GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Trào lưu Manga, Anime và thời trang Kawaii Nhật Bản

Đăng ngày: 7-08-2012, 11:09

Là một trong những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa giải trí của Nhật Bản, Manga (truyện tranh Nhật Bản) và Anime (phim hoạt hình Nhật Bản) đã phát triển nhanh chóng từ những năm 70 của thế kỷ trước và đặc biệt tăng mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa giải trí thế giới trong thời gian gần đây. Thuật ngữ Manga (bao gồm 2 chữ: Man - không mục đích, ngẫu hứng và Ga - bức họa) được dùng để chỉ các tác phẩm truyện tranh mang phong cách Nhật Bản. Vào những năm 70-80, trên những  chuyến xe điện chật ních người ở Nhật, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những viên chức Nhật Bản từ 30-50 tuổi mặc comple lịch sự, mải mê đọc những cuốn Manga để giết thời gian và quên đi những căng thẳng trong hành trình dài khoảng 1-2 tiếng đồng hồ đi xe điện từ nhà đến công sở, hoặc từ nơi làm việc trở về nhà. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình ảnh những người Nhật đọc truyện tranh trên xe điện đã trở nên ít gặp, thay thế vào đó là hình ảnh bấm máy điện thoại di động nhanh thoăn thoắt, nhưng không vì thế mà truyện tranh bớt được yêu thích. Hiện nay, với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi năm (trung bình 17 quyển/người), manga chiếm khoảng 40% tổng số ấn bản sách, báo, tạp chí tại Nhật, và trung bình mỗi năm 1 người Nhật bỏ ra khoảng 3.777 yên (tương đương 40 USD) để mua Manga. Doanh thu từ ngành công nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ yên.

Cũng là một trong những yếu tố văn hóa giải trí “hot” như Manga, Anime (phim hoạt hình Nhật Bản) bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960 và nhanh chóng được nhân dân Nhật Bản và toàn thế giới yêu thích đến tận ngày nay. Anime là thuật ngữ do người Nhật sáng tạo ra, dựa trên Animetion (phim hoạt hình), để chỉ phim hoạt hình mang phong cách riêng của Nhật Bản. Anime có quan hệ chặt chẽ với Manga, do phần lớn kịch bản của Anime được chuyển thể từ những tác phẩm  Manga ăn khách. Nhiều bộ phim Anime Nhật Bản đã từng đoạt giải Oscar dành cho “phim hoạt hình”. Doanh thu của Anime năm 2006 lên tới 94 tỉ yên, chủ yếu là thu nhập từ những DVD Anime ăn khách.

Manga và Anime hiện nay có một lượng fan hâm mộ đông đảo, được gọi là Otaku, có mặt trên toàn thế giới. Otaku tự tổ chức những hoạt động hội hè khá đa dạng, đặc biệt có 3 sự kiện lớn hàng năm là: Comiket, Otakon và Anime Expro. Comiket là hội chợ quốc tế chuyên về Manga và Anime, được tổ chức ở Nhật Bản 2 lần trong năm, với khoảng trên 20.000 gian hàng trưng bày. Otakon và Anime Expro là lễ hội được tổ chức ở Mỹ, với đông đảo người tham gia, và là cơ hội để các nhà sản xuất Anime quảng bá sản phẩm của mình với toàn thế giới.

Bên cạnh Manga và Anime, thời trang Nhật Bản cũng là một lĩnh vực văn hóa có ảnh hưởng trên thế giới. Hiện nay, dòng thời trang Kawaii đã trở nên nổi tiếng, và Kawaii đã trở thành một từ quốc tế hóa, giống như karaoke hay sushi… Kawaii là “thời trang gal-ish dành cho các cô gái tuổi teen, đặc trưng của thời trang này là lông mi giả dày và dài, đủ để đặt một que diêm lên đó; đường kẻ mắt đậm liên tưởng đến những chú gấu con; tóc uốn tùy ý nhuộm màu nâu; một áo khoác với hoa văn sáng màu; chiếc váy ngắn và đôi giầy bốt cao gót”[1]. Hình ảnh thời trang này có thể bắt gặp ở bất cứ nước nào, Âu hay Á, Nhật Bản hay nước Mỹ, thậm chí là ở Việt Nam. Từ “Kawaii” có nghĩa là dễ thương, được phổ biến từ năm 1974, khi con mèo đuôi cộc Hello Kitty ra đời, nhưng đến nay, nó đã trở thành tên gọi của dòng thời trang gal-ish như đã nêu trên. Một cuộc khảo sát được Bộ thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiến hành tháng 2-2010 vừa qua với tên gọi “Bản đồ xu hướng tiêu dùng châu Á”[2], chủ yếu điều tra về tiêu dùng thời trang, ẩm thực và lối sống của 4 thành phố lớn ở châu Á là Hongkong, Singapo, Bangkok (Thái Lan) và Mumbai (Ấn Độ). Kết quả điều tra bất ngờ cho thấy số người biết đến thời trang Kawaii khá lớn, chiếm tới 50% tỉ lệ người được hỏi tại Hongkong, Singapo, và Bangkok. Lượng người yêu thích thời trang Kawaii cũng lên đến 40% ở Singapo và Bangkok, ở Hongkong là 30%, Mumbai là 10%. Như vậy, có thể nói, thời trang Kawaii phản ánh xu hướng quốc tế hóa văn hóa Nhật Bản hiện nay.

Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa đại chúng Nhật Bản và ảnh hưởng sâu rộng của nó tới đời sống văn hóa thế giới hiện nay đã trở thành chủ đề được bàn luận tại chính phủ, và ý tưởng “xuất khẩu văn hóa Nhật Bản” ra nước ngoài được phác thảo một cách có kế hoạch, trở thành một trong những chiến lược phát triển đất nước trong thời đại mới. Ngày 8-6-2010, Bộ kinh tế Nhật Bản đã tuyên bố chiến lược xây dựng “Phòng văn hóa Nhật Bản Cool Japan” (Cool - viết tắt của cụm từ kakkou ii, tức là đẹp, dễ thương, model…), nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, bao gồm các lĩnh vực như truyện tranh (Manga), phim hoạt hình (Anime), thời trang và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản… ra nước ngoài. Với sự hỗ trợ của chính phủ, lễ hội văn hóa Nhật Bản sẽ được tổ chức ở nhiều nước, nhằm đem lại nhận thức mới về một đất nước Nhật Bản giàu sáng tạo văn hóa, thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này đến với môi trường sáng tác ở Nhật.  Bên cạnh đó, đối với các thị trường mới nổi trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản cũng dự định tiến hành điều tra thị trường công nghiệp văn hóa tại đây, đồng thời mở các Phòng văn hóa “Cool Japan” tại những địa phương quan trọng và hỗ trợ cho các công ty văn hóa Nhật Bản muốn thâm nhập vào thị trường này. Có thể thấy, trong 10 năm tới, Chính phủ Nhật Bản coi việc phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ngoài là một trong những chính sách quan trọng trong Chiến lược phát triển đất nước. Ngân sách cho việc phát triển công nghiệp văn hóa tăng nhanh chóng: chỉ tính riêng lĩnh vực Manga và Anime, dự tính đến năm 2020 sẽ mở rộng quy mô ngành công nghiệp này từ 15 ngàn tỷ yên lên 20 ngàn tỷ yên (tương đương 220 tỉ USD), và tăng chỉ tiêu tuyển dụng lên đến 50 ngàn người[3]./.

 

Ths. Ngô Hương Lan, Trung tâm NC Nhật Bản.

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á


Nguồn: Trích Chuyên đề nghiên cứu năm 2010 “Văn hóa - xã hội Nhật Bản: những vấn đề nổi bật, xu hướng chủ yếu trong 10 năm đầu thế kỷ 21 và triển vọng đến 2020”. Ths. Ngô Hương Lan, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Đăng Website Nghiên cứu Nhật Bản ngày: 12-11-2010

 



[1] Masakazu Hosoda, “Kawaii!”, Japan Spotlight, 5-6/2010, tr.48. Tống Thùy Linh dịch.

[2] Nguồn: “Thời trang Kawaii Nhật Bản được yêu thích ở châu Á”, Nguyễn Ngọc Phương Trang dịch. Website Nghiên cứu Nhật Bản:

[3] 経産省「クール・ジャパン室」設置―政府横断―海外に文化発信.

http://www.sankeibiz.jp/macro/news/100609/mca1006090502008-n1.htm

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn