GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHUYẾN CÔNG DU CHÂU ÂU CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN SHINZO ABE

Đăng ngày: 26-03-2017, 00:20

Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện công du 4 ngày tới Pháp, Đức, Italy và trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) từ ngày 19 đến 22/3 để thảo luận các vấn đề an ninh, thương mại cũng như những căng thẳng khu vực liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Một trong những mục tiêu chính của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh xu hướng bảo hộ đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới. Sau Đức, ông đến Paris gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande, hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch EU Donald Tusk ở Brussels (Bỉ). Thủ tướng Nhật quay trở về Tokyo ngày 22/3 sau cuộc gặp với Thủ tướng Italy Paolp Gentiloni.

Tại Đức, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Angela Merkel đã cùng lên tiếng ủng hộ vấn đề tự do thương mại. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong việc ủng hộ chính sách mở cửa cùng với Đức. Ông nhấn mạnh, thông qua kết nối, kinh tế các nước sẽ được tăng trưởng. Ông Abe cũng bày tỏ hy vọng sớm đạt được thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Nhật Bản. Về phần mình, nhà lãnh đạo Đức khẳng định lập trường của nước này mong muốn thị trường mở cửa, tự do. Bà Merkel tuyên bố, Đức mong muốn xã hội trên toàn thế giới cùng kết nối và hợp tác với nhau theo cách công bằng, tự do. Theo bà Merkel đó chính là bản chất của thương mại tự do. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến chính sách theo đuổi bảo hộ mậu dịch của Mỹ, song bà Merkel cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đang đàm phán để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do giữa hai bên trong năm 2017. Đồng thời Thủ tướng Đức cũng bày tỏ sự lạc quan về triển vọng hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại[1].

Tại Paris ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Francois Hollande rằng; “Ông Francois và tôi nhất trí về tầm quan trọng của việc đảm bảo một trật tự hàng hải tự do, cởi mở ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp tục ủng hộ sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực”. Dường như thông điệp này được đưa ra là nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời gây quan ngại cho Nhật Bản và các nước phương Tây khi gia tăng hiện diện quân sự tại vùng biển này. Mới đây, Nhật Bản đã có kế hoạch đưa tàu chiến lớn nhất thực hiện một chuyến đi kéo dài 3 tháng trên Biển Đông, bắt đầu từ tháng 5. Đây sẽ là lần thể hiện sức mạnh hải quân lớn nhất của Nhật Bản từ sau Thế Chiến II. Tuy nhiên ngay sau đó, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ phản ứng cứng rắn nếu Nhật Bản tạo ra rắc rối ở Biển Đông. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận hải quân độc lập liên quan tới lực lượng quân sự cũng như trang thiết bị của Nhật, Pháp, Anh và Mỹ được tiến hành xung quanh đảo Tinian ở phía tây Thái Bình Dương trong tháng 5. Thủ tướng Abe cho biết Nhật và Pháp muốn tiếp tục trở thành “những người bảo vệ cho thương mại tự do”. Từ đó ông cho rằng một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ phát đi thông điệp quan trọng về vấn đề này.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp cũng đưa ra lời khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò gìn giữ hòa bình của Nhật Bản, đồng thời ông Francois Hollande cũng cho biết hai nước sẽ cùng chung tay để nâng cao năng lực hợp tác. Tổng thống Hollande khẳng định Pháp ủng hộ Nhật Bản sau khi Triều Tiên phóng bốn tên lửa đạn đạo vào vùng biển ngoài khơi phía tây bắc của Nhật, đồng thời lên án việc phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, cho rằng Bình Nhưỡng đã vi phạm các cam kết quốc tế[2].

Trong chuyến thăm trụ sở Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết hoàn tất đàm phán thỏa thuận thương mại giữa Nhật Bản và EU sớm nhất. Phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Abe nêu rõ: Chúng tôi sẽ nỗ lực đạt được sự nhất trí trên nguyên tắc về thỏa thuận thương mại Nhật Bản - EU vào thời điểm sớm nhất có thể bởi thỏa thuận này sẽ mang lại cho thế giới một biểu tượng của thương mại tự do. Bên cạnh đó, trong tuyên bố, ông Abe nói thêm rằng: trước thực trạng xu hướng bảo hộ đang gây nên những lo ngại, điều quan trọng là Nhật Bản và EU cần hợp tác với Mỹ để tạo ra một hình mẫu thương mại tự do[3].

Italy là chặng dừng chân cuối cùng của Thủ tướng Abe trong chuyến công du bốn ngày đến châu Âu. Ngày 21/3, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Italy Paolo Gentiloni, lãnh đạo hai nước cho rằng lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nên gửi đi một thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống bảo hộ thương mại tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Sicily, Italy vào tháng 5 tới. Cũng trong cuộc gặp, hai bên cho rằng Nhật Bản và các nước châu Âu cần giữ vững ngọn cờ tự do thương mại khi cộng tác với Mỹ. Hai bên cũng khẳng định mong muốn các cuộc đàm phán thương mại tự do đang diễn ra giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu sẽ sớm mang lại một hiệp định mở rộng[4].

Chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Shinzo Abe được xem là nhằm thúc đẩy thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu, trong bối cảnh xu hướng bảo hộ đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới và đặc biệt là tại Mỹ, một đồng minh truyền thống của Nhật Bản với những thay đổi lớn về lập trường trong các chính sách về kinh tế và đối ngoại. Việc Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mất đi một số đòn bẩy kinh tế, đặc biệt là tự do hóa kinh tế, mục tiêu thứ ba của chương trình cải cách Abenomics. Chính vì thế, việc thúc đẩy các thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể nói là một trong những mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Abe begins 4-day European trip for security, trade talks

https://www.japantoday.com/category/politics/view/abe-begins-4-day-european-trip-for-security-trade-talks

[2] France, Japan back free navigation in Asia-Pacific, Abe says

https://www.japantoday.com/category/politics/view/france-japan-back-free-navigation-in-asia-pacific-abe-says

[3] Abe pushes EU trade deal

https://www.japantoday.com/category/politics/view/abe-pushes-eu-trade-deal

[4] Nhật-Italy muốn đẩy mạnh chống bảo hộ thương mại tại Hội nghị G7

http://www.baomoi.com/nhat-italy-muon-day-manh-chong-bao-ho-thuong-mai-tai-hoi-nghi-g7/c/21828691.epi

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn