GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NÉT KHÁC BIỆT TRONG SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN, SO SÁNH VỚI NHẬN THỨC VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Đăng ngày: 14-06-2017, 17:25

Quốc gia đặc thù Nhật Bản dường như đã được xác lập qua hàng trăm năm trong sự cô lập an toàn và khí hậu ôn hòa của vùng quần đảo. Từ xa xưa, các cư dân tại đây đã nối tiếp nhau sinh sống và hình thành tình cảm gắn bó khăng khít với quê hương. Các cuộc trưng cầu dân ý đã cho thấy những dấu hiệu đặc biệt trong thái độ này. Những phản ứng đối với những câu hỏi liên quan đến quê hương thường gây khó khăn hơn là đối với độ tuổi, các công việc tiền nhiệm… Quê hương không đơn thuần là nơi cá nhân được sinh ra. Ví dụ, đối với người Nhật Bản hiện sống tại Tokyo, đó là nơi mà cha họ được sinh ra, nơi họ cùng với tổ tiên của mình đã sống qua hàng trăm năm. Người Nhật muốn được trôn cất tại nơi sinh ra, được hợp nhất với tổ tiên sau khi chết.

Có thể đưa ra một số dẫn chứng để chứng minh cho điều này. Đó là, cuộc tấn công bất ngờ tại Trân Châu Cảng vào mồng 7 tháng 12 năm 1941 (mồng 8 tháng 12 theo lịch Nhật Bản) đã nhấn chìm nhiều hạm đội của Mỹ. Sau này, ngoại trừ con tàu chiến Arizona, tất cả những gì được trục vớt vẫn còn vết tích yên bình của một buổi sáng chủ nhật. Hằng ngày, lá cờ trên con tàu được căng lên trên đỉnh cột lại nhô lên khỏi mặt nước. Trong khoảng 50 năm sau, những thứ còn sót lại của 1177 thuyền viên vẫn còn nằm bên trong chiếc tàu lớn bị lật úp. Hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã giết trong chiến tranh Triều Tiên đang yên nghỉ tại nghĩa trang ở Hàn Quốc. Người Mỹ không phản đối việc chôn cất những quân nhân của họ ở nước ngoài. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, tốn kém đến đâu, người Nhật vẫn muốn tìm lại những thi thể từ cuộc chiến và chôn chất họ cùng với mồ mả tổ tiên[1].

Một dẫn chứng khác: tàu hải quân hoàng gia Nhật Mutsu đã đắm tại vịnh Hiroshima sau vụ nổ bất ngờ vào năm 1943. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, nó được trục vớt với chi phí khổng lồ, sau đó được trao trả lại cho các thân nhân. Những thân nhân người Nhật Bản  sẽ không bao giờ bỏ người thân đã chết của mình trong chiến tranh lại đất nước khác. Họ muốn đem những gì còn lại về quê hương, bởi đó cũng chính là ước nguyện của những binh sĩ đã ngã xuống. Ví dụ, vào tháng 6 năm 1986, những hiện vật còn lại của 3 tù nhân người Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ Hai được phát hiện tại Pháo đài Riley, Kansas. Theo yêu cầu của gia đình họ, những di vật đã được khai quật, hỏa táng và mang trở về Nhật Bản[2].

Tình cảm mãnh liệt đối với việc được chôn cất tại mảnh đất quê hương phản ánh tư duy của cư dân nông nghiệp. Nếu người Nhật là hậu duệ của dân du cư hay dân nhập cư, thì có thể, họ sẽ không có tình cảm gắn bó sâu đậm đối với vùng đất bản địa như vậy. Niềm khao khát mãnh liệt được hòa hợp vĩnh viễn với tổ tiên, được ngủ vĩnh hằng dưới cùng một ngọn núi hay ánh mặt trời, là đặc trưng phân biệt chủ nghĩa nhóm của người Nhật Bản. Nhóm vượt khỏi thời đại, kết nối với cả những người trong quá khứ. Gia đình bao gồm những người có cùng huyết thống, và công ty là tập hợp những người thành lập và các thế hệ nhân viên tiền nhiệm cũng như những thành viên lâm thời.

Quá khứ không mất đi mãi mãi mà vẫn sống cùng hiện tại. Tổ tiên ngàn đời hay những cố tiền nhiệm của một công ty, trong dạng kami hay sorei, sẽ bảo bệ hậu duệ của mình hoặc công ty của mình từ dưới suối vàng. Nếu như các con chiên cầu nguyện sự bảo vệ thiêng liêng từ Chúa, thì người Nhật lại cầu xin sự giúp đỡ linh ứng từ các linh hồn tổ tiên.

Sorei là một trong những chìa khóa quan trọng để hiểu lối suy nghĩ của người Nhật. Mặc dù Nhật Bản không có tôn giáo chung vượt ra ngoài như ở những vùng xa mạc hay những vùng lạnh lẽo, họ thờ phụng Chúa toàn năng, song vùng khí hậu ôn hòa Nhật Bản lại sản sinh ra thuyết duy linh, tôn kính đất đai và thiên nhiên. Từ cuối thế kỷ 19, Chính phủ quân phiệt Nhật Bản đã hệ thống hóa những tín ngưỡng này thành một đạo mang tính dân tộc hóa - Đạo Shinto. Tuy nhiên, từ trước khi trở thành chính thức, thuyết duy linh nguyên thủy đã tồn tại từ rất lâu. Từ thời cổ đại, hệ thống những niềm tin này đã thấm vào tâm hồn và thể xác của người Nhật Bản.

Nhiều người Nhật Bản coi tờ bùa từ Điện thờ Ise, biểu tượng linh thiêng trong Đạo Shinto nguyên thủy, như một niềm tin ngây thơ và bỏ nó vào trong thùng rác. Nhưng mỗi gia đình lại tôn kính và giữ gìn những bài vị Phật giáo, một biểu tượng của sorei. Vào năm 1984, một ngọn núi lửa tại Miyakejima, một hòn đảo nằm trong vịnh Tokyo khoảng 200 km về phía nam thủ đô, đã phun trào. Lúc đó, rất nhiều người đã vội vàng chạy trốn khỏi dòng dung nham đang bốc cháy. Bản tin thời tiết đã đưa hàng loạt những trích dẫn rằng: “Tất cả những thứ mà tôi cứu là bài vị tổ tiên và sổ tiết kiệm”. Đó là thái độ điển hình của người Nhật Bản.

Các cuộc điều tra về niềm tin tôn giáo chỉ ra rằng nhiều người công giáo Nhật Bản thậm trí còn kỷ niệm lễ hội Bon vào tháng tám hàng năm. Nhiều dữ liệu chỉ ra rằng niềm tin với Sorei còn mạnh hơn tôn giáo chính thức. Một công ty đồ uống Mỹ đã lợi dụng tình cảm này trong một mùa lễ hội Bon. Xuất bản của Tập san Bạn đọc bằng tiếng Nhật đã đưa một quảng cáo kì lạ với hương vị tồi tệ nhất có thể hình dung được: “ Pepsi Cola ngon đến mức họ hàng đã chết cũng sẽ đội mồ dậy mà thưởng thức”[3].

Nhưng đối với người Hàn Quốc, họ lại có nhận thức rõ hơn về dòng dõi gia đình và duy trì mối ràng buộc gia đình mạnh mẽ hơn người Nhật Bản, ngay cả khi họ là những người theo chủ nghĩa cá nhân. Người Hàn Quốc thường nói “ Một chấp một, chúng ta có thể hạ gục người Nhật Bản. Nhưng nếu một đội với ba người từ nhiều nước chống lại nhiều nước khác thì Nhật Bản sẽ luôn thắng”. Mặc dù đây chỉ là một lời nói giễu cợt, song người Hàn Quốc thường rất giỏi khi làm việc cá nhân và người Nhật thường vượt trội hơn khi làm việc nhóm. Trải qua nhiều thế kỷ, Hàn Quốc là quốc gia tin tưởng vào Khổng giáo, thậm trí còn nghiêm túc hơn Trung Quốc, nơi khởi thủy của học thuyết này. Trong vài năm trở lại đây, những những Công giáo ở Hàn Quốc đã lên đến 25% dân số. Thiên Chúa giáo đã mở rộng lãnh địa tại vùng đất màu mỡ của chủ nghĩa cá nhân này. Từ gia đình trong tiếng Hàn Quốc (munjung) là từ ghép được tạo thành từ các ký tự “cổng” và “ở giữa”, và người đứng đầu là người đàn ông có năng lực và thanh thế nhất. Song, từ“gia đình”(家族 )trong tiếng Nhật lại được cấu thành từ từ “nhà” (ie) và từ “gia” , hay từ “mối quan hệ”, người con trai cả hiển nhiên cũng là người đại diện cho gia đình. Vị trí đứng đầu trong cộng đồng sản xuất nông nghiệp thường là cha truyền con nối. Nhưng, đối với những dân tộc du cư ở vùng Bắc Á thì yếu tố đó là tiêu chuẩn để trở thành người đứng đầu. Ở đây, trưởng thôn chỉ có tác động rất nhỏ đến vận mệnh của cộng đồng; nhưng đối với những bộ lạc du cư, sự lãnh đạo kém cỏi của người đứng đầu bộ lạc có thể dẫn đến hủy diệt và uy tín của họ là vấn đề sống còn.

Người Nhật Bản và người Hàn Quốc có thể chia sẻ một cội nguồn chung, nhưng sau cùng vẫn nhận diện được dấu vết của văn hóa từ những người sống trên lưng ngựa hay người chăn thả gia súc của vùng Đông Bắc Á. Tuy nhiên với góc độ của những cư dân nông nghiệp từ phía nam, dường như ở người Nhật Bản có sự pha trộn nguồn gốc của cả vùng phía bắc và cả phía nam.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1], [2], [3] Xem thêm “Culture and management in Japan”, Shuji Hayashi (1991), University of Tokyo Press

 

Tài liệu tham khảo

1. Shuji Hayashi (1991), Culture and management in Japan, University of Tokyo Press, 194tr.

2. Trần Mạnh Cát (2004), Gia đình Nhật Bản, Khoa học Xã hội, 367tr.

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn