GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN TRƯỢT THẦU DỰ ÁN CHẾ TẠO TÀU NGẦM CHO AUSTRALIA

Đăng ngày: 1-05-2016, 22:01

Ngày 26/4/2016, Thủ tướng Australia Turnbull đã tuyên bố tại một cuộc họp báo tại ngoại ô thành phố Adelaide rằng nước này sẽ hợp tác với Pháp để nghiên cứu và chế tạo hạm đội tầu ngầm mới. Ông nói tàu ngầm mới này cần phải có kỹ thuật tiên tiến và Pháp đã đệ trình những kỹ thuật tốt nhất đáp ứng nhu cầu của Australia. Việc Nhật Bản không được lựa chọn không ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Theo dự kiến, Australia sẽ đóng 12 chiếc tàu ngầm mới và đưa hạm đội này vào sử dụng vào thập niên 2030[1].

Việc lựa chọn thay thế cho tàu ngầm lớp Collins của Australia hay còn gọi là chương trình SEA 1000 với sự tham gia dự thầu của ba nước Pháp, Đức và Nhật Bản. Từ tháng 5 năm 2015, Australia đã mới Pháp, Đức và Nhật Bản tham gia quá trình "đầu thầu cạnh tranh" kéo dài 10 tháng đối với hợp đồng đóng tàu ngầm này. Nhật Bản đã thành lập một tập đoàn kết hợp giữa công ty công và tư nhân nhằm giành được đấu thầu. Nếu được chọn thì đây là lần đầu tiên Nhật Bản đóng vai trò dẫn đầu trong một dự án nghiên cứu chung về quốc phòng thể theo phương châm mới về chuyển giao kỹ thuật và thiết bị quân sự.

Trong quá trình đấu thầu, Nhật Bản cam kết sẽ chuyển giao 100% công nghệ, bao gồm cả công nghệ phát triển tàu ngầm cỡ lớn hơn mẫu tàu lớp Soryu hiện nay của nước này cho Australia. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ mời hàng trăm kỹ sư Australia tới nước này để tham gia quá trình huấn luyện và xây dựng một hệ thống phòng điều khiển tàu ngầm dưới sự giám sát của các kỹ sư thuộc Tập đoàn công nghiệp Mitsubishi và Tập đoàn công nghiệp Kawasaki. Để tạo điều kiện cho đối tác, Nhật Bản không loại trừ khả năng sẽ đóng các tàu ngầm cho nước này ở Australia[2].

Đối với Australia, đây là chương trình mua sắm quân sự lớn nhất trong lịch sử và có tác động đến nền kinh tế nước này. Bộ quốc phòng Australia đã xác định sự tham gia của ngành công nghiệp Australia và khả năng tương đồng với đồng minh Mỹ là quan điểm quan trọng của việc xem xét trong quá trình đánh giá. Những yếu tố này làm cho sự án mang tính chính trị cao.

Đối với Nhật Bản, dự án SEA 1000 rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, việc đấu thầu là phép thử đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản ở thị trường nước ngoài. Nhật Bản đã nỗ lực trong suốt quá trình đấu thầu, đánh giá đúng bản chất chính trị của dự án, đáp ứng mong muốn tham gia ngành công nghiệp bản địa Australia và chuyển giao công nghệ. Thứ hai, việc đấu thầu dự án SEA 1000 rất quan trọng trong bối cảnh quan hệ an ninh quốc phòng Nhật – Australia ngày càng sâu sắc. Mục tiêu theo đuổi mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn với Australia được liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe đã đưa mối quan hệ Nhật Bản – Australia lên tầm cao mới. Trong chiến lược an ninh quốc gia 2013, Tokyo đã xác định Canberra như là một đối tác an ninh chủ chốt, không chỉ là đồng minh của Mỹ mà còn là đối tác khu vực có chung lợi ích chiến lược quan trọng với Nhật Bản trong việc giữ gìn trật tự quốc tế dựa trên các chuẩn mực cơ bản vốn đã được củng cố từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chuẩn mực này bao gồm cả việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và không sử dụng biện pháp ép buộc để khẳng định quan hệ ngoại giao[3].

Sự kiện Nhật Bản không thắng thầu trong dự án chung nghiên cứu và chế tạo hạm đội tàu ngầm mới cho Australia khiến các bộ trưởng nội các Nhật Bản thất vọng. Việc trượt thầu sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của Nhật Bản đối với Australia và có thể Tokyo sẽ đánh giá lại mối quan hệ an ninh với Canberra, song Australia sẽ tiếp tục và một đối tác chiến lược đặc biệt của Nhật Bản. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Nhật Bản và Australia như là những địa đầu phía Bắc và Nam trong liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cả hai quốc gia này đã xây dựng các liên minh thông qua đối thoại chiến lược và diễn tập quân sự như cuộc họp cấp ngoại trưởng ba bên Nhật – Australia và Ấn Độ diễn ra vào tháng 6/2015 và tháng 2/2016[4].

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong họp báo rằng kết quả thật đáng tiếc khi đứng trên góc độ của tầm quan trọng trong việc hợp tác quốc phòng phòng vệ giữa hai nước Nhật Bản và Australia. Ngoại trưởng Kishida cho biết ông sẽ hỏi các quan chức Australia lý do tại sao Nhật Bản lại không được chọn và sẽ ghi nhận những thông tin này để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tuy nhiên, Australia sẽ tiếp tục và một đối tác chiến lược đặc biệt của Nhật Bản và Nhật Bản hy vọng tăng cường hợp tác an ninh ba bên với Australia và Mỹ[5].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] 豪の潜水艦建造 日本受注できず

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160426/k10010498621000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_061

[2] Nhật Bản "chào mời" Australia bằng công nghệ tàu ngầm tuyệt mật

http://dantri.com.vn/the-gioi/nhat-ban-chao-moi-australia-bang-cong-nghe-tau-ngam-tuyet-mat-20151008072910295.htm

[3] Mức độ chi phối của thỏa thuận tầu ngầm đối với quan hệ an ninh Australia – Nhật Bản

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới ngày 22/4/2016 trang 16.

[4] Xu hướng thúc đẩy can dự quốc phòng của Nhật Bản và Australia tại Biển Đông

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới ngày 28/4/2016, trang 3.

[5] Tin NHK ngày 26/4

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn