GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẢO VỆ HÒA BÌNH AN NINH TRÊN BIỂN ĐÔNG

Đăng ngày: 14-08-2016, 07:04

Bài viết của tác giả Bonnie S.Glaser đăng trên trang mạng báo mạng nippon.com. Bonnie S.Glaser là Nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), chuyên nghiên cứu chính sách ngoại giao và đảm bảo an ninh Trung Quốc. Bà là cố vấn chính sách Đông Á của chính phủ Mỹ, là thành viên Hội đồng ngoại giao Mỹ và Hội nghị hợp tác bảo vệ an ninh châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài nghiên cứu về chính sách ngoại giao Trung Quốc, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc – Đài Loan, bà còn ra mắt nhiều tác phẩm nổi tiếng về vấn đề đảm bảo an ninh khu vực châu Á, tình hình bán đảo Triều Tiên....

 

Trung Quốc triển khai hoạt động tôn tạo, bồi lấp trên biển Đông, với ý định tăng cường kiểm soát thực tế. Đối với hành động này, Mỹ đã triển khai hoạt động “tự do hàng hải”. Tác giả sẽ phân tích ý đồ chiến lược của Hoa Kỳ, từ đó bà nghiên cứu, xem xét và đưa ra các biện pháp để giải quyết hòa bình và an ninh trên biển Đông.

1. Bối cảnh của hoạt động “tự do hàng hải”

Xung quanh vấn đề làm thế nào để đối phó với việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông, chỉnh phủ của Tổng thống Obama đã tiến hành cuộc thảo luận kéo dài nửa năm. Ngày 27/10/2015, Mỹ đã triển khai hoạt động “tự do hàng hải” tại vùng biển trên biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình. Trung Quốc luôn thúc đẩy các công trình nạo vét tại khu vực đảo Đá Su Bi do nước này chiếm giữ. Trong hoạt động lần này, tàu Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý (khoảng 22km) của Đá Su Bi.

Việc đưa tàu vào vùng biển là một một trong những hoạt động “tự do hàng hải” mà hàng chục năm qua Mỹ đã triển khai trên các khu vực trên thế giới. Trên thực tế, từ năm 2011 đến nay đây là lần thứ 7 Mỹ triển khai hành động tự do hàng hải tại biển Đông. Cũng có chuyên gia chỉ trích vấn đề này, việc Mỹ thực hiện chính sách“qua lại vô hại” tương đương với việc thừa nhận quyền sở hữu của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Đá Su Bi. Họ cho rằng, Đá Su Bi vốn là “một đảo chìm hay có thể gọi là một rạn san hô chìm” (khi thủy triều cao, vùng đất khi không bị ngập nước). Công ước Liên hợp quốc về luật biển không công nhận vùng này là lãnh thổ, nhưng sự giải thích trong công ước này chưa hẳn chính xác. Do Đá Su Bi nằm ở đảo đá hoang mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (Địa danh: Sandy Cay), căn cứ theo quy định điều 13 Công ước luật biển của LHQ, trong phạm vi 12 lãnh hải có chủ quyền, nên có thể tạo thành đường lãnh hải cơ bản. Xem xét tới vấn đề xung quanh đảo Đá Su Bi có thể không thể sử dụng các điều khoản tự do hàng hải của công ước, nên các luật sư quốc tế của chính phủ Mỹ kiến nghị hải quân Mỹ thực hiện qua lại vô hại, cũng chính là nhanh chóng thông qua phạm vi 12 hải lý trong bối cảnh không triển khai hoạt động quân sự.

Về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, đầu tiên Mỹ triển khai các hoạt động tư do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của đảo Đá Su Bi. Điều này cho thẩy Hoa Kỳ rất thận trọng. Nếu lựa chọn Đá Vành Khăn, do khu vực này nằm ngoài phạm vi 12 hải lý vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền, nên tàu Mỹ có lẽ không thể không thực hiện các hành động quân sự, hơn nữa không thể thực hiện chính sách qua lại vô hại nữa, ví dụ như cử trực thăng, tàu tuần tra có trang bị rada chống cháy, triển khai các hoạt động thu thập tình báo… Chính vì những hành động như vậy sẽ bị coi là hành động mang tính khiêu khích, nên Mỹ cho rằng hoạt động tự do hàng hải sau này áp dụng phương thức này sẽ càng có hiệu quả hơn. Căn cứ vào những phản ứng khi Mỹ triển khai hoạt động tự do hàng hải tại đảo Đá Su Bi, một quan chức liên quan của hải quân Mỹ ám chỉ rằng lần sau có khả năng Mỹ sẽ triển khai hoạt động tự do hàng hải tại Đá Vành Khăn.

2. Hoa Kỳ mưu đồ sẽ “can dự” vào các vấn đề của khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Vấn đề về chủ quyền tại rất nhiều đảo đá và đảo đá ngầm tại quần đảo Trường Sa luôn là vùng màu xám trong luật pháp. Năm 2016, tòa án thường trực trọng tài quốc tế của Công ước luật biển LHQ làm trọng tài trong vụ Philippine kiện Trung Quốc, có lẽ sẽ làm rõ hơn vấn đề này ở một mức độ nào đó. Hiện nay, Mỹ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải tại vùng lân cận đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Hoạt động tự do hàng hải chứng tỏ Mỹ cho rằng hành động Trung Quốc mưu đồ hạn chế hàng hải xung quanh đảo nhân tạo là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Mỹ sẽ triển khai các hoạt động tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng biển mà luật quốc tế cho phép. Mặc dù tuyên bố chủ quyền tại biển Đông của Trung Quốc tương đối mơ hồ, nhưng quân đội Trung Quốc lại cảnh cáo máy bay trinh sát của Mỹ khi bay qua biển Đông là đã đi vào “vùng giới nghiêm quân sự”. Dù máy bay trinh sát của Mỹ bay trên vùng trời trong phạm vi ngoài 12 hải lý của đảo đá nơi Trung Quốc không ngừng triển khai các hoạt động bồi lấp biển. Trong luật quốc tế không có khái niệm “vùng giới nghiêm quân sự”.

Tháng 10 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ được cử tới biển Đông không chỉ nằm tại khu vực xunh quanh đảo Đá Su Bi, mà còn thực hiện quyền tự do hàng hải tại khu vực vùng biển bồi lấp giữa Việt Nam và Philippine trên quần đảo Trường Sa (mặc dù quy mô nhỏ hơn Trung Quốc). Mục đích của hành động này là truyền thông điệp rằng đối tượng của hoạt động tự do hàng hải không chỉ có Trung Quốc.

Chính phủ của Obama triển khai hoạt động tự do hàng hải tại khu vực gần đảo nhân tạo của Trung Quốc vừa để ngăn chặn Trung Quốc âm mưu hạn chế hoạt động tự do hàng hải và tự do hàng không hợp pháp tại biển Đông, vừa thể hiện cho các quốc gia liên quan thấy quyết tâm của Mỹ rằng sau này sẽ triển khai các hoạt động nhằm đảo bảo an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thông qua việc chịu nhiều nguy hiểm hơn, chính phủ Mỹ đang áp dụng các biện pháp cứng rắn để kiềm chế hoạt động của Trung Quốc, bảo vệ các chuẩn mực hành vi của luật quốc tế tại biển Đông. Trước khi triển khai các hoạt động tự do hàng hải tại quần đảo Trường Sa, Mỹ cực kỳ thận trọng tập trung vào vấn đề “quản lý khủng hoảng” để tránh xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc. Do đó, Mỹ luôn để lại ấn tượng cho người khác rằng dường như do lo lắng vấn đề biển Đông sẽ dẫn tới gia tăng căng thẳng mà không dám áp dụng các biện pháp công khai. Nhưng Mỹ có thể sử dụng thường xuyên biện pháp tự do hàng hải và các biện pháp khác, đồng thời tiếp tục xây dựng các biện pháp nhằm phòng chống xảy ra sự cố và cải thiện mối quan hệ tín nhiệm giữa các bên.

3. “Tự do hàng hải” sẽ trở thành “Trạng thái bình thường mới”

Nếu chỉ dựa vào hoạt động “tự do hàng hải” thì không thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục triển khai hoạt động bồi lấp biển tại biển Đông. Hiện nay Mỹ đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, thúc đẩy Trung Quốc thay đổi phương châm đàm phán ngoại giao, mà không phải ép buộc đẩy vấn đề lãnh thổ giữa bản thân và các nước láng giềng theo hướng có lợi cho nước mình.

Trung tuần tháng 11/2015, Mỹ sẽ cử hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 tới vùng trời xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc. Dường như cùng lúc đó, Hải quân Mỹ và Đội phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ thực hiện cuộc diễn tập chung lần đầu tiên tại biển Đông.

Nếu tòa án tối cao Philippine phán quyết Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Philippine không vi phạm hiến pháp, vậy thì Quân đội Mỹ sẽ đóng quân tại 8 căn cứ quân sự trở lên tại Philippines. Trong đó hai căn cứ nằm gần khu vực quần đảo Trường Sa mà đang xảy ra tranh chấp chủ quyền. Nếu không thể đóng quân tại Philippine, vậy Okinawa (Nhật Bản) vẫn là tiền đồn quân sự của Mỹ gần biển Đông nhất.

Hoa Kỹ cũng rất coi trọng biện pháp ngoại giao. Ngày 22/11/2015, Hội nghị Đông Á được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia). Tổng thống Obama và nhiều nguyên thủ các quốc gia tham dự đều bày tỏ quan ngại về hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông. Trước khi tham dự hội nghị, Tổng thống Obama đã có chuyến thăm Philippine, thăm quan Tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Philippines "Gregorio del Pinar". Chiếc tàu này là do sau khi cải tạo từ chiếc tàu bảo vệ bờ biển (chứa được lượng nước là 2700 tấn) của Mỹ tặng cho Philippine. Tổng thống Obama cho biết, chiếc tàu này là tượng trưng cho quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước, ông cho biết sẽ cùng người bạn đồng minh Philippine “tham gia vấn đều đảm bảo an ninh của khu vực này và bảo vệ tự do hàng hải.”

Về hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tại khu vực đảo Đá Su Bi, phản ứng của Trung Quốc tương đối kiềm chế. Dù tàu hải quân của Trung Quốc luôn theo dõi quan sát tàu khu trục USS Lassen được cử đến để triển khai hoạt động tự do hảng hải, nhưng không cản trở hành trình của tàu này. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho rằng hành động này của Mỹ là “uy hiếp chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”, và bày tỏ “sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong tình huống cần thiết”.

Tuy nhiên, do hiện giờ Trung Quốc chưa muốn xảy ra xung đột quân sự với Mỹ, nên sau này có thể cũng sẽ không cản trở hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. “Tự do hàng hải” tại biển Đông có lẽ sẽ trở thành một loại “trạng thái bình thường mới”. Có nguồn tin cho rằng, Mỹ có kế hoạch mỗi quý (ba tháng) sẽ triển khai hoạt động này khoảng 2 lần.

4. Các nước cần triển khai hợp tác, không ngừng ứng phó với các hoạt động của Trung Quốc

Cùng với việc các quốc gia xung quanh tăng cường hợp tác, gia tăng kiềm chế Trung Quốc, các biện pháp kiềm chế của Mỹ đối với các hoạt động đơn phương của Trung Quốc tại biển Đông sẽ càng đạt được hiệu quả lớn hơn. Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng có thể nghiên cứu triển khai hoạt động tự do hàng hải tại phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Nếu vậy thì có lẽ ngoài Mỹ, các quốc gia không có quan hệ trực tiếp tới vấn đề chủ quyền biển đảo tại biển Đông cũng quan ngại về hành động bồi lấp tôn tạo đơn phương của Trung Quốc. Đồng thời, hy vọng với việc bảo vệ tự do hàng hải và đảm bảo an ninh tại biển Đông, Mỹ và các quan chức ngoại giao các nước sẽ gây áp lực cho Trung Quốc, khiến họ tôn trọng cam kết “không quân sự hóa tại biển Đông” của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9/2015.

Về đường lối cứng rắn của Trung Quốc đòi chủ quyền tại các đảo và đá ngầm tại vùng biển này, thông qua con đường ngoại giao để tìm kiếm biện pháp giải quyết sẽ càng có lợi cho tương lai của Trung Quốc. Chiến lược khiến Trung Quốc chấp nhận quan điểm này sẽ không thể thực hiện được một cách dễ dàng và sẽ còn mất rất nhiều thời gian. Với thông điệp rõ ràng nhất quán, Mỹ và các nước đồng minh, các nước hợp tác buộc phảit hông qua sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và áp lực ngoai giao khiến Trung Quốc hiểu được một đạo lý là: chỉ cần thay đổi đường lối cứng rắn, thì có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước xung quanh, thông qua biện pháp hòa bình mà mở rộng mức độ ảnh hưởng.

Người dịch: Phan Diễm Huyền, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: 为了维护南海的和平与安全

http://www.nippon.com/cn/currents/d00212/

 

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn