong 4 ngày. Ở điểm đến đầu tiên, Thủ tướng Kishida đã đến Saudi Arabia. Sau đó, ông tới thăm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), trước khi đến Qatar vào ngày 18/7. Thủ tướng Kishida đã kết thúc chuyến công du và rời Qatar vào rạng sáng hôm nay 19/7 (giờ Nhật Bản). Đây là chuyến công du Trung Đông đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản sau chuyến thăm của cố Thủ tướng Abe Shinzo năm 2020.

Mục đích của chuyến công du lần này là cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và ba quốc gia thành viên GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh) đều là những nhà cung cấp dầu mỏ và khí đốt quan trọng cho Nhật Bản, đồng thời tăng cường hợp tác với 3 quốc gia này này trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại, mục đích trọng tâm của chuyến thăm Trung Đông lần này của Thủ tướng Kishida là đảm bảo nguồn cung cấp dầu thô, khí đốt ổn định từ Trung Đông cho Nhật Bản trong trường hợp xấu nhất khi Nga ngừng cấp khí đốt cho Nhật. Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn tăng cường hơn nữa sự hiện diện ở Trung Đông để cạnh tranh với Trung Quốc.

Trong số các nước G7, Nhật Bản là nước có khả năng tự chủ về năng lượng rất thấp. Nguồn cung cấp dầu từ ba nước Trung Đông này cho Nhật Bản chiếm tới hơn 80% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản, trong đó Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới - chiếm 40,68% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản nhập khẩu hầu hết dầu thô từ Trung Đông, đặc biệt là từ sau cuộc xung đột Nga – Ukraine, việc thiếu quan tâm tới khu vực này có thể gây rủi ro lớn đối với sự ổn định của nền kinh tế Nhật.

Về kết quả của chuyến công du lần này, Thủ tướng Kishida đã thúc giục các nước Ả Rập ổn định thị trường dầu mỏ thế giới thông qua việc tăng thêm sản lượng do nguồn cung cấp năng lượng không ổn định bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. Trong cuộc hội đàm với lãnh đạo của Saudi Arabia Muhammad và Tổng thư ký Hội đồng Vùng Vịnh (GCC), các bên đã thống nhất việc duy trì cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho Nhật Bản, đồng thời tái mở các cuộc thương lượng về Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong năm nay vốn đã bị đình trệ trong 10 năm. Tại UEA, ông Kishida cũng đạt được thành quả tương tự về việc duy trì nguồn cung dầu thô trong tương lai.

Tại cuộc gặp Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar, Thủ tướng Kishida đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), cùng với Qatar - một trong những nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới - đạt thỏa thuận quan trọng sẽ tiếp tục được cung ứng nguồn khí gas thiên nhiên hóa lỏng ổn định cho Nhật Bản, nhất trí tiếp tục hợp tác để ổn định thị trường năng lượng, tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng. Tuy chỉ cung cấp khoảng 10% lượng dầu thô cho Nhật Bản, nhưng Qatar cho đến nay là nước cung cấp chủ yếu lượng gas thiên nhiên hóa lỏng cho Nhật Bản.

Về một số kết quả cụ thể khác, Nhật Bản đã đi đến được sự cam kết đa dạng hóa kinh tế và công nghiệp của ba nước vùng Vịnh, nhất trí tăng cường cơ hội đối thoại trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng, trao đổi trong lĩnh vực quyền lực mềm.

Chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2023, thường được gọi là COP28 dự kiến tổ chức từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 năm 2023 tại Dubai, UAE, Nhật Bản đã lên kế hoạch hợp tác với các nước Trung Đông nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua sản xuất điện sử dụng hydro và amoniac mà Nhật Bản đang thúc đẩy, đạt được một số thành công nhất định trong việc thúc đẩy công nghệ Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng mới. Thủ tướng Kishida cũng nhất trí với lãnh đạo hai nước Saudi Arabia và UAE trong việc thúc đẩy hợp tác về năng lượng sạch.

Năm 2016, Saudi Arabia đã đề ra cải cách cơ cấu kinh tế "Tầm nhìn 2030" để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực như y tế, du lịch và cơ sở hạ tầng. Về vấn đề này, Thủ tướng  Kishida đã nhấn mạnh sẽ "hợp tác hơn nữa" trong các lĩnh vực như năng lượng mới cũng như vật liệu ít tác động đến môi trường, chăm sóc y tế và giáo dục. Các công ty và các bộ của cả Nhật Bản và UAE đã ký kết 23 Biên bản ghi nhớ (MOU). Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki và Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cam kết hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng hydro hóa lỏng.

Ngoài ra, các cuộc tham vấn kinh tế được tổ chức với các giám đốc điều hành doanh nghiệp từ Nhật Bản cũng được "đánh giá cao". Thủ tướng Kishida cho biết "muốn mở rộng cơ hội kinh doanh cho các công ty Nhật Bản và thu hút đầu tư vào Nhật Bản". Thủ tướng Fumio Kishida đã tham dự cuộc họp nhằm tăng cường hợp tác giữa các công ty ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào ngày 17 tại thủ đô Abu Dhabi (UAE). Trong lời mở đầu ông nói: "Tôi hy vọng các bạn sẽ tận dụng sức mạnh của Nhật Bản để thực hiện đa dạng hóa kinh tế và phát triển công nghiệp."

Khoảng 40 công ty và tổ chức đã tháp tùng Thủ tướng Fumio Kishida trong chuyến thăm Saudi Arabia. Ngoài lĩnh vực năng lượng, các ngành phi năng lượng như cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, không gian và khởi nghiệp cũng là những điểm đáng chú ý.

Mặt khác, cân nhắc tới hai nước Nga và Trung Quốc, Thủ tướng Kishida cho biết đã khẳng định với lãnh đạo các nước vùng Vịnh về tầm quan trọng và các nguyên tắc cơ bản của việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền. Đặc biệt, ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của ngoại giao và quân sự Trung Quốc tại Trung Đông dường như đang là một thách thức hiện hữu đối với Nhật Bản. Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng ở Trung Đông với khả năng tiêu thụ dầu mỏ lớn. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông bằng việc tăng cường vai trò ngoại giao trong các vấn đề nội bộ khu vực, gần đây nhất là trong các thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran, cũng như xung đột tại Yemen. Trung Quốc đã tích cực mở rộng sáng kiến Vành đai, con đường, nhờ đó đẩy mạnh hoạt động tại châu Phi và Trung Đông. Đối với Trung Quốc, các kết nối quan trọng nhất thông qua các thỏa thuận Vành đai, con đường là ở châu Âu và Trung Đông. Thủ tướng Kishida cho biết mong muốn tạo một diễn đàn để trao đổi ý kiến hướng tới xây dựng mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng.

 

TS. Đỗ Thị Ánh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.kantei.go.jp/jp/101_kishida/statement/2023/0718kaiken.html

2. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230716/k10014131881000.html

3. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20230717/k10014132911000.html

4. https://jp.reuters.com/article/kishida-middle-east-visit-idJPKBN2YU077

5. https://www.sankei.com/article/20230716-HTLUHE77ENOTBHGP2DVB6MNO4A/

6. https://www.nikkei.com/article/DGXZQOUA150S90V10C23A7000000/

7. https://news.yahoo.co.jp/articles/8985f60211622568061044e8a8028e3fe3cec068

 

 

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC \
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC "PHÁ BĂNG"

Nhật Bản và Hàn Quốc có một lịch sử quan hệ rắc rối. Quan hệ của hai nước ngày càng xấu đi bắt đầu vào năm 201 ...

KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG TÁC THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 MỞ RỘNG VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT  ...
KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG TÁC THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 MỞ RỘNG VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT ...

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra tại Hiroshima từ ngày 20 đến ngày 21-5-2023 dưới sự chủ trì của Nhật B ...

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7 (TIẾP THEO ...
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7 (TIẾP THEO ...

Tuyên bố chung đưa ra ngày 18/4 sau khi bế mạc cuộc họp kéo dài 3 ngày tại Karuizawa, Ngoại trưởng Nhóm các nư ...

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7 NĂM 2023 VÀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NGOẠI TRƯỞNG G7

Hội nghị thượng đỉnh G7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) là hội nghị quốc tế được tổ chức hà ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn