GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN SAU KHI BẮC TRIỀU TIÊN PHÓNG TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO ĐẦU TIÊN TRONG NĂM 2017

Đăng ngày: 15-02-2017, 08:10

Sáng 12/2, Bắc Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa đạn đạo. Đây là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên mà chính quyền của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong – un tiến hành trong năm 2017.

Truyền thông Bắc Triều Tiên cho biết, ông Kim Jong – un cũng có mặt tại địa điểm phóng tên lửa để quan sát quá trình phóng và bày tỏ sự hài lòng về việc Bắc Triều Tiên đã nâng cao được khả năng tấn công chiến lược. Hãng Thông tấn Trung ương Bắc Triều Tiên (KCNA) đưa tin: chính nhà lãnh đạo Kim Jong – un đã ra lệnh phóng tên lửa “Kukguksong-2”, vốn được Bình Nhưỡng coi là “hệ thống vũ khí chiến lược kiểu mới của Bắc Triều Tiên”. Tên lửa “Kukguksong-2” được cho là đã bay khoảng 500 km trước khi rơi xuống hải phận quốc tế.

Sau khi vụ phóng tên lửa diễn ra, Hàn Quốc đã lên án vụ phóng tên lửa nói trên của Bắc Triều Tiên, cho rằng nó đã vi phạm một loạt nghị quyết của Liên hợp quốc. Theo nhận định của Chính quyền Seoul, Bình Nhưỡng làm như vậy để gây căng thẳng xung quanh chương trình vũ khí của mình, coi đó là “đòn bẩy” trong quá trình đàm phán với chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có đoạn: “Chúng tôi cho rằng đây là một nỗ lực của Bắc Triều Tiên nhằm thu hút sự chú ý bằng cách chứng tỏ khả năng tên lửa và hạt nhân, cũng như nhằm chống lại đường lối ngoại giao cứng rắn của chính quyền Trump đối với Bắc Triều Tiên”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng tố cáo đây là một hành động “khiêu khích vũ trang để trắc nghiệm phản ứng của tân Chính quyền Mỹ . Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã khẩn cấp triệu tập một cuộc họp an ninh để xem xét cách thức phản ứng.

Vụ phóng tên lửa diễn ra khi tân Tổng thống Mỹ đang tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ngày 10/2, Tổng thống Donald Trump cũng đã tuyên bố rằng việc chống lại các mối đe dọa về tên lửa và hạt nhân từ Bắc Triều Tiên là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ. Ông Trump tuyên bố: “Tôi chỉ muốn tất cả mọi người hiểu rõ rằng nước Mỹ luôn 100% sát cánh và ủng hộ Nhật Bản, đồng minh lớn của Mỹ”.

Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa là điều tuyệt đối không thể chấp nhân được. Ông Abe nói rằng; Bắc Triều Tiên phải tuân thủ đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại Tokyo, phát ngôn viên Chính phủ Nhât Bản Yoshihide Suga đã lên án hành động của  Bình Nhưỡng “rõ ràng nhằm khiêu khích Nhật Bản và khu vực”[1].

Ngày 12/2, các đảng cầm quyền và các đảng đối lập ở Nhật Bản cũng đã lên án hành động của Bắc Triều Tiên. Cụ thể, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã nhất trí kêu gọi chính phủ cần có các biện pháp cứng rắn trước những hành động bất chấp luật pháp của Bình Nhưỡng, trong đó phải có các lệnh trừng phạt mới. Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm phụ trách các vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên thuộc LDP cho biết: “Điều quan trọng là phải có sự phối hợp với cộng đồng quốc tế, không chỉ với Mỹ và Hàn Quốc mà phải còn cả với Trung Quốc và Nga - những nước có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Triều Tiên”. Trong khi đó, ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng Komeito, đối tác liên minh của LDP, phát biểu với phóng viên tại thành phố Oita rằng vụ phóng tên lửa trên là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ngoài ra, Tổng Thư ký Yoshihiko Noda của đảng Dân tiến đối lập cũng  bày tỏ tại thành phố Chiba rằng không hài lòng và kịch liệt phản đối hành động của Bình Nhưỡng. Về phần mình, ông Kazuo Shii, lãnh đạo đảng Cộng sản Nhật Bản cũng cho biết trong một tuyên bố rằng: “chúng tôi đưa ra cảnh báo rằng mọi hành động khiêu khích quân sự đều tước bỏ đi con đường hướng tới tương lai của Bắc Triều Tiên[2].

Trước vụ phóng tên lửa đạn đạo vô cùng nguy hiểm, làm mất an toàn an ninh hàng không và hàng hải, đồng thời vi phạm rõ ràng đến nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, cùng ngày 12/2, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trên cả phương diện song phương lẫn đa phương với Mỹ và Liên hợp quốc trong việc xử lý vụ phóng thử tên lửa đạn đạo nói trên. Trong cuộc điện đàm ngay sau khi có thông tin về vụ phóng thử tên lửa, Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kenji Kanasugi và Đại diện đặc biệt của Hàn Quốc phụ trách vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Kim Hong Kyun đã nhất trí hối thúc Bắc Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng kiềm chế không tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Một quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) cho biết: Không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn rằng động thái trên của Bắc Triều Tiên là hành động cố tình khiêu khích nhằm vào cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một quan chức cấp cao khác thuộc SDF thì cho rằng: có khả năng Bắc Triều Tiên muốn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và tránh bị bỏ quên trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ[3].

Ngày 13/2, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc gây sức ép đối với Bắc Triều Tiên để Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân. Ông Suga nói: Trong việc đối phó với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có vai trò vô cùng quan trọng, ông nhấn mạnh việc Trung Quốc chiếm khoảng 90% kim ngạch thương mại quốc tế của Bắc Triều Tiên và là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc​. Ông Suga tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị Trung Quốc xử lý vấn đề mang tính xây dựng với tư cách là một ủy viên có trách nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”[4].

Vụ phóng tên lửa lần này của Bắc Triều Tiên là minh chứng cho khả năng cũng như mức độ đảm bảo an ninh của một hệ thống phóng tên lửa di động mới, của việc sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường cũng như điều khiển tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, hành động phóng tên lửa của Bình Nhưỡng không chỉ vi phạm rõ ràng và trắng trợn các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực. Để tránh gây leo thang căng thẳng trong cộng đồng quốc tế, điều quan trọng đầu tiên là về phía Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng cần phải có những kiềm chế về hành động. Bên cạnh đó, về phía các nước lớn Nhật, Mỹ, Hàn thì  cần có những chính sách cụ thể nhằm giải quyết vấn đề một cách hòa bình, tránh nguy cơ xung đột vu trang.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Triều Tiên muốn thử phản ứng của tân Tổng thống Mỹ ?

Bản dịch Thông tấn xã Việt Nam, Tin Tham khảo thế giới, ngày 14/02/2017, tr 3;4.

[2] Japan ruling, opposition parties condemn N Korean missile launch

https://www.japantoday.com/category/politics/view/japan-ruling-opposition-parties-condemn-n-korean-missile-launch

[3] Japan, S Korea to closely coordinate over N Korea

https://www.japantoday.com/category/politics/view/japan-s-korea-to-closely-coordinate-over-n-korea

[4] Japan to ask China to exert pressure on N Korea

https://www.japantoday.com/category/politics/view/japan-to-ask-china-to-exert-pressure-on-n-korea

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn