GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

XUNG QUANH SỰ THAM DỰ ĐỐI THOẠI SANGRI-LA CỦA BỘ TRƯỞNG PHÒNG VỆ NHẬT BẢN NAKATANI GEN

Đăng ngày: 8-06-2016, 09:29

Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 15 đã diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5 tháng 6 vừa qua, với sự tham gia của 602 Bộ trưởng quốc phòng, quan chức cấp cao, học giả tới từ nhiều quốc gia. Hội nghị năm nay thảo luận xung quanh bốn vấn đề chính: Vấn đề Biển Đông, vấn đề Bắc Triều Tiên, quan hệ Trung Mỹ và chủ nghĩa khủng bố. Trong đó vấn đề Biển Đông là chủ đề căng thẳng nhất khi các nước láng giềng và các cường quốc trên thế giới đang bức xúc trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc nhằm kiểm soát vùng biển này.

Cuộc thảo luận năm 2016 nóng hơn so với năm ngoái khi mà Trung Quốc tạm ngừng các hoạt động xây đảo nhân tạo và chưa lắp đặt cơ sở hạ tầng quân sự. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm sau khi tuyên bố dừng các hành vi trái phép này, Trung Quốc tăng cường các cuộc tuần tra trên khắp vùng Biển Đông và xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo. Bắc Kinh cũng liên tục khẳng định sẽ không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc tế (PCA) ở The Hague (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines[1].

Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Nakatani Gen đến Singapore tham dự diễn đàn từ ngày 3/6 và trước thềm Hội nghị ông đã có cuộc gặp với người đồng cấp Manohar Parrikar của Ấn Độ. Tại buổi gặp, ông Nakatani Gen xác nhận Nhật Bản sẽ tham dự tập trận chung Malabar cùng với Mỹ và Ấn Độ, đồng thời rất vui về việc giao lưu giữa ba nước ngày càng trở nên sâu sắc. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar bày tỏ rất trông đợi sự tham gia tập trận của Nhật Bản trong tháng này nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ ba nước Mỹ -Nhật - Ấn. Có thể nói rằng việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với Ấn Độ thông qua tham gia tập trận chung là nhằm kiềm chế Trung Quốc đang gia tăng hoạt động trên Biển Đông và Ấn Độ Dương[2].

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nakatani Gen đã có bài phát biểu chi trích các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông cho rằng trong vài năm trở lại đây, những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng, thực hiện sự đã rồi như xây dựng cứ điểm, xây lấp với qui mô lớn và nhanh chóng ở trên Biển Đông nhằm mục đích quân sự, đang đi trệch trật tự trên biển. Hơn nữa, về việc máy bay đang bay phải tuân thủ tự do trên không đã được luật pháp quốc tế qui định, nhưng gần đây xuất hiện những hành động cực kỳ nguy hiểm như bay áp sát quá gần.

Ông cũng phân tích rằng trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực gia tăng căng thẳng, luật pháp quốc tế đã được tất cả các quốc gia công nhận cần được tuân thủ, đặc biệt yêu cầu nước lớn tự kiềm chế tránh tình trạng vi phạm nguyên tắc. Mặc dù tránh nêu đích danh, song những phát biểu của ông Nakatani Gen nhằm nỗ lực kiềm chế Trung Quốc đang đẩy mạnh động thái quân sự trên Biển Đông[3]. Bộ trưởng Nakatani Gen đã đưa ra đề án xây dựng diễn đàn quốc tế thảo luận về chính sách tăng cường năng lực tuần tra trên biển, thu thập thông tin cho các nước liên quan và bày tỏ mong muốn hiện thực hóa đề án này[4].

Trong Hội nghị lần này, Bộ trưởng Nakatani Gen đã có trao đổi ngắn với Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, bày tỏ ý định đi thăm Trung Quốc gặp gỡ người đồng cấp Thường Vạn Toàn. Ông muốn giải quyết việc hai nước Nhật – Trung đã nhất trí sớm thiết lập cơ chế liên lạc nhằm tránh các cuộc đụng độ ngoài ý muốn hay các sự cố bất ngờ xảy ra trên không, trên biển nhưng chưa thấy dấu hiệu triển khai[5].

Xung quanh vấn đề Biển Đông trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á, báo mạng Sankei của Nhật Bản viết rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ rõ nếu Trung Quốc không dừng các hành động hiện nay họ sẽ xây dựng Vạn lý trường thành tự cô lập chính mình. Đáng tiếc là Trung Quốc liên tục phản bác là họ không cô lập, đồng thời xem Nhật Bản và Mỹ, hai quốc gia có liên quan chặt chẽ với Biển Đông, là hai nước ở ngoài khu vực. Mặt khác, nhấn mạnh rằng về vấn đề Biển Đông có hơn 40 quốc gia bày tỏ ủng hộ Trung Quốc. Thế nhưng luận điểm này thiếu thuyết phục bởi hầu hết đó là những nước ở ngoài khu vực như các nước châu Phi xa xôi. Hiện nay, có thực tế là đối với những nước xung quanh Biển Đông đang chịu áp lực mạnh mẽ từ Trung Quốc như Philippines và Việt Nam, nếu thiếu sự ủng hộ của Nhật - Mỹ sẽ không thể đảm bảo được vùng biển tự do và hòa bình. Nhật - Mỹ tăng cường liên kết hỗ trợ năng lực của lực lượng phòng vệ trên biển cho các nước Đông Nam Á, nhất trí tăng cường sự hiện diện Nhật - Mỹ trên Biển Đông[6].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Những điểm nổi bật của đối thoại Shangri-La 2016

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 07-06-2016 tr 1-2.

[2]防衛相とインド国防相 安全保障分野で連携強化を

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160603/k10010545761000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_048

[3]防衛相 南シナ海問題で中国を強くけん制

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160604/k10010546131000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_039

[4]南シナ海と中国 孤立への道から引き返せ

http://www.sankei.com/column/news/160606/clm1606060002-n1.html

[5]防衛相 中国訪問の意向を軍幹部に伝える

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20160604/k10010546251000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_054

[6]南シナ海と中国 孤立への道から引き返せ

http://www.sankei.com/column/news/160606/clm1606060002-n1.html

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn