GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC TRƯỚC TUYÊN BỐ CỦA ÔNG DONALD JOHN TRUMP

Đăng ngày: 10-04-2016, 00:25

Ứng cử viên dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã nói rằng ông muốn Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển khả năng răn đe hạt nhân của mình và ông sẽ rút quân Mỹ khỏi hai nước này nếu làm Tổng thống Mỹ. Donald John Trump (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1946) là một doanh nhân và ngôi sao trong giới truyền thông người Mỹ. Ông là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của The Trump Organization và là người sáng lập Trump Entertainment Resorts. Ông nổi tiếng trên toàn nước Mỹ nhờ sự nghiệp, nỗ lực gây dựng thương hiệu, đời sống cá nhân, sự giàu có và bản tính thẳng thắn của mình. Từ năm 2015, ông cũng là ứng viên tìm kiếm đề cử của Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 [1]. Ông Donald Trump đang là người dẫn đầu trong cuộc đua để được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên tổng thống, đã gây bất bình cho các đồng minh chính của Mỹ ở châu Á sau khi ông chỉ trích sự đóng góp của các nước đồng minh cho an ninh khu vực và đề nghị các nước này tự phát triển kho vũ khí hạt nhân.

Trong quá khứ ông Trump đã chỉ trích hai đồng minh chính của Mỹ ở Đông Bắc Á là “những kẻ ăn bám” vì chi trả quá ít cho việc Mỹ bố trí khoảng 50.000 binh sĩ ở Nhật Bản và 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc để duy trì hòa bình và bảo vệ an ninh cho khu vực này. Tỷ phú Donald Trump nói rằng ông có thể cho rút quân Mỹ khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu hai quốc gia châu Á này không sẵn sàng “trả thêm chi phí” để quân đội Mỹ tiếp tục đồn trú tại đây. “Tôi có thể không thích thú lắm nhưng sẵn sàng thực hiện điều này”. Donnald Trump cũng bộc lộ rằng ông có thể ủng hộ Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình, hơn là chỉ dựa vào Mỹ. Ông Trump nói: “đôi khi Mỹ không thể đóng vai trò “cảnh sát thế giới”[2]. Ông Trump cho rằng Tokyo và Seoul sẽ tự phát triển vũ khí riêng của mình bất chấp việc Mỹ vẫn giữ chính sách như hiện nay. Ông đã nói “Do Bắc Triều Tiên đang sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ tốt hơn nếu các láng giềng của Bình Nhưỡng cũng có những loại vũ khí tương tự. Nếu Nhật Bản là mối đe dọa hạt nhân, tôi không chắc rằng đó là một điều xấu với chúng ta. Sẽ có một thời điểm mà chúng ta không có khả năng làm được bất cứ thứ gì. Hiện tại, nó là vũ khí hạt nhân? Nó chỉ có thể là vũ khí hạt nhân”[3]. Theo ông Donald Trump, hành động rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như cho hai nước này tự chủ trong khả năng răn đe hạt nhân, đối phó tốt hơn với những khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, quan điểm này của ông Trump đã làm bùng nổ những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.

Chủ trương của ông Trump đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Liên minh Mỹ - Nhật là trọng tâm chính sách an ninh của Tokyo trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây trước những tuyên bố của ứng cử viên tổng thống Mỹ đã khiến Nhật Bản hết sức quan ngại. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga khẳng định Nhật Bản sẽ giữ vững ba nguyên tắc phi hạt nhân bao gồm không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này. Ông Suga nói: “Cho dù bất cứ ai lên làm Tổng thống Mỹ thì quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản vẫn là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản”[4]. Ông Toru Hashimoto, cựu thị trưởng Osaka và là người sáng lập Đảng Cách tân Nhật Bản, đưa lời bình lên Twitter rằng: “Sự trỗi dậy của Trump là cơ hội lớn để Nhật Bản thay đổi quan điểm về việc Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản”[5]. Trong cuộc phỏng vấn mới dành cho nhật báo The Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Nhật là điều cần thiết để bảo vệ an ninh không chỉ cho Nhật mà cho toàn khu vực. Thủ tướng Nhật nói thêm tình hình khu vực ngày một trở nên khó khăn hơn, vì vậy, ông tin rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ lúc nào cũng là điều cần thiết. Ông Abe cũng đề cập đến luật an ninh mới của Nhật Bản có hiệu lực vào tuần trước. Đây là lần đầu tiên kể từ chiến tranh Thế giới lần thứ II, lực lượng phòng vệ của nước này được phép tham gia chiến đấu ở nước ngoài. Ông Abe nói: “ Với việc tăng cường liên minh Nhật-Mỹ, sẽ tạo ra sự răn đe và sẽ góp phần vào hòa bình, ổn định không chỉ riêng Nhật Bản mà cả trong khu vực”[6].

Về phía Hàn Quốc, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ông Moon Sang Kyun ngày 28/3 nêu rõ Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ cho những sự giàn xếp về an ninh đã có với Washington kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ năm 1950. “Liên minh giữa Hàn Quốc và Mỹ đang được duy trì một cách hết sức chặt chẽ bởi Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Hàn. Không có sự thay đổi nào trong lập trường và nguyên tắc này”. Ấn bản tiếng Anh của tờ Trung ương Nhật báo của Hàn Quốc ngày 28/3 cho đăng một bài bình luận với những lời lẽ gay gắt để chỉ trích ông Trump. Họ nói rằng quan điểm của ông là “hết sức thiển cận”. Còn tờ Yomiuri Shimbun ở Nhật trích lời một nguồn tin giấu tên nói rằng “nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ thì đó sẽ là một vấn đề cho hệ thống an ninh quốc gia Nhật-Mỹ”[7].

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đưa ra bình luận trong cuộc họp báo tổng kết Hội nghị An ninh hạt nhân về chủ trương của tỷ phú Trump, ông nói rằng: “Những tuyên bố này nói lên điều gì? Nó nói lên rằng người đưa ra những tuyên bố này hiểu biết rất ít về chính sách đối ngoại và chính sách hạt nhân của Mỹ, không hiểu biết về tình hình ở bán đảo Triều Tiên và không hiểu về bối cảnh thế giới nói chung”. Ông Obama nhấn mạnh: Hai quốc gia đồng minh của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là một trong những hòn đá tảng cho sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tại đây được thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh cho khu vực này. Điều này sẽ ngăn chặn khả năng leo thang xung đột hạt nhân giữa các quốc gia trong khu vực”. Ông Obama nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn rằng người kế nhiệm chức vụ Tổng thống sẽ không hiểu mức độ quan trọng của vấn đề này” [8].

Phản ứng trước những sự việc ở trên, ngày 3/4 Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, nước này phản đối ý kiến cho rằng nên cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ trước nguy cơ bị Bắc Triều Tiên tấn công quân sự. Theo Thủ tướng Turnbull, quan điểm của ông Donald Trump trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Chính phủ Australia. Ông Turnbull nêu rõ, Australia phản đối tất cả mọi ý kiến cổ vũ cho việc sở hữu vũ khí hạt nhân và ông tin cộng đồng quốc tế cũng không ủng hộ những ý kiến như vậy. Thủ tướng Australia khẳng định, việc các nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản có vũ khí hạt nhân sẽ khiến cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn, nguy cơ chiến tranh xảy ra sẽ cao hơn. Ông Turnbull nói: “Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể căng thẳng và nguy cơ xung đột tại khu vực”[9].

Mặc dù chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vẫn đang tiếp diễn, nhưng với những tuyên bố đầy tính công kích của ông Donald Trump đã làm cho lãnh đạo của các nước tỏ ra lo ngại. Từ đây rất có thể sẽ làm bùng nổ các cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, bên cạnh đó còn tạo ra hiệu ứng tiêu cực trong quan hệ song phương Mỹ - Nhật trong tương lai.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

[1] Donald Trump

https://vi.wikipedia.org/wiki/Donald_Trump

[2]; [5] Donald Trump có thể 'châm ngòi' chạy đua vũ trang châu Á

http://www.tienphong.vn/the-gioi/donald-trump-co-the-cham-ngoi-chay-dua-vu-trang-chau-a-986936.tpo

[3] Donald Trump ủng hộ Nhật-Hàn có vũ khí hạt nhân

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/donald-trump-ung-ho-nhat-han-co-vu-khi-hat-nhan-3304055/

[4] Suga to Trump: U.S.-Japan alliance to stay

http://www.japantimes.co.jp/news/2016/03/28/national/politics-diplomacy/suga-to-trump-u-s-japan-alliance-to-stay/#.VwdhT5yLTIV

[6] Abe says he cannot conceive of no U.S. presence in Japan

http://www.japantoday.com/category/politics/view/abe-says-he-cannot-conceive-of-no-u-s-presence-in-japan

[7] Tỷ phú Trump coi là “ăn bám“, Nhật-Hàn phát khùng

http://www.baomoi.com/ty-phu-trump-coi-la-an-bam-nhat-han-phat-khung/c/18992496.epi

[8] Obama criticizes Trump's comments on Japan, S Korea acquiring nuclear weapons

http://www.japantoday.com/category/politics/view/obama-criticizes-trumps-comments-on-japan-s-korea-acquiring-nuclear-weapons

[9] Australia: Triều Tiên không phải “cớ” để Hàn, Nhật có vũ khí hạt nhân

http://tgvn.com.vn/australia-trieu-tien-khong-phai-co-de-han-nhat-co-vu-khi-hat-nhan-28739.html

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn