GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Đăng ngày: 9-05-2017, 15:33

Hiến pháp Nhật Bản hiện nay ban hành ngày 3/11/1946 và được thi hành 6 tháng sau đó vào ngày 3/5/1947. Đến ngày 3/5/2017 vừa qua là tròn 70 năm bản Hiến pháp Nhật Bản được xây dựng và thực thi. Từ ngày 11/3-26/4 năm 2017, đài NHK đã tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với 4800 người dân từ 18 tuổi trở lên về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. 2643 người, tương đương 55,1%, đã trả lời[1]. Trước đây, phương pháp điều tra dạng này đã được tiến hành vào năm 1974, 1992 và 2002 làm cơ sở để so sánh những thay đổi trong quan điểm của người dân về bản Hiến pháp.

Tán thành hay không việc sửa đổi Hiến pháp

Kết quả điều tra năm 2017 cho thấy 43% cho rằng cần sửa đổi Hiến Pháp, 34% cho là không cần thiết. So với điều tra năm 1974 và năm 1992, tỉ lệ cho rằng không cần sửa đổi Hiến pháp ít hơn. Theo kết quả điều tra năm 2002, tỉ lệ trả lời không cần thiết sửa đổi giảm xuống thấp nhất là 23%, trong khi tỉ lệ cho là cần sửa đổi Hiến pháp tăng quá bán lên 58%.

Hình 1: Điều tra năm 2017 về việc có cần thiết sửa đổi Hiến pháp hay không


Nguồn:「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

Hình 2: Thay đổi quan điểm về vấn đề sửa đổi Hiến pháp

Đơn vị : %

QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Nguồn:「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

Điều tra năm 2017 cho thấy số người cảm thấy cần sửa đổi Hiến pháp khá nhiều, nhưng so với điều tra năm 2002 giảm 15 điểm từ 58% xuống 43%. Phân tích về những thay đổi này, có thể đưa ra một số lý do sau.

Lần điều tra đầu tiên vào năm 1974 diễn ra sau cú sốc dầu lửa vài năm, và đây cũng là năm tăng trưởng kinh tế âm. Bản Hiến pháp khi đó tồn tại chưa đầy 30 năm, tranh luận về việc sửa đổi chưa phổ biến lan rộng. Do đó, số người mong muốn sửa đổi Hiến pháp giai đoạn này còn ít.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xung đột khu vực và mâu thuẫn dân tộc trở nên trầm trọng. Lần điều tra thứ 2 diễn ra vào năm 1992, thời điểm luật Hợp tác tổ chức gìn giữ hòa bình (PKO) được hình thành. Theo Hiến pháp hiện hành, cách thức hợp tác quốc tế và phái cử lực lượng phòng vệ ra nước ngoài gây nhiều tranh cãi.

Năm 2002 là thời điểm mà trước đó 1 năm đã xảy ra vụ khủng bố 11/9. 80% số người cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp đưa ra lý do rằng bối cảnh đang thay đổi, xuất hiện những vấn đề không thể ứng phó. Rõ ràng sự biến đổi môi trường quốc tế  có thể xem là một nguyên nhân ảnh hưởng đến ý thức về sửa đổi Hiến pháp của người dân.

Về điều tra mới nhất vào đầu năm 2017. Bên cạnh nỗi lo khủng bố vẫn đang hiện hữu, xung quanh vấn đề luật đảm bảo an ninh, những cuộc tranh luận tại quốc hội, gia tăng ý kiến cần thận trọng cũng có thể xem là lý do tác động đến suy nghĩ của người dân.

Quan điểm của giới trẻ

Trong lứa tuổi 20, 37% cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp và 38% trả lời không cần thiết. So với toàn thể, những ý kiến thận trọng trong giới trẻ nhiều hơn (19% so với 17%).

Hình 3: So sánh quan điểm ở lứa tuổi 20 và toàn thể

QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Nguồn:「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

Đánh giá điều 9 Hiến pháp

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản ghi rõ Nhật Bản không thành lập các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận[2].

Khi được hỏi về việc có cần thiết thay đổi điều 9 Hiến pháp, điều tra năm 2017 cho thấy 25% nói rằng cần sửa đổi, 57% cho là không cần thiết phải sửa đổi. So với năm 2002, số người cảm thấy cần phải sửa đổi giảm 5%, số người thấy không cần thiết tăng 5%.

Hình 4: Có cần sửa đổi điều 9 Hiến pháp

QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Nguồn:「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

Về lý do không cần sửa đổi điều 9, phần lớn cho rằng đây là phần quan trọng nhất của bản Hiến pháp hòa bình. Ngoài ra, phần lớn lý do thấy cần sửa đổi điều 9 là nên viết cụ thể trong Hiến pháp việc sở hữu sức mạnh phòng thủ.

Hiến pháp chưa gần gũi với người dân

Điều tra mức độ trao đổi với người xung quanh về bản Hiến pháp, tỉ lệ không mấy khi nói và hoàn toàn không lên đến 76%.

Hình 5: Mức độ bàn luận về Hiến pháp với người xung quanh

QUAN ĐIỂM NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Nguồn:「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

Vừa qua Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố kế hoạch sửa đổi Hiến pháp và muốn bản Hiến pháp mới có hiệu lực vào năm 2020. Ông muốn sự tồn tại của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phải được ghi cụ thể trong Hiến pháp, chấm dứt mọi tranh luận hoài nghi về tính hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ[3]. Sau khi trở lại cầm quyền lần hai vào cuối năm 2012, Thủ tướng Abe nhiều lần đề cập đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp, song đây là lần đầu tiên ông nói cụ thể về các mục và tiến trình triển khai. Theo điều 96 thuộc chương IX của Hiến pháp, việc sửa đổi Hiến pháp phải do Quốc hội đề xướng sau khi 2/3 số đại biểu của hai Viện thông qua. Sau đó dự thảo sửa đổi phải được đa số nhân dân phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc tổng tuyển cử đặc biệt[4]. Hiện nay, với sự áp đảo của đảng Tự do Dân chủ ở trong hai Viện, khả năng 2/3 số đại biểu trong quốc hội thông qua việc sửa đổi Hiến pháp khá cao. Do đó, ý kiến người dân về vấn đề sửa đổi Hiến pháp mang ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong người dân, có nhiều ý kiến về Hiến pháp và thay đổi theo tình hình thời cuộc và xã hội, nên việc sửa đổi hay không cần trao đổi ý kiến thường xuyên trong nhiều thời điểm.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Đông Bắc Á

Số liệu trong các hình lấy từ nguồn: 「国民の憲法観はどう変化?」http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/700/269753.html

[1]NHK世論調査 憲法の改正 必要43% 必要なし34%

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170503/k10010970031000.html?utm_int=word_contents_list-items_013&word_result=%E6%86%B2%E6%B3%95

[2], [4]Hiến pháp Nhật Bản 1946

[3]安倍首相 憲法改正し2020年施行目指す意向を表明https://www3.nhk.or.jp/news/html/20170503/k10010969831000.html?utm_int=detail_contents_news-related-manual_001






Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn