GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

THAM VỌNG SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE

Đăng ngày: 18-05-2017, 07:25

Liên minh cầm quyền của Nhật Bản hiện đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh luận về tương lai an ninh Nhật Bản. Chủ trương một chiến lược mới về chủ nghĩa hòa bình chủ động, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh việc giải thích lại Hiến pháp để cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Điều này sẽ hợp pháp hóa vai trò chủ động hơn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và sẽ cho phép Nhật Bản phát động các cuộc tấn công nếu các đồng minh bị tấn công.

Ông Abe và những người ủng hộ “chủ nghĩa hòa bình tích cực” tin tưởng rằng một giải thích mới về Hiến pháp là một bước đi nhạy cảm. Xét cho cùng, cách giải thích hiện tại của Điều 9 - điều khoản hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản - chỉ cho phép sử dụng vũ lực tối thiểu để bảo vệ quốc gia không bị tấn công trực tiếp. Nó không cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, hoặc thậm chí sử dụng vũ lực để bảo vệ đồng minh đang bị tấn công. Điều này có nghĩa là về mặt pháp luật Nhật Bản không có khả năng bắn rơi tên lửa nhằm vào Hoa Kỳ và không thể trợ giúp một tàu liên minh khi nó đang bị tấn công.

Điều này có thể gây ra những hậu quả thực sự đối với liên minh Mỹ-Nhật. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ đã đã thúc ép Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ động hơn trong liên minh, điều này đảm bảo an ninh của Nhật Bản nhưng không yêu cầu Nhật Bản phải chiến đấu vì Mỹ. Chính phủ Abe lo ngại rằng nếu Nhật Bản không tỏ ra sẵn sàng chiến đấu bên cạnh Mỹ, thì Mỹ có thể từ bỏ cam kết bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị tranh chấp trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc. Sự thất bại trong việc hỗ trợ đồng minh thậm chí có thể đe doạ liên minh Mỹ - Nhật, nền tảng của an ninh của Nhật Bản.

Nhưng đây là một vấn đề cực kỳ gây chia rẽ. Nhiều người lo ngại rằng việc cho phép tự vệ tập thể sẽ biến Nhật thành tay sai của Hoa Kỳ. Và quyền tự vệ tập thể trực tiếp mâu thuẫn với các nguyên tắc hòa bình được tán thành bởi đối tác liên minh là Đảng Tân Công minh, và thậm chí gây phiền toái cho nhiều thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe.

Tuy nhiên, khía cạnh nổi bật của cuộc tranh luận hiện nay về tự vệ tập thể là bối cảnh lịch sử của nó. Việc sửa đổi Điều 9 từ lâu đã là một sứ mệnh cá nhân của thủ tướng Abe. Ông và những người thuộc phe bảo thủ muốn Nhật Bản trở thành một quốc gia “bình thường” và chỉ có những hạn chế nhất định về các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận gay gắt và sự băn khoăn, lo lắng của người dân xung quanh cuộc chỉ trích về Điều 9 buộc thủ tướng phải có một cách tiếp cận linh hoạt hơn. Lúc đầu, ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp một cách triệt để. Khi ông nhận ra rằng không thể thực hiện được điều này, ông tìm ra một cách dễ dàng: thay vì sửa đổi Hiến pháp, tất cả những gì ông phải làm là diễn giải lại nó [1].

Yêu cầu sửa đổi Hiến pháp

Câu chuyện bắt đầu ngay sau khi Abe thành lập Nội các thứ hai của mình. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, ông Abe đã khiến các nhà quan sát chính trị ngạc nhiên bằng cách ủng hộ sửa đổi Điều 96 của Hiến pháp Nhật Bản. Điều 96 nói rằng việc sửa đổi Hiến pháp cần 2/3 số nghị viên của cả Thượng viện và Hạ viện trong Quốc hội tán thành, và phải được thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Ông Abe muốn nới lỏng các yêu cầu, để có thể dễ dàng giành được đa số phiếu từ cả hai viện (theo sau là một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc), đủ để ban hành sửa đổi Hiến pháp.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng việc trực tiếp sửa đổi Hiến pháp không chắc là một việc tốt nhất. Dân chúng Nhật Bản phản đối kế hoạch sửa đổi Điều 96. Trong các cuộc thăm dò dư luận của Nhật báo Sankei và Nhật báo Asahi, sự phản đối của công chúng đối với việc sửa đổi Điều 96 nhiều hơn ủng hộ (44,7% phản đối so với 42,1% ủng hộ trong một trong cuộc thăm dò dư luận của Sankei Shinbun vào cuối tháng 4 năm 2013, và 48% phản đối so với 31% ủng hộ trong một trong cuộc thăm dò dư luận của Asahi Shinbun vào tháng 6 năm 2013). Hơn nữa, Đảng Tân Công minh phản đối việc thực hiện bất kỳ sửa đổi Hiến pháp công khai nào. Cuối cùng, phản ứng của dân chúng và sự quan tâm đối với đối tác liên minh đã dẫn đến LDP bỏ qua lời hứa của chính phủ về sửa đổi Điều 96 [2].

Hướng tới việc giải thích lại Hiến pháp

Dĩ nhiên, việc quay lại chủ nghĩa phát xít chắc chắn không phải là thông điệp của ông Abe. Thay vào đó, bài học mà thủ tướng có lẽ đã học được là nếu như không thể sửa đổi hiến pháp thì ông có thể giải thích lại. Ông Abe đã sử dụng Ban cố vấn của mình, được thành lập vào nhiệm kỳ thứ nhất của ông năm 2007, để đưa ra những biện hộ về vấn đề an ninh. Báo cáo của Ban cố vấn được đệ trình lên Thủ tướng vào ngày 15 tháng 5 năm 2014 đã làm đúng những gì mà ông Abe hy vọng. Ban cố vấn tin rằng cụm từ “các tranh chấp quốc tế” nên được giải thích là “các tranh chấp liên quan trực tiếp đến Nhật Bản”. Điều này sẽ cho phép Nhật Bản có nhiều tự do hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ an ninh tập thể.

Tuy nhiên, trong khi cố gắng đặt ra những hạn chế đối với việc sử dụng vũ lực của Nhật Bản, nó cũng đề xuất sáu điều kiện phải được thỏa mãn trước khi thực hiện quyền tự vệ tập thể. Ba trong số đó là về điều kiện: (1) một đồng minh thân cận của Nhật Bản đang bị tấn công; (2) nếu bỏ qua sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Nhật Bản; Và (3) Nhật Bản nhận được yêu cầu phản công từ nước bị tấn công. Ba điều kiện khác là về thủ tục: (1) Thủ tướng phải quyết định sử dụng vũ lực; (2) Quốc hội phải chấp thuận quyết định; Và (3) Chính phủ phải được phép từ một nước thứ ba để vượt qua lãnh thổ của họ.

Có thể thấy rằng những hạn chế kỳ lạ đối với hành vi an ninh của Nhật có thể trở thành một trở ngại đối với quan hệ liên minh với Mỹ. Để đảm bảo cam kết của Mỹ về bảo vệ lợi ích của Nhật Bản ở châu Á, Nhật Bản phải sẵn sàng chia sẻ một số gánh nặng an ninh. Đây là điều mà Hoa Kỳ chắc chắn sẽ hoan nghênh. Trong bối cảnh này, giá trị chính trị về việc cho thấy sự sẵn sàng hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ có thể quan trọng hơn giá trị quân sự về việc thực sự thực hiện quyền tự vệ tập thể [3].

Tầm nhìn mới của ông Abe về Hiến pháp Nhật Bản

Thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng về việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản. Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Yomiuri Shimbun vào thứ 4 (26/4/2017), ông Abe đã nói chuyện chi tiết về tầm nhìn của mình và thời hạn sửa đổi hiến pháp. Ông cũng đã gửi một thông điệp video, trong đó ông nêu rõ quyết tâm của mình về sửa đổi Hiến pháp tại một cuộc họp của Nippon Kaigi [4]. Thông điệp video này được phát vào ngày Hiến pháp, kỷ niệm 70 năm Hiến pháp có hiệu lực [5].

Trong thông điệp bằng video này, Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nêu rõ sự tồn tại của Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong Hiến pháp.Trong Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản không có bất kỳ lời lẽ nào đề cập đến SDF. Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Bằng việc làm rõ vị thế của SDF trong Hiến pháp, sẽ không còn có lý do để tranh cãi rằng SDF có thể vi hiến” [6].

Cũng trong đoạn video trên, Thủ tướng Abe nêu rõ mong muốn năm 2020 - năm Nhật Bản đăng cai Đại hội thể thao thế giới Olympic 2020 và Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới Paralympic 2020 ở Tokyo, sẽ là năm Hiến pháp mới có hiệu lực [7].

Điều này đặc biệt đáng ghi nhận bởi vì ông Abe đã chi tiết trình bày tầm nhìn của ông đối với việc sửa đổi Hiến pháp cũng như khung thời gian mà ông đã hình dung. Chẳng hạn, ông đã đề cập rõ ràng rằng ông sẽ tìm cách sửa đổi Điều 9 mà được coi là bất khả xâm phạm, là biểu tượng cho bản sắc của Nhật Bản sau chiến tranh là một quốc gia yêu hòa bình. Mặc dù ông Abe đã nói rõ rằng ông sẽ giữ hai điều khoản hiện tại (đề cập đến việc Nhật từ bỏ chiến tranh là một phương tiện để giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và sở hữu các lực lượng vũ trang), ông tuyên bố rằng ông sẽ tìm cách thêm một điều khoản thứ ba mà sẽ rõ ràng hợp thức hóa địa vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) theo đúng với Hiến pháp. Ngoài ra, ông Abe cũng tuyên bố rằng quyền tự do giáo dục sẽ được ưu tiên [8].

Trương Phan Thanh Thủy, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1], [2], [3] Shinzo Abe’s Constitutional Ambitions

http://thediplomat.com/2014/06/shinzo-abes-constitutional-ambitions/

[4], [8] Abe’s New Vision for Japan's Constitution

http://thediplomat.com/2017/05/abes-new-vision-for-japans-constitution/

[5], [7] Abe sets 2020 as target year to enforce revised Constitution

http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201705030034.html

[6] Japan's Abe hopes for reform of pacifist charter by 2020

http://www.reuters.com/article/us-japan-government-constitution-idUSKBN17Z0BH

 

Tin tức khác

BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY
BẦU CỬ HẠ VIỆN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thủ tướng mới nhậm chức Ishiba Shigeru đã tuyên bố giải tán Hạ viện để bầu lại ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 10 năm 2024, với hy vọng tận dụ ...

ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN
ÔNG ISHIBA SHIGERU TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG THỨ 103 CỦA NHẬT BẢN

Vào chiều ngày 11/11/2024, Hạ viện Nhật Bản đã tổ chức phiên họp toàn thể để bầu chọn thủ tướng. Trong cuộc bầu chọn lần đầu, không có ứng viên nào ...

ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN
ÔNG SHIGERU ISHIBA TRỞ THÀNH TÂN THỦ TƯỚNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản đã họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Shigeru Ishiba làm tân thủ tướng của nước này. T ...

ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...
ĐẢNG LDP BẦU LÃNH ĐẠO THAY THẾ THỦ TƯỚNG KISHIDA: CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ISHIBA ĐẮC ...

Cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) đã diễn ra vào ngày 27/9/2024. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút s ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn