GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Giới thiệu về một số bộ môn nghệ thuật Nhật Bản

Đăng ngày: 15-08-2012, 09:48

KABUKI

 

Kabuki là một trong những thể loại kịch truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Ra đời vào năm 1603, Kabuki có nguồn gốc từ điệu múa niệm Phật  của một cô gái tên là Okuni, vốn là một đồng cốt của đền Izumo Taisho. Kabuki nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả, song chẳng bao lâu chính quyền đã ra lệnh cấm phụ nữ biểu diễn Kabuki vì sợ làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục. Lúc này, chỉ có đàn ông mới được diễn Kabuki. Về sau, nghệ thuật biểu diễn Kabuki dần dần được phát triển và nó đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, được gọi là là “tập đại thành” của nghệ thuật kịch, vũ đạo và âm nhạc như ngày nay. Đặc trưng của kịch Kabuki là các vai nữ cũng do nam giới đóng, khuôn mặt họ được hóa trang một cách đặc biệt, và sân khấu cũng được bài trí rực rỡ và lộng lẫy bằng những kỹ nghệ chỉ riêng có ở Kabuki. Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Kabuki đã được đưa đi trình diễn tại nhiều nước Châu Âu, châu Á và Mỹ… Hàng năm, có rất nhiều cuộc hội thảo về nghệ thuật kịch Kabuki được tổ chức, thậm chí, tại nhiều nước phương Tây, một số tổ chức chuyên nghiên cứu về Kabuki đã ra đời.

 

SÂN KHẤU KABUKI

 

Sân khấu Kabuki có một số kiểu bài trí khá độc đáo. “Hoa đạo” là đường kéo dài của sân khấu, đồng thời được bố trí để ngăn sân khấu với chỗ ngồi của khán giả. Nó còn được sử dụng làm đường lên, xuống của các diễn viên. Ngoài ra, nhiều cảnh quan trọng của vở kịch cũng được trình diễn tại đây. Trên sân khấu lớn có khán đài quay và seri - một lỗ hổng lớn, để người diễn viên có thể xuất hiện từ dưới lên hoặc có thể đổi cảnh mà không cần sử dụng màn che. Ngoài ra, đây cũng là nơi để các đạo cụ lớn dùng để bài trí một số cảnh đặc biệt. Điều này được tính toán một cách cẩn thận sao cho sân khấu được sử dụng một cách hiệu quả nhất, làm tăng tính thẩm mỹ và hấp dẫn của vở kịch Kabuki.

Người dịch: Hương Lan

Trích dịch “Từ điển giới thiệu văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Anh”

KỊCH NOH

Kịch Noh là một loại kịch nhạc cổ xưa nhất của Nhật Bản và là bộ môn  nghệ thuật biểu diễn có cốt truyện. Nó rất hưng thịnh từ cuối thế kỷ 14. Cốt truyện được thể hiện bằng những lời hát gọi là “utai”, diễn viên được phân chia thành Waki là diễn viên phụ và Shite là diễn viên chính. Diễn viên mang mặt nạ sơn dầu bằng gỗ và mặc những bộ y phục thêu kim tuyến mầu sắc lộng lẫy. Nhưng cũng có trường hợp diễn viên không mang mặt nạ, và lúc này, họ phải hóa trang khuôn mặt trông như những chiếc mặt nạ, điều này cũng đồng nghĩa với việc các trạng thái tình cảm không thể biểu lộ được trên khuôn mặt. Những động tác khó hiểu và trạng thái tình cảm dường như được dồn nén trong giọng nói của người diễn viên, một phần tăm tối của con người đã được biểu hiện trong kịch Noh, mặt khác sự đơn điệu của âm nhạc và động tác mang tính thần bí đã làm nên vẻ đẹp huyền ảo và sâu sắc được gọi là “yugen” trong kịch Nô.

SÂN KHẤU KỊCH NOH

Sân khấu chuyên dụng của kịch Noh và Kyogen là sân khấu có một mái nhà được đỡ bằng bốn cột to ở bốn góc, ba mặt phía trước của sân khấu được để mở. Diễn viên xuất hiện trên sân khấu qua hành lang.

Trong kịch Noh, tất cả được biểu hiện qua động tác, âm nhạc và lời hát của người diễn viên, nên sân khấu kịch Noh thường không được trang trí gì cả.  Vì vậy, ngược lại người xem cũng có khả năng tự do tưởng tượng, vẽ nên cảnh vật lộng lẫy mà không một đạo cụ biểu diễn nào có khả năng thể hiện được.

Người dịch: Thu Thủy

Trích dịch “Từ điển giới thiệu văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Anh”

KYOGEN

Kyogen thuộc thể loại hài kịch cổ điển của Nhật Bản, giống như kịch Nô, được sáng tạo ra bởi hai cha con Kanami và Zeami vào thời đại Muromachi (1392 – 1573).Thời gian đầu, Kyogen được biểu diễn trong giờ  nghỉ ngắn giữa buổi diễn kịch Nô. Nhưng ngày nay, Kyogen có thể được biểu diễn độc lập, cũng có lúc diễn viên Kyogen đảm nhận vai trong kịch Nô.

So với kịch Nô thì Kyogen mang tính bình dân hơn. Mặt nạ chỉ sử dụng trong vài vai diễn, hoá trang cũng hầu như không có. Ngoài những vai thần thánh và vai quỷ, còn lại diễn viên đều mặc quần áo ngày thường ở thế kỷ 15. Cốt truyện của Kyogen mang tinh thần khẳng định con người, ngay cả kẻ trộm cũng không bị miêu tả như một kẻ hoàn toàn xấu. Hơn nữa, ngược lại với kịch Nô vốn lấy “Ca vũ” làm trung tâm, Kyogen có đặc trưng dựa theo những hành động mang tính kịch và lời thoại của vở kịch.

 

VÕ THUẬT NHẬT BẢN  (Nihon buyo)

Vũ đạo Nhật Bản (Nihon buyo) được sáng tạo vào thế kỷ 15, mang đủ các yếu tố: tư thế  “furi” - mang ấn tượng kịch mạnh mẽ của kịch hiện đại, với điệu nhảy “mai” - chủ yếu là chuyển động theo vòng tròn, và điệu múa “odori” - chủ yếu là chuyển động nhảy nhót. Nhưng nghĩa hẹp của Nihon buyo là nói tới những điệu múa mạnh mẽ trong kịch Kabuki. Kabuki ra đời từ “Điệu múa Kabuki” do đồng cốt Okuni của đền Izumo biểu diễn vào năm 1603. Vì vũ điệu Nhật Bản phát triển thông qua Kabuki, nên có rất nhiều trường phái với cơ sở là Kabukibuyo, sự khác nhau tuỳ thuộc vào các biên đạo múa và các diễn viên  Kabuki, bắt đầu phát triển từ nửa sau thế kỷ 18. Hiện tại có trên 100 trường phái vũ đạo, bắt nguồn từ các phái Hanayagi, Fujima và Nishikawa, được tổ chức rộng rãi như một lĩnh vực nghệ thuật dành cho phụ nữ học tập.

 

NHÃ NHẠC


Nhã nhạc thuộc thể loại âm nhạc cổ điển của Nhật Bản, được sáng tạo mô phỏng theo từng loại “Vũ đạo” và “Âm nhạc” du nhập từ Triều Tiên và Trung Quốc thời cổ đại. Ống sáo, ống tiêu, đàn Koto, đàn Luýt Nhật Bản, trống là những nhạc cụ đặc biệt được sử dụng.

Vào thời Heian (794 - 1185), Nhã nhạc được ưa chuộng như là một thể loại nhạc của cung đình, thường được biểu diễn ở các đền thờ và chùa chiền. Nhã nhạc có loại biểu diễn cùng “mai” (điệu múa) và loại không biểu diễn cùng “mai”. Loại biểu diễn với “mai” gọi là “Vũ nhạc”, loại không biểu diễn cùng “mai” gọi là “dàn nhạc với nhạc cụ dây”. Hai thể loại này, dù cùng là 1 ca khúc như nhau, song biểu diễn khác nhau về cả về nhịp độ, phối khí và cường độ .

Hiện tại, nói chung Nhã nhạc hầu như không được biểu diễn, và được  phòng Nhạc của Hoàng cung gìn giữ, chỉ được trình diễn trong những dịp lễ quan trọng.

 

KOTO

Koto là nhạc cụ đàn dây truyền thống của Nhật Bản. Đàn đựơc làm bằng gỗ, chiều dài khoảng 180cm, chiều rộng khoảng 30cm, gẩy đàn bằng móng tay của ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái. 13 dây được gọi là “JI”, kéo   căng trên cầu ngựa (miếng gỗ di động trên đó căng dây đàn), vị trí của “JI” quyết định độ cao của âm điệu. Thời Edo (1603-1867), biểu diễn đàn Koto được coi là sở thích của nữ giới, rất nhiều con gái của những nhà khá giả       được học đàn từ hồi nhỏ. Ngay cả bây giờ, nữ giới cũng  rất yêu thích đàn Koto.

 

 

SAMISEN

Là nhạc cụ dây giống đàn Banjo,nhưng đặc trưng là không có phím     đàn. Khi biểu diễn, gẩy 3 dây bằng BACHI (móng gẩy), biểu diễn cùng với các vở kịch Kabuki, Bunraku và dân ca. Từ Trung Quốc, qua Okinawa, đàn Shamisen phổ cập trên toàn đất nước Nhật, đã hoàn thiện quá trình phát triển từ phong cách truyền thống của mình. Từ thời Edo (1603-1867), Shamisen trở thành một nhạc cụ tiêu biểu của Nhật Bản.

Người dịch: Phương Trang

Trích dịch “Từ điển giới thiệu văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Anh”

 

SHAKUHACHI

Sáo năm lỗ làm từ tre (Shakuhachi) là một nhạc cụ gió được làm từ cây tre. Độ dài của nó theo tiêu chuẩn đo lường truyền thống của Nhật Bản xưa là 1 shaku (xấp xỉ 0,3m) và 8 sun (mỗi sun bằng 1/10 của shaku). Đây cũng là nguồn gốc tên gọi của loại sáo này – Shakuhachi. Loại sáo này được chế tạo đơn giản bằng cách đục 5 lỗ trên ống tre, nhưng điểm đặc biệt của loại nhạc cụ này là sự thay đổi một cách kỹ lạ của các thang âm và sắc thái âm thanh. Điều này phụ thuộc vào cách chơi của mỗi nghệ sĩ, khoảng cách giữa hai môi và việc điều khiển các ngón tay. Âm thanh độc nhất vô nhị của Shakuhachi đã tạo nên nét đặc biệt của loại nhạc cụ này so với những nhạc cụ khác như sáo fluýt của phương Tây. Shakuhachi đã từng được phối hợp biểu diễn trong dàn nhạc jazz, và nhạc hiện đại góp phần mở rộng thêm phạm vi ứng dụng của loại nhạc cụ này.

 

BIWA

Biwa - Đàn luýt Nhật Bản: là một loại đàn dây của Phương Đông. Nó có nguồn gốc từ Ba Tư và Ả Rập nhưng lại được đưa vào Nhật Bản thông qua Ấn Độ và Trung Quốc vào thời Nara (710-784). Thân đàn hình ôvan, được làm bằng gỗ với 4 hoặc 5 dây và được chơi bằng móng gẩy. Cây đàn Biwa trở nên nổi tiếng bởi nó đã được sử dụng để trình tấu trong “Heike – Monogatari”. Biwa cũng thường được biểu diễn dưới hình thức hợp tấu bởi các nghệ sĩ nữ.

 

BUNRAKU

Bunraku là nghệ thuật rối truyền thống của Nhật Bản phát triển vào thế kỷ 17. Cùng với kịch Noh, Kabuki, Bunraku là một trong 3 hình thức nghệ thuật cổ điển của Nhật Bản. Loại kịch rối tay này được kết hợp với Joruri, một loại kịch nhẹ nhàng dưới hình thức kể chuyện có thêm phần nhạc đệm của đàn Samisen. Ngoại trừ những con rối, Bunraku khá giống với kịch Kabuki. Khán giả bị lôi cuốn một cách vô thức vào nghệ thuật di chuyển và điều khiển con rối của các nghệ sĩ. Nhà viết kịch Chikamatsu Monzaemon là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến cả hai loại hình kịch truyền thống này. Những con rối của Bunraku có khuôn mặt, cơ thể, tay, chân và trang phục khác nhau với chiều cao mỗi con rối là 50 cm. Thông thường, một con rối đòi hỏi phải có 3 nghệ sĩ điều khiển, nhưng khán giả thường không nhận ra sự có mặt của các nghệ sĩ trên sân khấu bởi kỹ thuật điều khiển rối và các bước di chuyển tài tình của họ.

Người dịch: Hồng Nhung

Trích dịch “Từ điển giới thiệu văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Anh”

JORURI

Kịch hát Joruri là hình thức hát kể chuyện với đàn đệm shamisen. Nó có nguồn gốc từ những chuyện kể thời Muromachi (1392-1573), lấy nội dung của chuyện tình lãng mạn giữa chàng samurai trẻ Ushiwakamaru và Công chúa Joruri. Sau đó tính đại chúng của nó được phổ biến và những chuyện kể mới cũng được gọi là Joruri.

Vào thời Edo (1603-1867), joruri chia thành nhiều trường phái khác nhau. Hiện tại, mỗi trường phái là một thực thể độc lập và thuật ngữ Joruri đôi khi dùng để chỉ Gidayu-bushi, một trong những trường phái nổi tiếng nhất. Ngoài ra, còn có Bunraku, một hình thức rối joruri, kết hợp giữa joruri và kịch rối.

TAKIGINO

Ánh lửa trong kịch Noh - Takigino có nghĩa là “một vở kịch Noh cho tiệc củi đun” và có nguồn gốc từ kịch Noh trình diễn nhân dịp cung tiến củi cho Kofukuji, một đền thờ ở Nara. Sau đó nó đã bị gián đoạn một thời gian và những năm gần đây mới xuất hiện trở lại với hình thức được đơn giản hoá. Gần đây, các sân khấu Noh ngoài trời vào những đêm mát mẻ và tối trời có sử dụng ánh lửa của củi cháy thay cho ánh sáng cũng được gọi là Takigino. Kịch Noh được trình diễn trong ánh lửa với biển và rừng vào ban đêm như là hậu cảnh cho yugen - một sự huyền ảo và tinh tế, tất cả tạo ra cảm xúc mạnh mẽ hơn và khuấy động lại sự yêu thích đại chúng.

GIDAYU

Gidayu - tên gọi rút ngắn của Gidayu-bushi, là một trường phái của Kịch hát Joruri phát triển cùng với Bunraku. Cái tên này được lấy từ tên của Takemoto Gidayu, một người chơi shamisen tài hoa vào cuối thế kỷ 17, người đã đưa Joruri lên đỉnh cao của sự nổi tiếng.

So với các thể loại Joruri khác, Gidayu mang hình thức kể chuyện nhiều hơn, được đặc trưng bởi sự thể hiện cảm xúc rõ ràng của nhân vật và đàn shamisen đệm sử dụng âm sắc mạnh với những nốt trầm.

Người dịch: Minh Hằng

Trích dịch “Từ điển giới thiệu văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Anh”.

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn