GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

VỀ VIỆC MỸ TẤN CÔNG SYRIA

Đăng ngày: 14-04-2017, 00:09

Ngày 7 tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công bằng tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân Syria, đúng lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York vừa kết thúc một cuộc họp kín về vấn đề Syria. Hành động này là phản ứng của Mỹ sau vụ tấn công nghi có sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào khu vực do lực lượng phiến quân kiểm soát. Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu khu trục USS Porter và USS Ross ở Biển Đông Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên Mỹ tấn công quân chính phủ Syria kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát tại Syria năm 2011.

Thông báo về vụ tấn công, Tổng thống Trump cho rằng nhà độc tài Bashar al-Assad đã tiến hành vụ tấn công kinh khủng bằng vũ khí hóa học nhằm vào người dân vô tội, dùng chất độc thần kinh chết người. Vụ tấn công lần này là vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ nhằm ngăn chặn và răn đe việc phổ biến và sử dụng loại vũ khí hóa học chết người. Giới chức quốc phòng Mỹ tin rằng trước đó máy bay của Syria từ Shayrat đã dùng vũ khí hóa học tấn công vào thị trấn do phiến quân kiểm soát ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria. Họ nghi ngờ vụ tấn công này có sử dụng chất độc thần kinh chết người như sarin, khiến ít nhất 72 người thiệt mạng.

Ngay sau cuộc tấn công Mỹ nhằm vào Syria, Thủ tướng Shinzo Abe, Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng phòng vệ Inada Tomomi đã tiến hành họp khẩn Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Sau đó, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Abe nói nhiều người dân thường vô tội đã chết vì vũ khí hóa học ở Syria. Những hình ảnh trẻ em chết bi thảm đập vào mắt gây sốc cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng hành động sử dụng vũ khí hóa học là cực kỳ vô nhân đạo, vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật Bản ủng hộ quyết tâm của chính phủ Mỹ tuyệt đối không dung thứ việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông hiểu hành động của chính phủ Mỹ là biện pháp nhằm không cho tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Thủ tướng Abe còn nói rằng ở Đông Á cũng gia tăng mối đe dọa từ các vũ khí có sức hủy diệt lớn. Nhật Bản đánh giá cao sự can dự mạnh mẽ của chính quyền Donal Trump để đảm bảo an ninh và hòa bình của thế giới và các nước đồng minh cũng như duy trì trật tự quốc tế.

Đại diện đảng Dân chủ Tự do Shinomura Hakubun cho rằng thủ tướng Abe có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau với Tổng thống Trump và đã có bình luận ủng hộ Mỹ, đương nhiên đảng Dân chủ Tự do ủng hộ động thái của chính phủ. Quan hệ Nga-Mỹ bị ảnh hưởng mạnh, ông muốn chính phủ có cách xử lý chú trọng không làm ảnh hưởng xấu quan hệ Nhật-Nga. Đối với Triều Tiên, phải chăng cần có sức mạnh ngăn chặn nhất định.

Đại diện Đảng cộng sản Nhật Bản cho rằng sử dụng vũ khí hóa học là hành vi không thể chấp nhận, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và nhân quyền, nhưng trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chưa ra nghị quyết, Mỹ đã đơn phương tấn công, vi phạm luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Trong tình hình đó, việc Thủ tướng Abe nói “ủng hộ” là một sự kiện gây tác động rất lớn. Tấn công quân sự làm tình hình nội chiến tại Syria xấu hơn, nên nhìn nhận lại thái độ của bản thân Thủ tướng Abe và chính phủ Nhật Bản khi ủng hộ hành động này[1].

Ngày 9/4, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã điện đàm với Tổng thống Donald Trump về vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào Syria. Thủ tướng Abe đánh giá cao Tổng thống Trump đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với các đồng minh của Mỹ cũng như đối với hòa bình và sự an toàn của thế giới và Nhật Bản ủng hộ quyết tâm của Mỹ đóng vai trò ngăn chặn phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học[2].

Đánh giá về việc Mỹ tấn công Syria, trang báo Yomiuri đưa quan điểm của giáo sư Murata Kouji rằng đây là hành động thể hiện sự khác biệt của chính quyền Trump với chính quyền Obama và cũng nhằm cảnh cáo Triều Tiên. Vấn đề Syria là thất bại ngoại giao điển hình của chính quyền Barack Obama khi không thể giải quyết được gì dù nói rằng tình hình đã vượt qua giới hạn đỏ. Vấn đề Triều Tiên ở châu Á cũng là ví dụ cho thấy ngoại giao chính quyền Obama đã không có hiệu quả. Về mặt nội chính Mỹ, hiện nay chính quyền Donal Trump đang nỗ lực xem xét lại hệ thống chăm sóc sức khỏe Obama Care. Trong tình hình đó, hành động tấn công Syria là cơ hội thể hiện sức mạnh lãnh đạo và sự khác biệt của Tổng thống Donal Trump so với người tiền nhiệm. Mặt khác, thể hiện sức mạnh tại Syria là thể hiện thái độ của Mỹ với Triều Tiên trước thềm cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình[3].

Nhận định về sự kiện Mỹ tấn công Syria, ông Nakajima Masayo, bình luận viên cao cấp về chính trị của đài NHK cho rằng, Nga là quốc gia bị sốc trước vụ tấn công của Mỹ. Nga vẫn phủ nhận việc chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học. Nga cũng hy vọng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ vốn đã xấu đi dưới thời chính quyền Obama. Giờ đây, Tổng thống Vladimir Putin sẽ bị đặt vào tình thế khó khăn liên quan đến chính sách của ông đối với Mỹ.

Ngoài ra, cuộc tấn công quân sự này của Mỹ vào Syria diễn ra giữa lúc Tổng thống Donal Trump đang họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trọng tâm lớn nhất của cuộc hội đàm được cho là về Triều Tiên và chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của nước này. Trước chuyến công du của ông Tập, ông Trump đã nói rằng nếu Trung Quốc không sử dụng ảnh hưởng của mình để kiềm chế Bắc Triều Tiên, thì Mỹ sẵn sàng có hành động của riêng mình. Bằng việc phát động tấn công quân sự vào Syria khi chuẩn bị họp thượng đỉnh song phương với Trung Quốc, chính quyền Trump đã thể hiện rằng đối với Triều Tiên, khả năng lựa chọn hành động quân sự là có thể xảy ra. Điều này chắc chắn gây áp lực lớn đối với Chủ tịch Tập Cận Bình[4].

Tuy nhiên, giáo sư Murata Kouji nhận định rằng tấn công bằng tên lửa không thể cải thiện được tình hình Syria. Mỹ có thể thể hiện sức mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng đánh mất phần nào sự hợp tác với Nga, không giải quyết triệt để được vấn đề Syria. Ở khía cạnh này, chính quyền Trump không thoát khỏi cái bẫy mà chính quyền Obama đã rơi vào. Ngoài ra, động thái của Mỹ thể hiện rõ Mỹ sẽ không do dự tấn công Triều Tiên. Thực tế, tình hình Syria và Triều Tiên khác nhau. Khác với Syria, Triều Tiên không có vấn đề nội chiến, Triều Tiên có vị trí địa lý cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc, phản ứng quân sự không thể như ở Syria. Không phải vì có thể tấn công Syria mà có thể đơn giản tấn công Triều Tiên[5].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]安倍首相 米政府の決意を支持

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170407/k10010940571000.html?utm_int=word_contents_list-items_013&word_result=%E7%B1%B3%E8%BB%8D%20%E3%83%9F%E3%82%B5%E3%82%A4%E3%83%AB%E6%94%BB%E6%92%83

[2]電話会談 首相 化学兵器抑止に責任果たす米の決意支持

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170409/k10010942111000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_056

[3]米シリア攻撃、前政権との違い強調…北朝鮮にも“警告”か

http://www.yomiuri.co.jp/fukayomi/ichiran/20170407-OYT8T50005.html?from=yartcl_os1&seq=02#csidx31406e6ab233ebe87d83cdfa06ca436

[4]Tin NHK ngày 7/4

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[5]米シリア攻撃、前政権との違い強調…北朝鮮にも“警告”か

http://www.yomiuri.co.jp/fukayomi/ichiran/20170407-OYT8T50005.html?from=yartcl_os1&seq=02#csidx31406e6ab233ebe87d83cdfa06ca436

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn