GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN HOAN NGHÊNH NGHỊ QUYẾT TRỪNG PHẠT CỦA LIÊN HỢP QUỐC ĐỐI VỚI BẮC TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 3-03-2016, 16:12

Ngày 3/3/2016, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York và thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vì động thái thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư với sự nhất trí của toàn bộ 15 nước thành viên thường trực và không thường trực.

Đây là nghị quyết thứ bảy liên quan đến Bắc Triều Tiên và là nghị quyết thứ năm về trừng phạt nước này. Nghị quyết mang ký hiệu số 2270 này cũng là nghị quyết mất nhiều thời gian nhất từ khi được thảo luận đến khi được thông qua là 57 ngày sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân hôm 6/1. Nghị quyết số 2270 này bao gồm các nội dung như các nước bắt buộc phải kiểm tra tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Bắc Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu khoáng sản như than đá, quặng sắt và ngăn chặn cung cấp dầu máy bay cho nước này chỉ trừ phi lý do nhân đạo. Bắc Triều Tiên từ nay cũng không thể mở chi nhánh ngân hàng mới tại nước ngoài cũng như phải cho đóng cửa các chi nhánh ngân hàng của nước này đang hoạt động tại nước ngoài trong vòng 90 ngày. Ngoài ra, 12 cá nhân và 16 tổ chức mới bị nghi ngờ liên quan đến việc kiếm ngoại tệ để sử dụng cho phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và học hỏi công nghệ phát triển hạt nhân và tên lửa đã được đưa vào danh sách các đối tượng chịu cấm vận, đưa con số người và tổ chức bị đóng băng tài sản và cấm đi du lịch nước ngoài lên thành 60. Đặc biệt, Chính phủ và đảng Lao động Triều Tiên đã lần đầu trong lịch sử bị liệt vào danh sách đối tượng cấm vận tài chính liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Theo đó, nếu vi phạm nghị quyết mới thì dù là quan chức ngoại giao Bắc Triều Tiên cũng sẽ bị trục xuất[1].

Nghị quyết này của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ có hiệu lực ngay lập tức đối với toàn bộ các nước thành viên của tổ chức. Các nước thành viên sẽ phải đệ trình kế hoạch chi tiết thực hiện nghị quyết này trong vòng 90 ngày tới.

Một điều đặc biệt là hai nước có truyền thống hợp tác lâu đời với Bắc Triều Tiên là Trung Quốc và Nga cũng đã đồng ý thông qua nghị quyết này. Cả Nga và Trung Quốc đều đang muốn có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân và tên lửa trong khi vẫn duy trì được mối quan hệ kinh tế với nước này ở mức độ tối đa.

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã lên tiếng hoan nghênh Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong  việc thông qua  một nghị quyết trừng phạt mới cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên của và yêu cầu Bình Nhưỡng không gia tăng các hành động khiêu khích thêm nữa.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Abe nói rằng "Chúng tôi đánh giá cao việc nhất trí thông qua Nghị quyết số 2270 của của Hội đồng Bảo an  trong việc củng cố và gia tăng các biện pháp trừng phạt để đáp lại vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào tháng Giêng và vụ phóng tên lửa đạn đạo vào tháng Hai. Nhật Bản sẽ hợp tác với các nước có liên quan và có thái độ kiên quyết trong việc thực hiện các nghị quyết trừng phạt và đảm bảo việc thực thi có hiệu quả”. Tuyên bố chỉ rõ Chính phủ Nhật Bản cương quyết yêu cầu Bắc Triều Tiên không tiếp tục thực hiện hành động khiêu khích như vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo[2].

Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư của mình chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản tham gia vào Hội đồng Bảo an với tư cách là một thành viên không thường trực vào ngày 01/01/2016, và sau đó tiến hành phóng tên lửa đạn đạo, hội đồng kết luận các hành đông này là vi phạm các nghị quyết trước đây trong việc cấm sử dụng Công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa.

Trong tuyên bố ngày 3/3, ông Abe ghi nhận sự tham gia của Tokyo trong tiến trình của Liên Hiệp Quốc, ông nói rằng, "Chính phủ Nhật Bản, với tư cách là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các nước khác có liên quan, đã đóng góp vào nỗ lực thực hiện việc thông qua nghị quyết"[3].

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã phát biểu thể hiện sự vui mừng đối với việc thông qua nghị quyết, đồng thời nghị quyết này cho thấy lập trường thống nhất và kiên định của cộng đồng quốc tế đối với Bắc Triều Tiên.

Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, giáo sư Izumi Hajime của trường Đại học Shizuoka cho rằng không thể ngăn chặn được chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên chỉ bằng lệnh trừng phạt. Cần phải làm cho Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán và làm cho nước này từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Để đạt được điều này thì chúng ta cần phải thương lượng với Bắc Triều Tiên. Ngay cả nếu Bắc Triều Tiên phớt lờ những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và vẫn tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa thì cộng đồng quốc tế cũng vẫn phải nhượng bộ một vài điều gì đó để đạt được kết quả. Đây thực sự là tiến thoái lưỡng nan và chúng ta không còn lựa chọn nào khác là phải giải quyết tình hình này. Đồng thời với việc áp dụng lệnh trừng phạt nghiêm khắc, chúng ta cần phải theo đuổi thương lượng với Bắc Triều Tiên và tùy theo tình hình để tính tới cả khả năng phải nhượng bộ với nước này. Tôi cho rằng Nhật Bản cần phải tận dụng hiệu quả những kênh liên lạc của mình với Bắc Triều Tiên để giúp giải quyết tình hình hiện nay[4].

Phạm Thị Nhung, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á


[1] Liên hợp quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên mạnh mẽ nhất chưa từng có

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_Po_detail.htm?No=30705&id=Po

[2] Japan welcomes U.N. sanctions resolution against North Korea http://www.japantimes.co.jp/news/2016/03/03/national/politics-diplomacy/japan-welcomes-u-n-sanctions-resolution-north-korea/#.VteMbH197Dd

[3] Japan welcomes U.N. sanctions resolution against North Korea http://www.japantimes.co.jp/news/2016/03/03/national/politics-diplomacy/japan-welcomes-u-n-sanctions-resolution-north-korea/#.VteMbH197Dd

[4] Tin NHK truy cập ngày 2/3/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn