GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TRUNG QUỐC PHẢN ĐỐI NHẬT BẢN ĐỔI TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN Ở ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 11-01-2017, 14:03

Đài Loan là một trong những đối tác tin cậy Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á. Bất chấp những yếu tố lịch sử phức tạp của chủ nghĩa thực dân Nhật ở Đài Loan và việc không có quan hệ ngoại giao, hai bên đã duy trì một mối quan hệ không chính thức mạnh mẽ. Cho đến nay, giống như đa số các nước khác trên thế giới, Nhật Bản có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc và chỉ duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan. Do vậy, cơ quan tương đương với đại sứ quán Nhật Bản tại Đài Bắc không gọi là sứ quán mà là Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản. Tên gọi quá chung chung này vừa được chính quyền Nhật Bản thay đổi lại cho cụ thể hơn.

Ngày 3/1/2017, tại lễ đặt tên mới cho văn phòng đại diện của Nhật ở Đài Loan, trưởng đại diện của Nhật tại Đài Loan, ông Mikio Numata khẳng định “Hiện quan hệ Nhật - Đài đang ở giai đoạn tốt nhất, nhưng chúng ta nên có những bước tiến để phát triển một mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa”. Buổi lễ nhằm đổi tên cơ quan đại diện của Nhật Bản ở Đài Loan thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản - Đài Loan. Tên mới thêm chữ Đài Loan ngang hàng với Nhật, vì nó có thêm danh từ “Đài Loan” nên đã khiến Trung Quốc ra sức phản đối.

Văn phòng liên lạc của Nhật với Đài Loan trước đây chỉ có tên là Hiệp hội giao lưu Nhật Bản từ khi thành lập vào năm 1970. Kể từ đó, Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh mối quan hệ và hiện nay Tokyo là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đài Loan (sau Trung Quốc và Mỹ) và là nước có số du khách đến thăm Đài Loan nhiều  thứ hai. Nhật Bản và Đài Loan có các mối quan hệ sâu rộng và cùng có chung quan ngại về một Trung Quốc ngày càng cửng rắn.

Ngay trong ngày đặt tên mới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng đã lặp lại quan điểm trước đó rằng: Nhật Bản không nên gửi những thông tin sai lệch tới nhà chức trách Đài Loan hoặc tới cộng đồng quốc tế và càng không nên gây thêm cản trở cho mối quan hệ Trung - Nhật. Đáp lại, trưởng đại diện của Nhật tại Đài Loan nói việc thay đổi tên văn phòng chỉ nhằm nêu rõ hai bên đối tác trao đổi mà thôi[1].

Trước đó, trên trang web của hiệp hội ngày 28/12 đã có một thông báo, theo đó đầu năm 2017 cơ quan đại diện sẽ được đổi tên. Ngày 29/12/2016, Chính quyền Đài Bắc đã lên tiếng hoan nghênh việc Tokyo dùng từ “Đài Loan” trong tên gọi mới của cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản tại vùng lãnh thổ này. Trong cuộc họp báo thường kỳ, bà Vương Bội Linh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đài Loan, cho rằng việc Tokyo đổi tên gọi của cơ quan đại diện Nhật Bản cho thấy đầy đủ hơn tính chất công việc của định chế này tại Đài Loan và chính quyền Đài Bắc vẫn sẽ tăng cường giao lưu giữa Nhật Bản và Đài Loan[2].

Báo Đài Loan “The China Post” cũng cho biết tên gọi cũ đầy tính mơ hồ, không phản ánh quan hệ thực sự của một cơ quan đại diện không chính thức. Việc Tokyo đổi tên cơ quan đại diện được nhìn nhận như là một hành động trả đũa các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài Loan nhiều hơn về ngoại giao, đồng thời lôi kéo thêm một số nước trong 20 quốc gia nhỏ còn duy trì quan hệ chính thức với Đài Bắc.

Stratfor, trang mạng phân tích thông tin tư nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ, ngày 28/12/2016, có bài nhận xét: Trong bối cảnh ngày càng bất trắc này, cùng với Philippines, “Đài Loan trở thành trung tâm trong chiến lược an ninh khu vực của Nhật Bản”. Chiến lược hợp tác an ninh - quân sự của Nhật Bản với Đài Loan và một số quốc gia khác như Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, và Singapore, cho phép ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Điều này cũng cần thiết để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, bảo vệ nền độc lập trên thực tế của Đài Loan trước áp lực của Trung Quốc[3].

Về phía Trung Quốc, trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: Trung Quốc kiên định giữ vững lập trường về Đài Loan và phản đối tất cả những nỗ lực nhằm tạo ra “Một Trung Quốc, Một Đài Loan” hay “Hai Trung Quốc”. Bà Hoa nói thêm: “Về động thái tiêu cực của Nhật Bản đối với vấn đề Đài Loan, chúng tôi vô cùng không hài lòng”.

Trung Quốc còn đưa ra lời kêu gọi Nhật Bản tuân theo nguyên tắc “một Trung Quốc”, đưa ra các hành động đúng trong quan hệ với Đài Loan và kiềm chế không gửi những thông tin sai tới chính quyền Đài Loan cũng như cộng đồng quốc tế hoặc gây ra sự gián đoạn mới trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản[3].

Trong bối cảnh cục diện địa chính trị Đông Á đối diện với những diễn biến khó đoán định trong năm 2017 và trước việc tân tổng thống Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu cho quyền lợi của nước Mỹ, giảm bớt sự ủng hộ dành cho các đồng minh Đông Á, thì tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản đã trở thành một nhu cầu chiến lược của hai quốc gia láng giềng, để sẵn sàng kháng cự trước các tham vọng và thậm chí hành động cứng rắn của Bắc Kinh, khi mà nước này ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự tại vùng Biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Đông dẫn đến sự đảo lộn thế cân bằng chiến lược chính trị và quân sự hiện nay.

Việc nâng cấp quan hệ giữa hai bên thông qua việc Tokyo đổi tên cơ quan đại diện không chính thức tại Đài Loan là một việc làm cần thiết. Đây là một bước đi cho thấy, Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công nhận Đài Loan và phần nào thể hiện thiện chí giao lưu, hợp tác của Nhật Bản với Đài Loan nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Japan representative to Taiwan says bilateral ties at their best

https://www.japantoday.com/category/politics/view/japan-representative-to-taiwan-says-bilateral-ties-at-their-best

[2] Nhật Bản thân thiện hơn với Đài Loan, Trung Quốc phản đối

http://vi.rfi.fr/chau-a/20161229-nhat-ban-than-thien-hon-voi-dai-loan-trung-quoc-phan-doi

[3] Nhật Bản – Đài Loan đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc

Bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 05/01/2017, tr.10.

[4] China upset at name change of de facto Japan embassy in Taiwan

https://www.japantoday.com/category/politics/view/china-upset-at-name-change-of-de-facto-japan-embassy-in-taiwan

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn