GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

KHÁM PHÁ LẠI LÝ THUYẾT THỜI GIAN: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC CỔ ĐIỂN NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID 19 (PHẦN II)

Đăng ngày: 30-06-2023, 10:45

GS.Hiroshi Araki

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Văn hóa Nhật Bản

 

 

3. Thời kỳ dịch bệnh do virut Corona năm 2020 và thuyết tương lai của cổ điển

“Sự ngưng trệ” này là do đại dịch Covid 19, một thảm họa đúng nghĩa mang tính toàn cầu và đồng nhất một cách kỳ lạ, mà cả thế giới đều phải trải qua. Trong trường hợp bùng nổ chiến tranh vào năm 2022, tình hình quốc tế sẽ trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn. Theo trình tự thời gian như vậy, tôi cảm nhận một cách mạnh mẽ về sự tích lũy và tương lai của dòng chảy thời gian ví dụ như lễ kỷ niệm 25 năm bị một lực vô hình chặn lại và đẩy lùi giống như một con lắc hay trải nghiệm về vòng xoáy “thời gian” làm lung lay nền tảng của ngành học thuật như ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nhật Bản nơi tôi đang làm việc. Tại Nhật Bản, đại dịch đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ mùa xuân năm 2020, ở góc độ cá nhân, tôi đã trở về từ hội nghị New York được tổ chức vào tháng 2 cùng năm (tham khảo phần giới thiệu về "Thuyết tương lai của cổ điển" ở phần dưới), và ngay sau đó, khi thế giới sắp sửa bị đóng cửa hoàn toàn, con người bị đùa giỡn trong một không - thời gian bí ẩn.

Khi nào khoảng thời gian như vậy sẽ lặp lại? Thời điểm đó, trong bối cảnh thời gian bị tắc nghẽn, cả quan điểm lẫn mô hình không rõ từ lúc nào đều trở nên không rõ ràng. 身体を運んで移動し、空間を共有して初めて成立するのが国際研究であると思っていた日常。(Tôi từng nghĩ rằng nghiên cứu quốc tế chỉ có thể được thiết lập khi chúng ta mang theo cơ thể của mình, di chuyển và chia sẻ không gian.) Đếm ngược từ đó là quá trình mà nhiều ý tưởng đa dạng ra đời và được lên kế hoạch thực hiện. Tất cả những điều đó đã bị mất đi, bị lãng quên từ lúc nào không hay, đặc biệt năm 2020 đã bị bao trùm bởi một cảm giác mất phương hướng sâu sắc.

Giữa lúc này, dưới trải nghiệm ngột ngạt và bí ẩn về thời gian như vậy, tôi đã ghi chép lại quá trình nghiên cứu của mình một cách có ý thức, tôi muốn ghi lại dấu ấn của dịch bệnh Corona và nghiên cứu như một trải nghiệm đương đại, và mỗi khi có cơ hội ví dụ như xuất bản, tôi đều cố gắng mô tả lại bằng những ghi chép của mình dưới góc nhìn hai chiều.

Một trong những kết quả của nghiên cứu chung đã được tổng hợp trong cuốn sách “Thuyết tương lai của cổ điển - Projecting Classicism”, Bungaku Report, Hiroshi Araki (chủ biên), tháng 10 năm 2020[1].

Ngoài ra, từ năm 2021, tôi sẽ tập trung xem xét lý thuyết về thời gian và thuyết tương lai nêu trên, cùng với so sánh văn hóa quốc tế. Với từ khóa “vô thường”, tôi đã bắt đầu phát triển nhóm nghiên cứu mới có tên là “Vô thường vững chắc/ Vô thường mong manh – Sự biến đổi của cổ điển và quan điểm tương lai”[2]

4. Lý thuyết về thời gian và thuyết cổ điển

Trong bối cảnh đó, tôi muốn giới thiệu một vài ý tưởng nghiên cứu manh nha trong bài phân tích, thảo luận về lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều kỳ lạ là các bài viết này đều thiên về các thể loại được phân loại là tùy bút.[3] Điểm khởi đầu và trung tâm của công việc này là thông qua tùy bút “Đồ Nhiên Thảo”[4], tôi đã có một số cơ hội để đưa ra một vài khảo sát ở góc độ cá nhân từ năm 2019 đến năm 2022, thể hiện qua các bài giảng và hội thảo chuyên đề tại các hội học thuật và các xuất bản phẩm. Bản dịch tiếng Việt mới của tác phẩm này của Trần Thị Chung Toàn đã được hoàn thành vào năm 2018, có vẻ như tác phẩm này cũng đã thu hút sự chú ý ở Việt Nam.

Trong phần giới thiệu về "Thuyết tương lai trong nghiên cứu cổ điển" đã trình bày ở trên, tôi tập trung vào bản chú thích của "Đồ Nhiên Thảo" bằng hình ảnh minh họa có tên là "Nagusami gusa" của Sadanori Matsunaga vào thế kỷ 17. Trong lịch sử các bản chú văn giải nghĩa "Tsurezuregusa", người ta chỉ ra rằng "Nagusami gusa" đặc biệt là các hình ảnh minh họa có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế, phần “Đại ý” đính kèm theo mỗi giai đoạn cũng rất thú vị. Ngoài ra còn có một tái bản của "Đồ Nhiên Thảo"[5], nhưng khó có thể tìm thấy bên ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, nguyên bản của tùy bút này hiện nay có thể dễ dàng xem ở mọi nơi trên thế giới từ Cơ sở dữ liệu toàn diện về sách cổ điển mới của Viện Nghiên cứu Văn học Nhật Bản[6].

Tôi đã bị thu hút sự chú ý ở đoạn số 119. Nguyên văn của "Đồ Nhiên Thảo" được nêu trong "Nagusami gusa" như sau.

Loài cá có tên là Katsuo sống ở biển Kamakura là món ăn quý hiếm ở khu vực này. Những người già sống ở Kamakura nói rằng “Khi chúng tôi còn trẻ loài cá này không được phép xuất hiện trước mặt những người có địa vị thấp kém. Đầu cá cũng không thể ăn được nên thường bị chặt và ném bỏ”. かやうの物も、世の末になれば、上ざままでも入りたつわざにこそ侍れ。(Vào ngày tận thế, ngay cả những người như vậy cũng nên tham gia vào công việc mà họ đã tham gia ngay cả khi họ kiêu ngạo.)

[thumb=center]http://cjs.inas.gov.vn/uploads/posts/2023-07/1689911251_n1.png[/thumb]

("Nagusamigusa", nguyên văn đoạn thứ 119 và minh họa, Viện Nghiên cứu Văn học Quốc gia Nhật Bản sưu tầm)

ちか比、khi đạo Cơ đốc được truyền bá đến Nhật Bản, món Kyoshu và thịt bò đã trở nên rất nổi tiếng. Trước khi món cá Katsuo bị chỉ trích, thì bầu không khí ở các đô thị vẫn thật tao nhã.

KHÁM PHÁ LẠI LÝ THUYẾT THỜI GIAN: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC CỔ ĐIỂN NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID 19 (PHẦN II)

(Tóm tắt đoạn thứ 119 của "Nagusamigusa", Viện Nghiên cứu Văn học Quốc gia Nhật Bản sưu tầm)

Thoạt nhìn, rất khó để đọc nghĩa của cụm từ「わかとかうして」''Waka to Kaushite'' (ở cuối dòng thứ ba từ phía sau của cột bên phải). Tuy nhiên theo như Shinmura Izuru giải thích trong cuốn “Nam Man Quảng Kí Sao”, “Waka” không khác gì vaca hoặc vacca trong tiếng Bồ Đào Nha, nó tương tự như “beef” trong tiếng Anh hiện đại, và có thể có nghĩa là “thịt bò” trong tiếng Bồ Đào Nha. Tóm lại, cụm từ này có nghĩa “Gọi là thịt bò” (Tham khảo phần giới thiệu về “Thuyết tương lai của cổ điển” đã đề cập ở trên). “Đồ Nhiên Thảo” là một cuốn sách được viết vào nửa đầu thế kỷ 14. Tác giả - nhà sư Kenko, có xu hướng coi trọng đô thị, đã mô tả một cách châm biếm hiện trạng của cá Katsuo, loài cá từ xưa đã bị coi là loài cá thấp kém, lại được đánh giá cao ở Kamakura (vùng phía đông của Nhật Bản) hiện tại (thế kỷ thứ 14). Bằng quan điểm lịch sử thụt lùi (chủ nghĩa thượng cổ), vừa hoài niệm quá khứ nhìn từ hiện tại, vừa dựa trên quan điểm của đô thị và Kamakura, tác giả cho rằng đây là ngày tận thế.

Ngoài ra, việc làm thụt lùi khoảng thời gian trong tương lai bằng cách "Nagusamigusa" lấy bối cảnh của "Đồ Nhiên Thảo" như thế, tác giả chỉ trích sự liên tục của trục thời gian đến từ việc những người theo đạo Cơ đốc đến Nhật Bản vào thế kỷ 16 đã mang đến thời đại thịt bò, điều này đã ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của người Nhật. Teitoku tiếc nhớ thời đại của Kenko, người đã chỉ trích các hạ phẩm ở Kamakura, nơi yêu thích món cá Katsuo, đồng thời tiếc nhớ bầu không khí phong lưu ở các vùng đô thị. Thời điểm hiện tại được lập luận là thời đại tận hưởng món thịt bò do những người theo đạo Cơ đốc mang đến.

Theo quan điểm của Teitoku, tác phẩm kinh điển 300 năm tuổi "Đồ Nhiên Thảo" kết nối với đương đại vượt qua không gian và thời gian một cách liên tục trong "Nagusamigusa". Từ quan điểm của thông diễn học cổ điển truyền thống, có thể thấy tác động rất lớn của Cơ đốc giáo châu Âu đến Nhật Bản thời kỳ cận đại (bản thân Teitoku cũng bị ảnh hưởng), việc bàn luận về “Đồ Nhiên Thảo” thời trung cổ có vẻ lỗi thời đến vô lý, nhưng vào năm 2020, quan điểm này đối với tôi dường như là một góc nhìn rất gợi mở. Những người theo đạo Cơ đốc từ Châu Âu qua Châu Phi, qua Ấn Độ, Đông Nam Á và Ma Cao đã đến Nhật Bản. Thực tế là nhìn từ quan điểm quốc tế, Nhật Bản vào thời điểm đó đã tồn tại và thưởng thức thịt bò.

Như vậy, sau đại dịch do virut Corona mà chúng ta đang mắc kẹt trong ngày hôm nay, liệu có cần thiết phải thực hiện lại một kỹ thuật như Teitoku hay không? Và bạn nghĩ sẽ cần bao nhiêu lần kể từ sau năm 2020? Trong trật tự thế giới mới của nghiên cứu quốc tế về Nhật Bản và giao lưu với nước ngoài vốn đã từng một lần quay trở về điểm xuất phát thì tôi nghĩ rằng sức mạnh không ngờ của việc diễn giải cổ điển vượt qua sự tự do về mặt không gian và thời gian như thế bằng sự trở lại của nguyên bản là một tác nhân thú vị, thực sự mang đến một thế giới quan mới. Cần thiết phải thảo luận và làm rõ các so sánh quốc tế một cách sống động theo quan điểm đương đại. そのやり方は、多少乱暴なくらいでちょうどいい……、と。(Cách làm như vậy, nếu không quá lạm dụng, có lẽ sẽ là vừa đủ.)

Trong số những tác phẩm văn học cổ điển là tác phẩm gốc như vậy, cùng với "Chẩm Thảo Tử" của Sei Shonagon ra đời vào đầu thế kỷ 11 và "Phương Trượng Ký" của Kamo no Chomei hoàn thành vào năm 1212, "Đồ Nhiên Thảo" của nhà sư Kenko vào nửa đầu thế kỷ 14 được coi là tam đại tùy bút ở Nhật Bản. Trong tùy bút, thời gian cá nhân của tác giả phân tán với nhiều độ sâu, biến thiên khác nhau và được chứa đựng trong một không - thời gian thống nhất tạo nên tác phẩm. Ba bài tùy bút khác nhau về thời gian chúng được tạo ra cũng như nội dung, phương pháp ghi chép cũng khác nhau. Hơn hết, điều thú vị là mỗi tác giả đều có một cách cảm nhận thời gian rất riêng.

Tác phẩm "Phương Trượng Ký" mà tôi đã tập trung đọc thời gian gần đây, từ sự vô thường của lịch sử xa xưa, tác giả mô tả 5 thảm họa vào nửa cuối thế kỷ 12 mà bản thân ông đã phải trải qua- về sự hợp nhất giữa các thảm họa này, tôi dự định sẽ bàn luận vào lần khác ――[7].  Song song với đó, cuộc sống của nhân vật thay đổi, từ khi ông xuất gia cho đến hiện tại thời gian trôi qua một cách phi tuyến tính trong gió cũng chính là thời gian mà người tu hành phải đối mặt với bản thân mình tại nơi ở ẩn của Phương Trượng. Và kết thúc tác phẩm, Chomei, người đã trở thành nhà tu, đến một thế giới khác tên là "Vãng Sanh" mà ông muốn, đồng thời khép lại bằng sự im lặng về tương lai phía trước.

Mặt khác ngược lại, ở “Đồ Nhiên Thảo”, chương cuối của tác phẩm đã xếp đặt một sự lệch lạc về trình tự thời gian như sự xuất hiện của nhân vật trẻ nhất (8 tuổi, tranh luận về nguồn gốc của Đức Phật với người cha). Tiếp theo ở phần mở đầu của “Đồ Nhiên Thảo” (Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, mỗi ngày hãy tìm đến nghiên mực và viết ra những điều tốt đẹp nảy ra trong tâm trí bạn. Bằng cách nào đó nếu bạn viết như vậy, những điều đó sẽ đến), có một vòng tuần hoàn khi lời mở đầu này giống như phần kết của tác phẩm “Chẩm Thảo Tử” ra đời vào đầu thế kỷ 11. Chi tiết về điều này đã được bàn luận trong một tạp chí học thuật.[8]

“Chẩm Thảo Tử”, tác phẩm được coi là bản mẫu cho “Đồ Nhiên Thảo” cũng là một đối tượng thú vị trong nghiên cứu về lý thuyết thời gian. Thời điểm viết tác phẩm này chưa được xác định. Những gì được miêu tả trong tác phẩm chỉ là khoảng thời gian tác giả Sei Shonagon làm công việc phục dịch, năm thứ 2 thời Chouhou (năm 1000) , và khoảng thời gian tươi đẹp của Teiko Chugu, người đã chết trẻ sau khi sinh con. Trong tác phẩm này, phần sau có gợi mở về tương lai (ví dụ như thời kỳ hoàng kim của Michinaga), song cũng không được mô tả rõ ràng. Khi nào, ở đâu và với cảm xúc nào, tác giả đã viết ra cuốn sách này? Hơn 1.000 năm sau khi ra đời, đây là một công trình bí ẩn mà niên đại và mục đích viết vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Mặc dù không phải thể loại tùy bút mà là tuyển tập các câu chuyện dân gian vào thế kỷ 13, tác phẩm “Vũ Trì Thập Di Vật Ngữ" - Mô tả thế giới của Ấn Độ, Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản lúc bấy giờ - cũng là một tác phẩm mà tôi muốn xem xét lại trong thời gian tới, bao gồm cả lý thuyết bí ẩn về thời gian[9].

Nhân đây về lý thuyết thời gian, câu hỏi mà Munesuke Mita (1937-2022) đã đặt ra trong cuốn "Xã hội học so sánh về thời gian" (NXB Iwanami, ấn bản đầu tiên năm 1981), sau hơn 40 năm trôi qua, tôi mong muốn được tìm đọc lại. Trong thế giới tác phẩm dường như xa xôi của văn học cổ điển, sự xung đột và va chạm của thời gian nội tại trong mỗi cá nhân với thời gian bên ngoài bất biến ràng buộc mỗi cá thể trên toàn nhân loại, chúng ta đều sẽ khám phá và cảm nhận được. Năm năm vừa qua đã một lần nữa khẳng định ý nghĩa của nghiên cứu cổ điển trong nghiên cứu quốc tế về Nhật Bản. Mặc dù chưa thể dự đoán được những diễn biến quốc tế trong tương lai, song có thể chắc chắn rằng thời điểm mà chúng ta buộc phải tiến hành những thay đổi mang tính bước ngoặt đang tới gần. Tôi muốn tiếp tục cuộc đối thoại giữa thời gian cổ điển và thời gian nội tại, đồng thời chờ đợi thời gian đó.

 

Vũ Phương Hoa dịch

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 



[1] https://www.hanmoto.com/bd/isbn/9784909658395 (Bạn có thể thử đọc phần giới thiệu)

[2] https://www.nichibun.ac.jp/ja/research/coop/2022/s529/、https://newsletter.nichibun.ac.jp/research/1240/

[3] Về các bài “Tùy bút”, xem "Hiroshi Araki, Các bài luận thời trung cổ: Sự hình thành, phát triển và phong cách, Văn học thời trung cổ và các nghiên cứu liên quan 10, Chikurinsha, 2014”

https://iss.ndl.go.jp/books/R100000002-I025745196 Xem -00.

[4] “Bài giảng hội nghị 2020” (Takeo Ogawa, Kenichi Yuyama, Hiroshi Araki), "Thời gian trong Đồ Nhiên Thảo: Giới thiệu," (Văn học Phật giáo 46, tháng 6 năm 2021) http://www.bukkyoubun.jp/review/vol46.htm

"Hội thảo chuyên đề”, “Tầm nhìn Đồ Nhiên Thảo” (Hiroshi Araki, Takafumi Nakano, Takeo Ogawa, Toshifumi Kawahira)  Văn học Trung cổ số 67, tháng 6 năm 2022, dự kiến ​​​​phát hành trực tuyến trên J-STAGE sau năm 2023.

[5] Sadato Yoshizawa biên tập, “Bộ sưu tập chú thích của Tsurezure Kusako”, Nhà xuất bản Bensei, 1996.

[6] https://kotenseki.nijl.ac.jp/biblio/200016213/viewer/1

[7] Chúng tôi đang tiếp tục thảo luận trong quá trình lập kế hoạch của Hội thảo chuyên đề "Sự hợp nhất của 5 thảm họa – Thời đại của “Phương trượng ký”” (Tổ chức chung từ hội nghị tháng 9 của Hội Văn học Dân gian, Đại học Waseda, ngày 17 tháng 9 năm 2022, Nghiên cứu chung Nichibunken "“Vô thường vững chắc/ Vô thường mong manh – Sự biến đổi của cổ điển và quan điểm tương lai”). Các thành viên tham gia hội thảo là Keisuke Kojima, Hanako Kinoshita, Pradhan Gouranga Charan. Araki, người điều hành Hội thảo dự kiến sẽ được đăng nội dung hội thảo đã tổ chức trên tạp chí “Nghiên cứu Văn học Dân gian” số 58 năm 2023.

[8] “Tìm hiểu về thời gian trong “Đồ Nhiên Thảo””, Văn học Phật Giáo số 46, đã đề cập ở Chú thích 15 của bài viết này.

[9] Để biết chi tiết, xem Hiroshi Araki, "Thời gian trong Vũ Trì Thập Di Vật Ngữ", "Khái niệm và ý tưởng tuyển tập truyện dân gian: sự hình thành và phát triển của Kim Tích Vật Ngữ Tập", Nhà xuất bản Bensei, 2012. Lần xuất bản đầu tiên năm 1988, có thể tải xuống từ https://www.jstage.jst.go.jp/article/chusei/33/0/33_33_66/_article/-char/ja/.

Tin tức khác

KHÁM PHÁ LẠI THUYẾT THỜI GIAN: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC CỔ ĐIỂN NHẬT BẢN TRONG THỜI  ...
KHÁM PHÁ LẠI THUYẾT THỜI GIAN: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC CỔ ĐIỂN NHẬT BẢN TRONG THỜI ...

Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày hai báo cáo đã thực hiện ở Việt Nam trước đại dịch (tháng 11 năm 2017 ...

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở ...

Chính phủ Nhật Bản, ngay từ thời Minh Trị đã sớm ban hành các thông báo về bảo tồn cổ vật và thư tịch cổ. “Thô ...

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở N ...
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ TRONG BẢO TỒN LỄ HỘI VÀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở N ...

Quy chế tổ chức lễ hội Gion ra đời đầu tiên vào thời trung thế (năm Thiên Chính 19, năm 1591), có tên là “Chế ...

ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA GIAO TIẾP  NHẬT BẢN – VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ  “ ...
ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN – VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ “ ...

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những quy tắc ngôn ngữ và quy tắc ứng xử riêng được quy định bởi thói quen tư duy, ứng xử của ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn