GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN KHÔNG THAM GIA ĐÀM PHÁN VỀ LỆNH CẤM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Đăng ngày: 7-04-2017, 08:51

Từ ngày 27 đến 31 tháng 3 năm 2017, hơn 100 nước đã tiến hành thảo luận đầu tiên tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York nhằm tiến tới đạt được lệnh cấm vũ khí hạt nhân có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Đại sứ Costa Rica Elayne Whyte Gomez, chủ trì đàm phán lần này, cho biết các đại biểu đã thảo luận mang tính xây dựng về quy mô, khuôn khổ pháp lý và các biện pháp cấm vũ khí hạt nhân. Sau khi đàm phán này kết thúc, vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 6 và kéo dài 3 tuần. Nước chủ tọa Costa Rica sẽ tổng hợp dự thảo hiệp ước trước khi diễn ra vòng đàm phán tiếp theo, và đặt mục tiêu thông qua hiệp ước trong năm 2017.

Cuộc đàm phán này tiến hành theo một nghị quyết được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 2016. Khi đó, 123 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã tuyên bố sẽ nỗ lực cho ra đời một lệnh cấm vũ khí hạt nhân vì cho rằng nguy cơ xảy ra thảm họa nguyên tử đang ngày càng tăng bởi những căng thẳng do chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này gồm Áo, Ireland, Mexico, Braxin, Nam Phi, Thụy Điển và được sự ủng hộ của hàng trăm tổ chức phi lợi nhuận. Mỹ không tham gia đàm phán và công khai phản đối vì cho rằng thế giới hiện nay đang đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley cho rằng liệu có thể tin được Triều Tiên sẽ đồng ý với lệnh cấm vũ khí hạt nhân?[1]. Cùng với Mỹ và các nước sở hữu vũ khí hạt nhân khác, Nhật Bản đã bỏ phiếu phản đối nghị quyết này, còn Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan bỏ phiếu trắng.

Liên hợp quốc muốn Nhật Bản tham gia đàm phán về lệnh cấm này với tư cách là nước duy nhất từng hứng chịu bom nguyên tử. Tuy nhiên, Nhật Bản quyết định không tham gia đàm phán, viện lẽ giải trừ hạt nhân phải được tiến hành theo từng giai đoạn với sự tham gia của các cường quốc hạt nhân. Nhật Bản cũng cho rằng đàm phán này không gắn với việc hiện thực hóa giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Nhưng không phải vì không tham gia mà Nhật Bản với tư cách là nước duy nhất gánh chịu thảm họa hạt nhân từ bỏ nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản giữ lập trường rằng việc giải trừ hạt nhân cần được thực hiện theo từng giai đoạn với sự hợp tác của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân và các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Fumio Kishida nói rằng “ông tin tưởng rằng việc những nước có và không sở hữu vũ khí hạt nhân cùng tham gia đàm phán, nỗ lực một cách bền bỉ để triển khai vào thực tế là con đường ngắn nhất hướng đến thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Ông nhấn mạnh Nhật Bản là nước duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử và định hướng loại bỏ vũ khí hạt nhân là không thay đổi[2].

Phe ủng hộ xây dựng hiệp ước gồm hơn 100 nước, đi đầu là Australia, Mexico và phe không ủng hộ gồm 40 nước như Mỹ, Anh, Pháp, hay Nhật Bản không có được tiếng nói chung. Phe ủng hộ yêu cầu luật hóa bởi vũ khí hạt nhân là mối đe dọa với toàn nhân loại. Nếu đạt được hiệp ước, chắc chắn sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trong các quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Trước đây, Hiệp ước cấm mìn sát thương đối với con người nhanh chóng hình thành sau khi được đa số quyết định.

Phe phản đối cho rằng hội nghị không tính đến môi trường an ninh của các quốc gia nên không có ý nghĩa. Bởi vì, khác với mìn sát thương, vũ khí hạt nhân có sức mạnh quyết định sự tồn vong của quốc gia.

Những nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp, Trung, Nga vắng mặt không tham dự, nếu hiệp ước này được thống nhất, cộng đồng quốc tế sẽ chia rẽ sâu sắc, viễn cảnh một thế giới không có vũ khí hạt nhân ngày càng xa rời. Triều Tiên tiếp tục triển khai hạt nhân khiến nhiều nước đang phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ an ninh quốc gia.

Trang báo mạng Sankei Nhật Bản cho rằng mục tiêu của hiệp ước không hiệu quả bởi thực sự dù có đạt được liệu có thể đảm bảo tất cả các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân. Tiền đề của hiệp ước này là đóng góp cho hòa bình, nhưng thực tế vẫn còn nhiều nguy cơ. Khả năng lớn là không thể loại bỏ mà vẫn tồn tại mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh thế giới. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, trước sự tấn công và đe dọa bằng vũ khí hạt nhân, chỉ có cách chuẩn bị sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả. Nếu hiệp ước vẫn còn bất hợp lý này được hình thành, chiếc ô hạt nhân của Mỹ sẽ trở nên bất an. Hậu quả là chính những người dân có thể là nạn nhân của vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên được xem là nước có tiềm lực hạt nhân, nhiều lần đe dọa tấn công hạt nhân Nhật Bản, nơi có căn cứ quân sự Mỹ. Hiệp ước này không đồng nghĩa với việc loại trừ vũ khí hạt nhân. Từ bỏ vũ khí hạt nhân là nguyện vọng của nhân loại, song hiệp ước cấm có vẻ vội vàng thiếu tính hiệu quả. Nên chú ý thúc đẩy các phương án giải trừ vũ khí hạt nhân bằng các Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) và Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT)[3].

Liên quan đến vấn đề này, tờ Yomiuri viết xuất phát từ quan điểm vũ khí hạt nhân là vô nhân đạo, nhưng thực tế cũng cần chiếc ô hạt nhân của Mỹ để quốc gia phi hạt nhân Nhật Bản có thể đảm bảo phòng vệ trong môi trường an ninh ngày càng gia tăng bất an, nên quan trọng là vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân phải tiến hành từng bước. Đặc biệt không thể thiếu sự tham dự của Mỹ và Nga, hai quốc gia sở hữu 90% vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Môi trường an ninh đang căng thẳng khi Tổng thống Donal Trump và Tổng thống Putin đều bày tỏ ý định tăng cường sức mạnh hạt nhân. Vấn đề ưu tiên là giảm căng thẳng Mỹ-Nga. Thủ tướng Abe có mối quan hệ tốt với ông Trump và ông Putin. Cần chuẩn bị môi trường có thể thảo luận hiệu quả về con đường giải trừ vũ khí hạt nhân[4].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Lệnh cấm vũ khí hạt nhân của LHQ có thành hiện thực

Bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 29-3-2017, tr23

[2]核兵器禁止条約の交渉不参加も 廃絶方針は不変 政府

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170329/k10010928491000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_093

[3]核兵器禁止条約 不参加の意味をよく説け

http://www.sankei.com/column/news/170403/clm1704030002-n1.html

[4]核兵器禁止条約 現実無視の交渉は参加し難い

http://www.yomiuri.co.jp/editorial/20170331-OYT1T50018.html

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn