GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

XUNG QUANH VIỆC TRUNG QUỐC BAY THỬ NGHIỆM RA SÂN BAY TRÊN ĐẢO CHỮ THẬP

Đăng ngày: 18-01-2016, 08:12

Ngày 02/01/2016, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Sau khi Việt Nam phản đối chuyến bay của Trung Quốc, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trước báo giới rằng việc bay thử nghiệm của Trung Quốc là “một hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng”. Ông ngụ ý rằng đây là một động thái nhằm từng bước biến việc Trung Quốc xây lấp tại các khu vực tranh chấp thành chuyện đã rồi. Ông nói thêm rằng Nhật Bản lo ngại sâu sắc trước hành động này của Trung Quốc. Ông Kishida kêu gọi Trung Quốc tránh những động thái tương tự, cho rằng chúng không đóng góp gì vào một giải pháp hòa bình cho tranh chấp[1].

Trang báo Yomiuri viết phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng các máy bay và đường băng trên đảo Chữ Thập vừa mới thử nghiệm là có mục đích dân dụng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung tháng 9 năm 2015 cũng nói rằng không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo. Nhưng tháng 11/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân từng đề cập rằng “đường băng dùng chung cho quân sự và dân sự”, không phủ định khả năng sử dụng cho mục đích quân sự[2].

Từ tháng 9 năm 2015, Trung Quốc đã hoàn thành đường băng khoảng 3000m trên đảo Chữ Thập. Trong số 7 đảo nhân tạo đã bồi đắp, Trung Quốc đang xây dựng các đường băng trên 3 đảo. Ngày 6/1/2016, Tân Hoa Xã Trung Quốc còn thông báo rằng việc bay thử cho thấy máy bay dân dụng cỡ lớn của Trung Quốc có thể bay một cách an toàn. Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng và tiến hành bay thử, rất có thể sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Mỹ và các quốc gia lân cận lo lắng Trung Quốc tăng cường kiểm soát Biển Đông nhưng chưa có những biện pháp ứng phó cụ thể[3].

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, các đường băng xây dựng trên đảo Vành khăn và Xubi sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới. Ở đảo Vành khăn, ngoài đường băng, đê chắn sóng và bến thuyền cũng được xây dựng. Tại đảo Xubi, một thực thể như tháp cao khoảng 30 mét đang được thi công[4].

Trong những năm qua, Trung Quốc tăng cường không quân và hải quân, đặc biệt là sức mạnh không quân trên biển, ví dụ như tàu sân bay. Trung Quốc rất coi trọng Biển Đông, xem đây là vị trí chiến lược hàng đầu, cố gắng bảo đảm có được một cứ điểm để việc tiến ra nước ngoài được an toàn. Thế nhưng chưa có triển vọng rõ ràng để lập ra một trật tự ổn định và ấn định những luật lệ trong vùng biển tranh chấp này. Mỹ bác bỏ điều mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn”, Trung Quốc sử dụng khái niệm này để tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông. Mỹ nói rằng, theo luật quốc tế, tuyên bố như thế không thể chấp nhận được. Ưu tiên của Washington là bảo đảm tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp này. Trong khi đó, Trung Quốc xem vùng biển xung quanh những đảo nhân tạo, hầu như tương đương với lãnh thổ trên bộ, cố gắng hạn chế sự đi lại của tàu thuyền các nước khác.

Đánh giá về tình hình trên Biển Đông, ông Jimbo Ken, Phó giáo sư Khoa Tổng hợp chính sách của Trường đại học Keio cho rằng với những hành động cho thấy hiện nay, rất có thể trong năm 2016, Trung Quốc sẽ biến các đảo nhân tạo thành cứ điểm quân sự, bằng cách xây thêm đường băng, đài ra-đa, v.v... Các nước đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là hai nước Philippines và Việt Nam, cần tăng cường năng lực để đối phó với tình hình. Manila cần nhanh chóng cải tiến năng lực tuần duyên, để mở rộng khả năng quan sát hải dương. Còn yêu cầu đối với Việt Nam thì cao hơn, Hà Nội cần mua thêm những quân bị như tàu ngầm, để tăng cường sức mạnh hải quân, nhằm tạo được sự cân bằng sức mạnh với Bắc Kinh. Nhật Bản có thể sẽ giúp tăng cường năng lực của Việt Nam và Philippines, cũng như gián tiếp hỗ trợ Mỹ thông qua hiệp định an ninh song phương[5].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Tin NHK truy cập ngày 4/1/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[2] 南シナ海、制空権確保狙う…中国の試験飛行

http://www.yomiuri.co.jp/world/20160104-OYT1T50001.html?from=yartcl_popin

[3] 人工島への試験着陸 中国、防空識別圏設定への布石か「次は戦闘機常駐も」

http://www.sankei.com/world/news/160109/wor1601090028-n1.html

[4] 新滑走路が完成間近、中国が工事加速 米研究所が衛星写真を公表

http://www.sankei.com/world/news/160116/wor1601160043-n1.html

[5] Tin NHK truy cập ngày 7/1/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

 

 

 

 

 

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn