GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHÍNH PHỦ MỚI CỦA MỸ SẼ HÀNH XỬ THẾ NÀO VỚI NHẬT BẢN VÀ CHÂU Á

Đăng ngày: 27-08-2016, 15:15

Bài viết của tác giả Nakayama Toshihiro đăng trên trang mạng báo mạng nippon.com. Nakayama Toshihiro sinh năm 1967 tại Tokyo. Ông đã tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ của khoa Nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế - Đại học Aoyama Gakuin. Ông chuyên nghiên cứu chính trị và ngoại giao Mỹ cũng như chính trị quốc tế. Ông từng đảm nhiệm chức danh Phó giáo sư Đại học Tsuda, Giáo sư Đại học Aoyama Gakuin và từ tháng 4/2014 ông là Giáo sư  khoa Chính sách tổng hợp Đại học Keio, là nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Nhật Bản.

 

Cộng đồng thế giới đánh giá, cuộc bầu cử sơ bộ trong các Đảng để chọn ra ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã trải qua một “cuộc đại chiến đề cử” trước nay chưa từng có. Bài viết dưới đây của tác giả Nakayama Toshihiro - một chuyên gia nghiên cứu về chính trị Mỹ và quan hệ Nhật – Mỹ sẽ phân tích, giải thích và chia sẻ những quan điểm về Nhật Bản cũng như cách hành xử ngoại giao của ông Donald Trump Đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton Đảng Dân chủ.

Trump và Hillary: Cuộc so tài giữa hai nhân vật “không được hoan nghênh”

Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã được công bố. Tuy nhiên, kết quả này vượt ra ngoài dự đoán của nhiều người, có lẽ cho tới nay vẫn còn không ít người cảm thấy khó tin với kết quả này.

Về phía Đảng Cộng hòa, sau khi trải qua cuộc “hỗn chiến”, việc ông Donald Trump giành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa không có gì bất ngờ. Trong quá trình bầu cử sơ bộ, ông Trump đã phá vỡ những quy định hiện hành và những điều cấm kỵ trong lịch sử, điều này có khả năng đã khiến cho Đảng Cộng hòa hoàn toàn thay đổi.

Về phía Đảng Dân chủ, dù kết quả giống như dự đoán, bà Hillary Clinton dường như đã nắm chắc phần thắng, nhưng trong cuộc bầu cử sơ bộ bà Hillary cũng gặp phải thử thách lớn khi phải đối đầu với ông Bernie Sanders, vì vậy không thể không điều chỉnh lập trường chính sách của mình một cách đáng kể. Về vợ chồng bà Hillary, việc đổi mới chính sách chính trị trung lập có thể coi là thành công lớn nhất của họ, nhưng trong bối cảnh phe cánh tả trong Đảng Dân chủ dần dần chiếm ưu thế, dường như bà Hillary có cảm giác bị trào lưu này bỏ lại. Hiện nay, Đảng Dân chủ mà vợ chồng bà Hillary toan tính muốn giành sự ủng hộ đã sớm không còn là Đảng Dân chủ của những năm 90 thế kỉ trước nữa.

Mỹ “từ chối liên hệ với thế giới”

Đằng sau những ồn ào và bất đồng đã xảy liệu sẽ có ảnh hưởng gì tới mối quan hệ giữa Mỹ và thế giới? Vấn đề càng cụ thể hơn là, Mỹ dự định can dự vào các vấn đề của châu Á như thế nào?

Mỗi nhiệm kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, tại Nhật Bản xuất hiện rất nhiều nhà quan sát chính trị Mỹ ở khắp mọi nơi. Mọi người đều rất hứng thú với vấn đề này. Sau khi những thông tin liên quan được truyền tới Nhật Bản, nó luôn trở thành một đề tài thảo luận của mọi người. Người viết cũng đóng vai trò là một nhà quan sát. Có rất nhiều người cứ bốn năm sẽ lại có một khoảng thời gian cực kỳ bận rộn, không chỉ có những nhà bình luận chính trị Mỹ mà cả giới truyền thông. Từ các bài phỏng vấn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trên các kênh truyền thông quốc tế, chúng ta có thể thấy sự tồn tại của giới truyền thông Nhật Bản rất rõ ràng (hoặc có thể nói rằng họ có số lượng rất lớn). Còn về mức độ quan tâm với cuộc bầu cử Tổng thống năm nay thì các năm trước lại càng không thể so sánh.

Trước đây, Nhật Bản rất quan tâm tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008. Cuộc bầu cử đó dường như đã thể hiện sự thay đổi lớn trong tư tưởng của người Mỹ. Đó chính là người da đen đầu tiên trúng cử Tổng thống Mỹ - ông Barack Obama. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm nay lại khó có thể đem lại ấn tượng như vậy, bởi Mỹ dự định cắt đứt mọi liên hệ với thế giới. Nguyên nhân đó chính là sự tồn tại của ông Trump và sự nổi lên của chủ nghĩa Trump.

 

 

Đối phó thế nào với TPP: Phương pháp ngoại giao đá thử vàng của Hillary

Về bà Hillary cũng không phải là không có lo lắng. Bà Hillary là Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama, người dẫn đầu chỉ đạo chính sách tái cân bằng của Mỹ, điều này đối với người chưa từng có kinh nghiệm ngoại giao, không quan tâm tới chính trị thế giới như ông Trump là không thể đuổi kịp. Nhưng hiện nay Đảng Dân chủ mà bà Hillary đang đối mặt trong khi tham dự vào các vấn đề ngoại giao đã thay đổi một cách tiêu cực. Về vấn đề tự do thương mại, bà Hillary cũng ngày càng giữ thái độ thận trọng. Giống như trong thời kì hoàng kim của Tổng thống Roosevelt trước đây, Eisenhower tiếp cận với Đảng Dân chủ, từ đó mới khiến cho Đảng Cộng hòa thay đổi theo xu hướng bảo thủ như vậy. Đảng Dân chủ hiện nay trong thời kì hoàng kim của phái bảo thủ trở thành lực đối lập tiếp cận với Đảng Cộng hòa, tư tưởng chính trị trung lập của bà Hillary đang gặp phải sự bài xích. Bà Hillary sẽ phải làm thế nào để đối phó với sự ngược dòng này?

Nhưng bà Hillary được cho là người “tinh thông chính trị” hàng đầu của Washington. Sự hiểu biết của bà Hillary về các chính sách hơn hẳn nhiều người, đây là một đánh giá chính xác. Trong thời gian làm Thượng nghĩ sỹ Thượng viện Mỹ, bà Hillary đã từng đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Quốc phòng Mỹ, sau đó lại đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Mỹ. Dựa vào những kinh nghiệm đó, bà Hillary am hiểu rất rõ vài trò của đồng minh Nhật – Mỹ. Mối quan hệ đồng minh này đối với Mỹ là điều không thể thiếu, và là điều bà Hillary có thể nắm chắc. Về chính sách đối với Trung Quốc, mặc dù có thể chịu ảnh hưởng thái độ của phía Trung Quốc, nhưng sợ rằng chính sách của bà Hillary sẽ không có nhiều khác biệt so với đường lối chính sách của ông Obama trong nhiệm kỳ thứ hai.

Do đó, nếu bà Hillary đắc cử, về cơ bản sẽ là tiếp tục thực hiện đường lối trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, còn thay đổi lớn nhất của Đảng Dân chủ sẽ tạo nên ảnh hưởng gì, việc làm rõ câu hỏi này rất quan trọng. Trong thời gian bầu cử sơ bộ, bà Hillary không ủng hộ phương án hiện nay về vấn đề Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng có không ít người cho rằng sau cuộc bầu cử, bà Hillary sẽ quay trở lại với quan điểm vốn có của mình, tiếp tục ủng hộ phương án trên. Nhưng điều này hiện nay vẫn chưa thể xác định. Từ ý nghĩa này có thể nói, lập trường mà ứng cử viên Tổng thống – bà Hillary sử dụng sau này sẽ trở thành một “chiêu đá thử vàng” quan trọng để đánh giá định hướng chính sách đối ngoại của bà Hillary trong tương lai.

Thế giới quan của Trump: Chính trị quốc tế cũng cần “tính toán tới được và mất”?

Câu chuyện về bà Hillary vẫn có thể coi là khá ổn, vấn đề là nằm ở ông Trump. Trước đây ông Trump, người có nhiều ý nghĩ kỳ lạ không chỉ nhiều lần có những phát ngôn không chính xác về các vấn đề chính sách quốc nội, về vấn đề ngoại giao và an ninh, hơn nữa còn có nhiều phát biểu hoang đường và vô lý từ vấn đề vũ trang hạt nhân của Nhật Bản, tới khả năng từ bỏ đồng minh, việc thu thuế với giá trên trời đối với xe Nhật (mặc dù hiện nay rất nhiều xe Nhật đều được lắp ráp chế tạo tại Mỹ)…, trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan tới Nhật Bản. Có thể nói, sau nhiều năm, một lần nữa Nhật Bản lại xuất hiện rất nhiều trong những phát ngôn trong thời gian bầu cử Tổng thống Mỹ. Giống như thực tế mà câu tục ngữ “be careful what you wish for, you just might get it (Khi cầu nguyện phải cẩn thận, bởi nó có khả năng thành hiện thực) phản ánh.

Niềm tin chính sách của ông Trump dường như là một hành lang trống rỗng. Một nhà bình luận đã gọi ông Trump là “ứng cử viên hậu chính sách”. Nếu nói có điểm chung nào, thì đó chính là dùng tư duy về được mất để đánh giá về chính trị quốc tế, đồng thời có những quan điểm không thích hợp về những điều khác với mình hay những sự việc mình không rõ. Bất luận là bảo vệ trật tự quốc tế hay là xây dựng quy phạm quốc tế đều không thể thu hút bất cứ sự hứng thú nào của ông Trump. Nhưng bỏ qua tất cả những điều đơn giản được coi là những ý nghĩ lung tung của ông Trump, một người có tư tưởng vô lý hoang đường này, vậy liệu có thể thực hiện được hay không?

Trong con mắt những nhà chính sách ngoại giao của Washington, những chủ trương của ông Trump căn bản không đáng để quan tâm. Nhưng đối với những người đàn ông da trắng trung niên và người già ở khu vực Đông Tây bị thất nghiệp do công xưởng chuyển sang Mexico, thì chủ trương của ông Trump lại có tính hiện thực. Trong con mắt của họ, những từ “tự do thương mại”, “bảo vệ quy chuẩn quốc tế” nghe giống như những lời lừa gạt. Nhưng trong thế giới quan đó, đối với một cam kết của quốc gia đồng minh thì nó chỉ có nghĩa là “gánh nặng”.

Không tín nhiệm và hỗn loạn: Nếu ông Trump nắm quyền, cũng sẽ tiến hành thử nghiệm với Nhật Bản

Các chuyên gia chính sách của Đảng Cộng hòa đã gửi một lá thư công khai chia sẻ những lo ngại đối với ông Trump. Họ nói rằng nếu ông Trump lên nắm quyền, họ sẽ không tham gia tham mưu hoạch định chính sách. Khoảng 120 người đã ký tên trong bức thư này, còn số người này rút cuộc được tính là nhiều hay ít lại là tùy theo quan điểm của mỗi người. Nhưng điều mà chúng ta có thể không cần nghi ngờ rằng không thể thấy được bất kỳ một gương mặt quen thuộc nào trong số những người bên cạnh ông Trump. Đây là một trong những điểm khác biệt nhất với bà Hillary.

Tới nay chúng ta vẫn chưa biết rõ được “con người thật” của ông Trump. Ông Trump rút cuộc là người thuộc chủ nghĩa dân túy trong không gian chính trị và giải trí đã nhập thành một khối, hay là kẻ mị dân nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng chính trị Mỹ? Cá nhân người viết cho rằng ông Trump là người ở vế sau, bởi vậy, người viết cảm thấy ông Trump không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Nhưng ông Trump có thể đi tới ngày hôm nay đã là một điều không bình thường, không ai biết năm nay sẽ xảy ra những chuyện gì. Nói cách khác, cũng không ai có thể khẳng định rằng ông Trump nhất định sẽ thất bại.

Giả dụ ông Trump đắc cử, vậy phản ứng của Nhật Bản sẽ khiến người ta phải quan ngại, mức độ không tín nhiệm với Mỹ có thể ngày càng tăng cao chưa từng thấy. Với việc lựa chọn chính sách, dù ngoài “duy trì đồng minh Nhật – Mỹ” ra Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác, nhưng nếu ông Trump kiên quyết giữ chủ trương hiện nay, sợ rằng “thuyết đồng minh bền vững” sẽ ngày càng mất dần khả năng thuyết phục.

Điều ngoài dự liệu là ông Trump dường như đang ép chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề này. Nếu vậy, có khả năng phe cánh hữu sẽ bắt đầu thực hiện “đường lối tự phòng vệ”, phe cánh tả sẽ tuyên bố “Nhìn thấy rồi, quả nhiên không nên tin nước Mỹ”, dần dần sẽ từ bỏ thảo luận về vấn đề đồng minh. Đến lúc đó, chúng ta còn có thể tự tin mà nói rằng “Dù như vậy, ngoài Mỹ không còn lựa chọn nào khác” hay không?

Người dịch: Phan Diễm Huyền, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn:

美国新一届政权将如何与日本、亚洲打交道

http://www.nippon.com/cn/currents/d00223/

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn