GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT HOÀNG AKIHITO VÀ HOÀNG HẬU SẼ SANG THĂM VIỆT NAM

Đăng ngày: 28-01-2017, 01:13

Theo kế hoạch, trong khoảng thời gian 1 tuần, từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ đến thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Nhật hoàng tới Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao vốn đang rất tốt đẹp giữa hai nước. Sau khi thăm Việt Nam, Nhật hoàng sẽ dừng chân tại Thái Lan để viếng quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã mất vào ngày 13 tháng 10 năm 2016. Thực tế, nếu để viếng quốc vương Thái Lan mà phải tách thành một chuyến đi nước ngoài thì khó thực hiện được nên Nhật Bản quyết định ghép cuộc viếng này sau chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng. Dự kiến, Nhật hoàng sẽ đến Hà Nội có cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sau đó tới Huế tham dự các sự kiện văn hóa truyền thống[1].

Trước đó, tháng 9 năm 2016, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phát biểu hoan nghênh sự kiện này "Việt Nam sẽ cùng Nhật Bản phối hợp chuẩn bị chu đáo để chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Việt Nam thành công tốt đẹp, qua đó góp phần tăng cường quan hệ hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới"[2].

Nhật hoàng Akihito sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933, lên ngôi vào ngày 7 tháng giêng năm 1989 và trở thành vị vua thứ 125 của Nhật Bản. Năm 1959, Nhật hoàng kết hôn với bà Shoda Michiko (Hoàng hậu hiện nay) là con của nguyên chủ tịch hãng bột mỳ lớn thời bấy giờ. Tại xứ sở Hoa anh đào, Nhật hoàng là biểu tượng quốc gia và tính thống nhất dân tộc. Nhật hoàng không có thẩm quyền đối với chính phủ, chỉ đảm nhiệm những hoạt động nhà nước do Hiến pháp qui định. Nhật hoàng cũng đảm nhiệm những hoạt động nhân danh nhân dân như ban hành các đạo luật và hiệp ước, triệu tập quốc hội, trao các tước hiệu danh dự, nhưng đều theo kiến nghị và được nội các thông qua[3].

Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm Nhật hoàng chỉ thực hiện một chuyến công du nước ngoài. Trước năm 2012, tần suất công du của Nhật hoàng ít hơn, khoảng 2 năm 1 lần (Xem bảng thống kê). Trong 10 năm qua, Việt Nam và Philippines là hai nước Đông Nam Á mà Nhật hoàng ghé thăm. Từ thời điểm Thủ tướng Abe trở lại cầm quyền lần thứ hai, các nước mà Nhật hoàng ghé thăm chỉ có Bỉ là thuộc châu Âu, còn Ấn Độ, Cộng hòa Palau, Philippines, Việt Nam và Thái Lan là những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong đó, Palau là đảo quốc nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Philippines khoảng 800km về phía Đông, bao gồm 345 đảo, tổng diện tích 508km2, có mối liên hệ chặt chẽ với Mỹ và chính thức trở thành một quốc gia được Liên hiệp quốc công nhận vào năm 1994. Việc Nhật hoàng lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam, quốc gia không có chế độ quân chủ với chức vị Vua hoặc Nữ hoàng, là sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý ở cả trong và ngoài Nhật Bản.

Những chuyến công du nước ngoài của Nhật hoàng Akihito từ khi lên ngôi[4]

NHẬT HOÀNG AKIHITO VÀ HOÀNG HẬU SẼ SANG THĂM VIỆT NAM

NHẬT HOÀNG AKIHITO VÀ HOÀNG HẬU SẼ SANG THĂM VIỆT NAM

Ngoài ra, sự kiện Nhật hoàng sang thăm Việt Nam càng có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản đang rất tốt đẹp, đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe trở lại cầm quyền lần thứ 2 từ cuối năm 2012 đến nay. Sau khi trở lại làm Thủ tướng lần thứ hai, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Shinzo Abe là tới Việt Nam năm 2013. Từ đó đến nay, năm nào cũng có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước. Năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội kiến với Nhật hoàng Akihito và gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm, hai bên quyết định nâng cấp Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á. Năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 tại Tokyo. Cũng trong năm này Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm chính thức Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Abe. Năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ với Thủ tướng Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp G7 ở Tokyo. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, và cũng là lần đầu tiên ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản trên cương vị thủ tướng.

Năm 2017 này, Việt Nam là một trong những nước Thủ tướng Abe đến thăm trong dịp đầu năm mới. Trong 2 ngày 16, 17 tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Abe đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và tham dự Hội nghị tọa đàm doanh nghiệp hai nước. Trong bối cảnh mới đầy biến động của khu vực, với nhu cầu hợp tác và phát triển, sau cuộc viếng thăm của Thủ tướng Shinzo Abe, chuyến công du tới đây của Nhật hoàng sẽ có vai trò quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy hơn nữa mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa hai nước.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]両陛下のベトナム訪問決定=2月末から1週間、タイ弔問も

http://www.nippon.com/ja/behind/l10110/

[2]Nhật hoàng lên kế hoạch thăm Việt Nam

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhat-hoang-len-ke-hoach-tham-viet-nam-3468300.html

[3]Nhật Bản ngày nay, Hiệp hội quốc tế về Thông tin Giáo dục, 1993, tr.15-16

[4]天皇皇后両陛下のご日程

http://www.kunaicho.go.jp/page/gonittei/top/1#GAIKOKU


Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn