GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NHẬT – MỸ

Đăng ngày: 8-11-2016, 11:34

Ngày 8/11, sự kiện thu hút được sự chú ý của toàn thế giới là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khóa mới sẽ diễn ra. Hai ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nỗ lực hết sức để giành phần thắng về mình. Trước ngày bầu cử 1 ngày, thời điểm ngày 7/11, điều tra dư luận Mỹ cho thấy tỉ lệ ủng hộ bà Hillary Clinton là 47,2% và ông Donal Trump là 44,3%[1]. Tuy nhiên, đó chỉ là thăm dò dư luận còn thực tế phải chờ kết quả bỏ phiếu. Mới đây, trường hợp của Anh rời bỏ Liên minh châu Âu EU là ví dụ điển hình về kết quả bầu trái ngược với điều tra dư luận trước đó. Thực tế, cho dù bên nào giành thắng lợi thì cuộc bầu cử lần này cũng mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên Tổng thống của nước Mỹ sẽ là một phụ nữ hoặc là một người chưa từng làm công chức.

Truyền thông phương Tây cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 thể hiện sự khác biệt lớn giữa hai ứng cử viên. Bà Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân chủ là một chính trị gia kiểu mẫu còn ông Donal Trump là một doanh nhân đi ngược lại với các nguyên tắc truyền thống của xã hội. Cương lĩnh chính sách ngoại giao của hai ứng viên tổng thống Mỹ không giống nhau.

Bà Hillary Clinton là chính khách theo chủ nghĩa can dự điển hình. Năm xưa bà từng ủng hộ chồng là Tổng thống Bill Clinton can dự vào cuộc chiến tranh trên bán đảo Balkan, ủng hộ Tổng thống  Bush (con) phát động cuộc chiến tranh Iraq. Bà Hillary Clinton cũng ủng hộ chính phủ Mỹ hai lần đưa quân vào đội vào Afghanistan và tham gia vạch kế hoạch cho cuộc cách mạng hoa Nhài lật đổ chế độ Gaddafi của Libya. Khi bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ, chính quyền Obama đưa ra chiến lược “tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương”.

Ông Donal Trump với những phát ngôn gây tranh cãi, tuyên bố về chính sách ngoại giao khiến các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại và thể hiện thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Những vấn đề mà ông Donal Trump chủ trương là không tiếp nhận dân di cư, người tị nạn, phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mexico, không hỗ trợ đồng minh NATO, để các nước đồng minh Mỹ gánh vác trách nhiệm tự vệ,…[2].

Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 có thể tác động như thế nào đến quan hệ song phương Nhật - Mỹ, ông Nakajima Masayo, bình luận viên cao cấp về chính trị của đài NHK World nói như sau.

Ở Mỹ, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng khiến Giấc mơ Mỹ trở nên khó khăn. Người dân ngày càng bi quan về tương lai, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn của Mỹ ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Ví dụ, khu vực phía Nam bang Ohio là một trong những vùng có số nam giới da trắng không có việc làm cao. Những người này cảm thấy tuyệt vọng và bị cuốn hút trước những phát biểu của ông Trump cho rằng cuộc sống của họ khó khăn là do các nước khác, hoặc do điều mà ông gọi là "giới quyền uy" trong đó có bà Clinton và những chính trị gia khác. Chính nỗi thất vọng và bực tức đã khiến nhiều người ủng hộ ông Trump, một người không có kinh nghiệm chính trị kêu gọi Mỹ thực hiện chủ nghĩa cô lập.

Ông Trump đã vượt lên bám sát bà Clinton trong các cuộc thăm dò dư luận sau khi vấn đề hộp thư điện tử của bà Clinton lại nổi lên. Nếu ông Trump chiến thắng, có khả năng ảnh hưởng đối với Nhật Bản sẽ không nhỏ. Ông Trump từng phát biểu rằng hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ thiếu công bằng, và rằng Nhật Bản phải gánh toàn bộ chi phí đồn trú của các lực lượng Mỹ. Vì vậy, việc ông Trump lên nắm quyền có thể sẽ ảnh hưởng đến an ninh Nhật Bản, đặc biệt là khi Nhật Bản phải đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ từ các hoạt động của Trung Quốc trên biển và từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ là một nhân vật mà chính phủ Nhật Bản biết rõ, vì thế có lẽ sẽ không có thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, trước tình hình ngày càng nhiều người ủng hộ chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump, bà Clinton đã thay đổi quan điểm về hiệp định tự do thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Bà nói hiện nay bà phản đối hiệp định này.

Điều này có nghĩa là dù ứng cử viên nào thắng cử đi nữa thì Nhật Bản vẫn phải lo ngại. Một số chuyên gia lạc quan cho rằng dù ai trở thành tổng thống thì về cơ bản chính sách của Mỹ sẽ không thay đổi vì nhiều lý do như sức ép từ phía Quốc hội và các nhóm vận động[3].

Phát biểu trước báo giới ngày 8/11, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng dù ai là Tổng thống Mỹ, đồng minh Nhật - Mỹ vẫn là trụ cột trong ngoại giao của Nhật Bản. Liên kết Nhật - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hợp tác không chỉ vì quan hệ hai nước mà còn vì hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế[4].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]米大統領選挙きょう投票 接戦州で最後の訴え続く

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20161108/k10010759461000.html?utm_int=news_contents_news-main_005

[2]Bầu cử tổng thống Mỹ và ảnh hưởng đối với thế giới

Bản dịch của thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 8/11/2016, tr.1-5

[3]Tin NHK ngày 7/11

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[4]外相 米大統領選に注目 新政権とも緊密に連携

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20161108/k10010759621000.html?utm_int=word_contents_list-items_002&word_result=%E7%B1%B3%E5%A4%A7%E7%B5%B1%E9%A0%98%E9%81%B8

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn