GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA NGOẠI TRƯỞNG MỸ REX TILLERSON

Đăng ngày: 20-03-2017, 15:52

Ngày 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Nhật Bản hội đàm với Ngoại trưởng Fumio Kishida  và Thủ tướng Shinzo Abe. Đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm tới ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, và cũng là chuyến công du đầu tiên tới châu Á với tư cách là ngoại trưởng Mỹ của ông Tillerson. Chuyến thăm Nhật Bản của ông Tillerson diễn ra trong bối cảnh Nhật-Mỹ đang khởi đầu cho mối quan hệ đồng minh mới dưới thời Tổng thống Donal Trump và Triều Tiên tiếp tục có những hành động khiêu khích gây bất ổn an ninh ổn định của khu vực. Bên cạnh đó là việc Trung Quốc lên án mạnh mẽ việc Mỹ-Hàn quyết tâm triển khai hệ thống tên lửa phòng phủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Chủ đề quan trọng trong chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Rex Tillerson là mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên. Đầu tháng 3 vừa qua, Triều Tiên đã bắn 4 quả tên lửa về phía vùng biển Nhật Bản. Bộ phòng vệ Nhật Bản cho rằng trong đó 1 quả rơi xuống vùng biển cách phía Tây-Bắc Nhật Bản khoảng 200km. Đây là vị trí gần nhất trong số những quả tên lửa Triều Tiên đã bắn trước đây. Hơn nữa, Triều Tiên còn nói rằng đó là luyện tập cho quân đội có nhiệm vụ tấn công quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lãnh thổ Nhật Bản nằm trong tầm tấn công của Triều Tiên. Chính phủ Nhật Bản cho rằng việc xác nhận quân đội Mỹ trú tại Nhật Bản làm mục tiêu của Triều Tiên là bước đe dọa mới đối với Nhật Bản.

Trong các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Fumio Kishida và Thủ tướng Shinzo Abe, ông Tillerson nói rằng mối đe dọa từ Triều Tiên đang gia tăng, chính sách của Mỹ trong 20 năm qua đã thất bại để cho Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, cần phải có một cách tiếp cận khác với Triều Tiên[1]. Chính sách “nhẫn nại chiến lược” là chờ đợi và chuẩn bị cho sự sụp đổ sau này của chính quyền Triều Tiên. Dù Mỹ tìm kiếm cơ hội đối thoại với Triều Tiên nhưng sẽ không đàm phán trong tình hình nước này vẫn có hành động phá hoại hòa bình, bất chấp cộng đồng quốc tế.

Trong chính phủ Mỹ hiện nay, ngoài việc thảo luận về các đường lối cứng rắn bao gồm cả các phương án quân sự, có cả những ý kiến yêu cầu xem Triều Tiên là quốc gia ủng hộ khủng bố sau vụ sát hại Kim Jong Nam. Ông Tilerson muốn nghe ý kiến của Nhật Bản về thúc đẩy xem xét lại chính sách với Triều Tiên.

Thủ tướng Abe cho rằng để đối phó với Triều Tiên, việc duy trì sức mạnh kiểm soát là không thể thiếu, đồng thời nhất trí về tầm quan trọng của mục tiêu chiến lược chung và hai nước cần có bàn bạc trước. Ông cũng nhắc lại lời của tổng thống Trump rằng Mỹ sẽ sát cánh với Nhật Bản 100%. Trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp có hành động khiêu khích, môi trường an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương bất ổn, chuyến thăm của ngoại trưởng Tillerson lần này thật đúng lúc[2].

Báo Yomiuri Nhật Bản nhận định chính quyền tổng thống Donal Trump đưa ra nhiều biện pháp trên bàn thảo luận, không loại trừ biện pháp quân sự. Phải tăng cường sức ép từ nhiều phía đối với chính quyền Triều Tiên. Việc Mỹ xác định Triều Tiên là quốc gia ủng hộ khủng bố là một biện pháp mạnh. Đối với Trung Quốc đã tuyên bố cấm mua bán than với Triều Tiên, việc thực hiện lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn nữa là rất quan trọng[3].

Nhận định về chuyến thăm Nhật-Hàn-Trung của Ngoại trưởng Tillerson, chuyên gia Matsuda Tsuyoshi của đài NHK cho rằng để lập mạng lưới quốc tế bao vây Triều Tiên, chỉ liên kết Nhật-Mỹ, Nhật-Mỹ-Hàn là chưa đủ. Hợp tác với Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên là cần thiết. Nhưng, xung quanh việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, Trung Quốc vô cùng bất mãn với Mỹ-Hàn, xung đột lợi ích giữa các quốc gia liên quan. Các nước liên quan phải vượt qua sự khác biệt trong lập trường, liên kết để đối phó với Triều Tiên. Chuyến thăm Nhật-Trung-Hàn của ông Tillerson là cơ hội đối với các quốc gia[4].

Về vấn đề phụ nữ mua vui giữa hai nước Nhật Bản-Hàn Quốc, ông Tillerson bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận chung mà hai nước đã đạt được. Ông xem việc thực hiện thỏa thuận về phụ nữ mua vui là nền tảng hợp tác Nhật-Hàn, Nhật-Mỹ-Hàn và kỳ vọng vào nỗ lực giải quyết vấn đề của 2 nước. Ông Fumio Kishida cũng khẳng định kiên trì yêu cầu thực hiện thỏa thuận với chính quyền Hàn Quốc mới sẽ được bầu ra vào tháng 5 tới đây. Có lẽ việc trước mắt là tìm cách dỡ bỏ tượng phụ nữ mua vui ở Seoul và Busan.

Liên quan đến những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển, hai bên thể hiện lo lắng trước việc Trung Quốc gia tăng hành động cứng rắn trên biển Đông và Hoa Đông, đồng thời khẳng định sự can dự mạnh mẽ của Mỹ cũng như tăng cường liên kết với các nước Đông Nam Á như Philippinnes, Việt Nam hay với Ấn Độ và Australia là rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực[5]. Hai bên đang thu xếp lịch trình để sớm tổ chức hội nghị lãnh đạo Ngoại giao-Quốc phòng (2+2), đồng thời nhất trí thúc đẩy kế hoạch di dời căn cứ quân sự Futenma ở Okinawa.

Chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Tillerson nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chống lại mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Điều này cũng thể hiện chính sách “nước Mỹ là trên hết” của tân Tổng thống Donal Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút lui khỏi khu vực châu Á Thái Bình Dương đầy biến động.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]米国務長官 “北朝鮮の脅威増す これまでの政策は失敗”

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170316/k10010913731000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_014

[2]首相 米国務長官 ”対北朝鮮で戦略目標共有重要”

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170316/k10010913881000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_009

[3]米国務長官来日 対「北」共同対処を強化したい

http://www.yomiuri.co.jp/editorial/20170316-OYT1T50184.htm

[4]米国務長官来日 北朝鮮政策は

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/300/265327.html

[5]首相 米国務長官 ”対北朝鮮で戦略目標共有重要”

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170316/k10010913881000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_009

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn